Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Lịch sử báo chí Hà Nội
Chủ nhật, 14/08/2011 11:54
Tác giả: GS.TS. Đỗ Quang Hưng. Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Lịch sử.

Tóm tắt nội dung:

- Báo chí nói chung luôn là tấm gương phản ánh, là hơi thở của xã hội và thời đại. Với ý nghĩa đó thì báo chí Hà Nội quả thực là một nguồn tài liệu lịch sử vô cùng phong phú, phản ánh tiến trình lịch sử của Thủ đô, của lịch sử cách mạng nước ta, của bản thân lịch sử Hà Nội, nhưng thảy đều luôn có ý nghĩa quốc gia vì vị thế của Thành phố. Qua cuốn lịch sử này, bạn đọc cũng có thể ghi nhận những sự kiện lịch sử chủ yếu của thành phố qua các giai đoạn, vị thế của Hà Nội với vận mệnh của đất nước, của dân tộc cũng như cuộc đấu tranh phong phú đa dạng của người dân Thủ đô qua các giai đoạn cách mạng từ xưa đến nay.

- Cuốn “Lịch sử báo chí Hà Nội”, một mặt có nhiệm vụ dựng lại một cách tương đối chi tiết, nhưng nhất thiết có tính hệ thống cao theo bút pháp của lịch sử báo chí, để phục hiện quá trình phát sinh phát triển của báo chí ở Hà Nội từ khởi thủy đến nay, nêu bật tầm vóc, vị thế của báo chí Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử.

- Công trình này cũng có hy vọng phải nêu bật được sự phát triển của nghề làm báo ở thành phố này với những đặc điểm, những cống hiến độc đáo của nó qua các dòng báo chí, các tờ báo tiêu biểu và đặc biệt, các cây bút tiêu biểu...

Tất cả nhằm hướng đến việc có được một tác phẩm nghiêm túc, chuẩn mực về học thuật (lịch sử báo chí), đồng thời phải có khả năng cuốn hút người đọc nhất là bạn đọc của chính giới báo chí, để tập sách có thể góp phần nhỏ của mình trong sứ mạng đổi mới toàn diện của giới báo chí hiện nay.

Bình luận

* Ông Hà Phương Thiện (Bình luận đề cương)

1. Đây là công trình có ý nghĩa không chỉ với riêng Hà Nội mà còn có giá trị cao khi nghiên cứu sự phát triển của báo chí cả nước. Đã có nhiều báo, tạp chí đề cập vấn đề này song chưa có cơ quan, tổ chức nào nghiên cứu một cách thấu đáo từ nội dung, hình thức đến hiệu quả tác động. Tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, càng trở nên cấp thiết hơn bởi cần phải có một công trình nghiên cứu nhằm khái quát quá trình hình thành, phát triển của báo chí với tư cách là “thư ký của thời đại” ở một địa bàn quan trọng nhất cả nước trên các phương diện: thời gian, số lượng, phạm vi ảnh hưởng, tác động xã hội…

Nghiên cứu này không chỉ khái quát lịch sử của một ngành mà còn gợi mở khả năng giải quyết một số vấn đề về lý luận, thực tiễn chỉ đạo báo chí Thủ đô phát triển trong điều kiện mới, thúc đẩy sự hình thành quan điểm, nhận thức đúng đắn trong công chúng rộng rãi về báo chí nước nhà, là bước phát triển của quá trình xã hội hóa báo chí, góp phần đẩy mạnh phản biện xã hội và báo chí công dân. Kết quả nghiên cứu còn cung cấp tri thức cơ bản về lý thuyết truyền thông hiện đại như: lý thuyết tiếp nhận, tín hiệu học, xã hội thông tin, văn hóa truyền thông…

2. Nội dung cuốn sách:

Đề tài dự định triển khai trong 8 chương:

I. Điều kiện xuất hiện báo chí ở Hà Nội

II. Báo chí Hà Nội từ khởi thuỷ đến Cách mạng tháng 8 năm 1945

III. Báo chí Hà Nội từ sau cách mạng tháng 8 đến trước ngày toàn quốc kháng chiến 12/1946

IV. Báo chí Hà Nội trong thời kỳ tạm chiếm 1947 - 10/1954

V. Báo chí Hà Nội trong “đêm trước của sự đổi mới 1976 -1990”

VII. Báo chí Hà Nội trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới 1990 -2000

VIII. Đẩy mạnh sự nghệp đổi mới báo chí ở Hà Nội, thực trạng và những vấn đề đặt ra từ 2001 đến nay.

Theo tôi, chia các chương như đề cương hơi nhỏ, có thể đưa chương III, IV vào chương II, đưa chương VI vào chương VII.

