Tóm tắt nội dung:
-
Thư mục Thăng Long -
Hà Nội - Công trình nghiên cứu là
cuốn sách đầu tiên tập hợp rộng rãi và tương đối đầy đủ các công trình nghiên
cứu về Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Thư
mục các công trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội
được tập hợp từ các công trình nghiên cứu đã được công bố dưới dạng sách, kỷ
yếu hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành và các luận án Tiến sĩ đã bảo
vệ gồm cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Đối với mỗi công trình nghiên cứu, cuốn sách giúp người
tra cứu có được các thông tin cụ thể:
- Đối với công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng
tạp chí: tên tác giả, tên tác phẩm, tên tạp chí, số tạp chí, năm xuất bản tạp
chí và số trang bài được đăng.
- Đối với công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng
sách, kỷ yếu hội thảo khoa học: tên tác giả, tên sách, tên nhà xuất bản, nơi
xuất bản, năm xuất bản và tổng số trang sách.
- Cuốn sách cung cấp cho người đọc, đặc biệt là các nhà
nghiên cứu Hà Nội những thông tin chỉ dẫn cần thiết và chính xác về các công
trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội trên tất cả các phương diện: địa lý, hành
chính, lịch sử, kinh tế, y tế, thể dục thể thao, khoa học giáo dục, văn học -
ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo - tín ngưỡng, nhân vật và di tích lịch
sử văn hóa và cách mạng.
- Cuốn sách được chia làm hai phần:
+ Phần thứ nhất: Danh mục các công trình nghiên cứu
được xếp theo aphabet
+ Phần thứ hai: bảng tra cứu (Index) được phân loại
theo mục lục vấn đề và theo địa danh hành chính.
Bình luận sách
* PGS.TS Phan Phương Thảo (Bình luận đề cương)
1. Đề cương thuyết minh
được xây dựng công phu với đầy đủ các mục theo yêu cầu:
- Nêu rõ được các mục đích, ý nghĩa và đối tượng phục vụ,
rất cụ thể và thiết thực
- Nêu rõ được cách tiếp cận phù hợp với đối tượng nghiên
cứu trên cơ sở kế thừa có bổ sung, cập nhật những bộ tổng mục lục đã xuất bản
theo từng vấn đề hoặc của từng tạp chí
- Thuyết minh đã nêu rõ được cách tiếp cận, xác định cụ thể
các nguồn tài liệu cần khai thác
- Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu -
trong trường hợp này;
- Tôi đặc biệt đánh giá cao mục 12.2, phần 2 là nội dung
phân loại bảng tra cứu đã thể hiện thái độ làm việc vừa nghiêm túc, công phu
vừa thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của nhóm tác giả về nội dung các tác phẩm về
Thăng Long - Hà Nội.
Việc
chia cuốn sách làm hai phần là hoàn toàn hợp lý. Nếu như trong phần đầu người
đọc có thể tìm nhanh các công trình nghiên cứu theo tên tác giả hoặc theo tác
phẩm thì ở phần thứ hai, với một yêu cầu cao hơn, người sử dụng có thể tìm kiếm
các tên các sách, tạp chí … theo nội dung vấn đề mà mình quan tâm. Tôi biết
rằng nói thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng để làm được phần tra cứu này nhóm tác
giả đã tốn rất nhiều công sức!
2. Một số trao đổi với
nhóm biên soạn:
Như
đã viết ở phần trên, trong đề cương Thư mục này, tôi đặc biệt quan tâm tới phần
Index bởi lẽ đây là 1 cuốn thư mục, là loại sách tra cứu, phần này chính là
công sức nhiều nhất của nhóm biên soạn. Mặc dù các mục tra cứu rất chi tiết, công
phu theo từng chủ đề song tôi hơi băn khoăn vì có một số mục dường như trùng
lặp, chưa hợp lý:
-
Tiểu mục 1.10 là Môi trường (tr.5)
đến mục 5. lại là Y tế, Thể dục thể thao,
Môi trường (tr. 7)
- Hay trong 4.4.là Thương
nghiệp và Dịch vụ đã có tiểu mục Y tế
(4.4.5) thì ngay ở mục 5. lại nhắc lại Y
tế, thể dục thể thao và Môi trường
-
Nên chăng các mục 8. Văn hóa, 9. Nghệ
thuật và 10. Tôn giáo-tín ngưỡng nên tổ hợp
và chia lại cho thích hợp hơn
-
Mục 11. Nhân vật tôi nghĩ chỉ cần sắp
xếp theo a,b,c tên nhân vật và có các từ khóa để tra cứu theo lĩnh vực mà họ
nổi tiếng thì sẽ dễ dàng hơn cho cả người biên soạn và người tra cứu…
3. Kết luận: Đây
là một bản thuyết minh công phu, nghiêm túc, có chất lượng. Sau khi hoàn thiện
một số chỉnh sửa nhỏ có thể đưa ra triển khai ngay.
Kính
đề nghị chủ Dự án phê duyệt và đưa vào kế hoạch thực hiện càng sớm càng tốt.
Nhà xuất bản Hà Nội