Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây
Tóm tắt nội dung:
- Giới thiệu kho tư liệu tiếng phương Tây (tiếng
Pháp, tiếng Anh) phong phú về Thăng Long – Hà Nội về mọi mặt đời sống (chính
trị, kinh tế, xã hội, văn hoá) từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX.
-
Các tư liệu tiếng phương Tây về Thăng Long - Hà Nội rất
phong phú và đa dạng, có một số các công trình đã được dịch. Tuy nhiên, còn
thiếu tính chất tổng hợp và đánh giá khảo chứng. Trong công trình này có phần
trình bày ngắn gọn về sự tổng hợp đánh giá đó.
- Đối tượng phục vụ là các sinh viên, học viên cao
học, nghiên cứu sinh, các giáo viên, giảng viên và nhà nghiên cứu cùng đông đảo
các bạn đọc gần xa quan tâm và yêu thích đến lịch sử Thăng Long - Hà Nội.
Bình luận
* TS.
Hoàng Anh Tuấn (Bình
luận đề cương)
Trong
nhiều năm qua, các nguồn tư liệu phương Tây viết về Hà Nội ngày càng trở nên
quen thuộc với các nhà nghiên cứu trong nước, góp phần quan trọng trong việc
nâng cao nhận thức của chúng ta về lịch sử của thủ đô giai đoạn từ cuối thời kỳ
trung đại đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, có một thực tế là, việc
sử dụng nguồn tư liệu quan trọng này vẫn chủ yếu giới hạn ở một bộ phận nhỏ các
nhà nghiên cứu; các nội dung được khai thác cũng thường phiến diện, hướng về
những chủ đề mà người nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Bức tranh toàn cảnh về
Thăng Long - Hà Nội qua phác họa của người phương Tây vì thế chưa được thể hiện
một cách hoàn chỉnh và rõ nét. Đề tài “Thăng Long - Hà Nội, tuyển tập tư
liệu văn hiến: Tư liệu phương Tây” của PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ vì thế có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Trước hết, nó góp phần hệ thống hóa những công
trình tiêu biểu của người phương Tây viết về mọi mặt đời sống (từ chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng...) của Thăng Long - Hà Nội qua
các giai đoạn khác nhau, góp phần nâng cao nhận thức của chúng ta về bề dày
lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Ngoài ra, trong chương trình hướng tới đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội,
tuyển tập tư liệu phương Tây về Hà Nội sẽ góp phần thiết thực vào việc biên
soạn và xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn
năm văn hiến”.
Trên
cơ sở đánh giá đúng hiện trạng nghiên cứu và khai thác khối tư liệu phương Tây
viết về Thăng Long - Hà Nội giai đoạn từ thế kỷ XVII đến trước năm 1945, giáo
sư Nguyễn Thừa Hỷ và các cộng sự đã đề
ra được những cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu hợp lý. Bởi tư liệu
phương Tây về Thăng Long - Hà Nội rất đa dạng, nên việc các tác giả ưu tiên
chọn và dịch các mảng về “chính sách của các chính quyền Thăng Long - Hà Nội
thời phong kiến, thuộc địa, quy hoạch và diện mạo đô thị cùng sự thay đổi đời
sống mọi mặt của dân chúng” là hết sức hợp lý. Không chỉ soi sáng lịch sử, việc
chú trọng khai thác các khía cạnh này còn góp phần cung cấp dữ liệu lịch sử cho
việc tham vấn và hoạch định chính sách xây dựng và cải cách tổ chức hành chính,
quy hoạch đô thị, sắp xếp dân cư... của thủ đô Hà Nội hiện nay.
Trên
cơ sở định hướng đó, chủ nhiệm đề tài đã thu thập được một danh sách 35 công
trình tiêu biểu của người phương Tây về Thăng Long - Hà Nội để dịch và tuyển
dịch. Tôi cho rằng 35 công trình được tuyển chọn là những công trình phương Tây
tiêu biểu nhất về Thăng Long - Hà Nội được viết trong khoảng gần 4 thế kỷ. Để
xử lý được các công trình tiêu biểu này, chủ nhiệm đề tài và các cộng sự hoàn
toàn hợp lý trong việc đề ra phương hướng nghiên cứu sau đây: “Có những công
trình cho dịch toàn văn hoặc phần lớn. Có những tư liệu tuyển dịch từng phần,
trích dịch từng đoạn. Có thể lược dịch hoặc lược bỏ đi một số câu chữ không phù
hợp hoặc không cần thiết.” Phương pháp này không chỉ giúp cho nội dung đề tài
tập trung sâu vào Thăng Long - Hà Nội, mà còn góp phần đảm bảo tiến độ công
việc, nhất là trong bối cảnh thời gian tiến tới đại lễ nghìn năm không còn
nhiều.
Kế
hoạch thực hiện các công đoạn cụ thể (từ tuyển chọn tư liệu, đánh giá sơ bộ đến
tổ chức dịch thuật, hiệu đính, viết lời giới thiệu...) được đề ra một cách khoa
học và hợp lý, không chỉ đảm bảo tính trường quy của công việc mà còn thể hiện
sự linh hoạt trong tổ chức công việc. Dự trù tiến độ công việc trong khoảng 6
tháng là khá ngắn cho một khối công việc đồ sộ như trên. Tuy nhiên nó đồng thời
cho thấy quyết tâm cũng như sự tập trung cao độ của các thành viên trong đề
tài, nhất là khi chúng ta lưu ý về kết quả công việc được dự kiến (tổng cộng
800 trang bản thảo khổ 16 x 24 cm).
Một
cách khái quát: “Thăng Long - Hà Nội, tuyển tập tư liệu văn hiến: Tư liệu
phương Tây” của PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ và các cộng sự là một đề tài hay, có
ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao cũng như khả năng hoàn thành đúng hạn rất lớn
nhờ sự tham gia của một đội ngũ các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Tôi tin tưởng
rằng, sau khi được hoàn thành và xuất bản, đề tài sẽ là một phần quan trọng
trong tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, góp phần quan trọng vào việc tìm
hiểu lịch sử và văn hóa của vùng đất thủ đô ngàn năm văn vật.
Nhà xuất bản Hà Nội