MỘT SỐ CHI TIẾT CẦN TRAO ĐỎI THÊM

Mục I.1: Tác giả có viết: “kể từ khi xuất hiện tờ báo chứ Hán (1886), chữ Quốc ngữ (1905, 1907), mặc dù còng chậm hơn Sài Gòn hơn 30 năm, nhưng do vị thế chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…”

Tôi thấy nội dung mục naà chưa rõ, nên tra cứu lại, vì từ năm 1885 từ Gia Định báo do Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký làm chủ bút đã là tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên. Có một tài liệu còn khẳng định: “Ở miền Bắc phải tới năm 1892 mới có một tờ báo viết bằng chữ Hán do một người Pháp tên là Henri Schneider, chủ nhà in xuất bản; dó là tờ Đại Nam đồng văn nhật báo”. “Tờ báo Việt ngữ đầu tiên ở miền Bắc ra đời năm 1905 và có tên là Đại Việt tân báo do người Pháp tên là E. Babut làm chủ nhiệm”; “Năm 1907, tờ Đại Nam đồng văn nhật báo có thêm phần tiếng quốc ngữ và thêm tên bằng quốc ngữ là Đại Nam đăng cổ tùng báo”.

Mục II.7:

Theo tôi nên xem xét thêm: Tại sao Hà Nội không có những tờ báo có lượng phát hành lớn như Thành phố Hồ Chí Minh?

Hà Nội là trung tâm văn hóa - chính trị của cả nước, nơi tập trung rất nhiều tờ báo Trung ương, các ngành và đoàn thể chính trị xã hội. Đặc điểm này ít nhiều ảnh hưởng đến sự ra đời và phát triển của báo chí Hà Nội, vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tôi nghĩ không thể không xem xét đặc điểm này để so sánh với báo chí Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trong cả nước, từ đó rút ra kết luận: Nguyên nhân khách quan hay chủ quan thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của báo chí Thủ đô?

Chương II.1.2

Theo tôi (ý kiến cá nhân) nên chia thành 5 nhóm tác giả tiêu biểu:

1. Nhóm khai phá nền báo chí Hà Nội

2. Nhóm nhà báo chuyên nghiệp

3. Nhóm nhà báo cách mạng

4. Nhóm nhà báo có công canh tân báo chí

5. Nhóm nhà văn làm báo

Hoặc:

1.     Những nhà báo tiên phong từ khởi thủy đến năm 1920

2.     Các nhà báo giai đoạn từ 1920 đến 1954

3. Các nhà báo trong thời kỳ xây dựng XHCN và đấu tranh thống nhất đất nước 1954 - 1975.

4. Các nhà báo thời kỳ tiền đổi mới 1975 - 1986.

5. Các nhà báo trong thời kỳ đổi mới đến nay.

Mục II.8.

Nên khái quát và đánh giá sự phát triển của các thể loại và ngôn ngữ báo chí.

Mục V.1.

“Báo cáo chính thức có độ dài tương đương 300 trang in (khổ bình thường)”. Đề nghị thể hiện cụ thể: khổ A4 hay khổ 13x19cm…

3. Kết luận

Tác giả chủ biên là giáo sư đầu ngành về báo chí, nên khi xây dựng đề cương nghiên cứu đã tiên lượng khó khăn và thuận lợi khi thực hiện đề tài, cá nhân tôi hoàn toàn nhất trí với đề cương nên chỉ đưa vài ý kiến để tác giả tham khảo.

Tuy nhiên, do phạm vi khảo sát quá rộng, thời gian hoàn thành quá gấp, cuối tháng 11 hoàn thành sơ khảo liệu có khả thi?

 

         Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá