Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Minh thực lục: Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam thế kỷ XIV - XVII
Thứ hai, 15/08/2011 12:00
Tác giả: Hồ Bạch Thảo (Dịch giả) cùng nhóm biên soạn hiệu đính và chú giải bổ sung. Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển dịch. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.

Tóm tắt nội dung:

Thực Lục là một thể tài sử thư, chuyên ghi chép những sự kiện lớn nhỏ trong suốt thời gian trị vì của một hoàng đế, đồng thời cũng ghi chép tiểu truyện của các văn thần võ tướng trong triều vua ấy.

Minh Thực Lục, gồm 13 Thực Lục (3.053 quyển), khoảng bốn mươi ngàn trang, là bộ sử chép việc xẩy ra trong gần 300 năm lịch sử triều Minh (1368-1644). Minh Thực Lục là bộ sử lưu hành hạn chế trong triều đình, nên đương thời người dân chưa từng được xem. Minh Thực lục -  về thể loại - được giới sử học Trung Quốc hiện đại định tính là “biên niên thể sử liệu trường biên”

Việt Nam là nước láng giềng được chép nhiều nhất trong Minh Thực Lục, cuốn sách này gồm 1.329 văn bản (là toàn bộ các văn bản) liên quan đến Đại Việt và Champa; trong khi các nước khác như Singapore, Mã Lai chỉ được đề cập trong vài chục văn bản.

Do vậy, cuốn sách dịch Việt các tư liệu sử liên quan tới Việt Nam (Đại Việt và Champa) trong “Minh Thực lục” là một tư liệu tối thiểu và quý báu cho giới sử học và những người yêu sử; cung cấp cho giới nghiên cứu và bạn đọc toàn cảnh quan hệ giữa nhà Minh với Đại Việt và Champa thể hiện trong Minh Thực lục thông qua bản dịch của 1.329 văn bản gốc mà dịch giả đã rà soát thu thập và dịch từ nguyên bản.

Bình luận sách

* PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (Bình luận đề cương)

Minh thực lục là một bộ sử biên niên ghi chép các sự việc xảy ra trong khoảng thời gian gần 300 năm dưới triều Minh (1368-1644) của Trung Quốc. Trước đây Minh thực lục, vốn là bộ sử lưu hành khá hạn chế trong phạm vi triều đình, nên việc tiếp xúc với nó rất khó khăn. Để nghiên cứu về triều Minh, các sử gia thường dựa vào bộ Minh sử (trong Nhị thập lục sử) là chủ yếu. Nhưng so với  Minh thực lục, bộ Minh sử do biên soạn theo thể tài Kỷ truyện, nên đã lược bỏ nhiều sự kiện, nhiều tư liệu lịch sử quý báu về triều Minh, mà Minh thực lục ghi chép được.

          Năm 1940, Nam Kinh, Giang Tô Quốc học đồ thư quán đã in chụp Minh thực lục, gồm 2929 quyển (500 cuốn), (Trong đó có 3 cuốn phụ thêm là Sùng Trinh thực lục). Khi biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam - Tập III (thế kỷ XV - XVI), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - H - 2007, chúng tôi, các tác giả Viện Sử học (Tạ Ngọc Liễn - Nguyễn Thị Phương Chi - Nguyễn Đức Nhuệ - Nguyễn Minh Tường - Vũ Duy Mền) đã tham khảo bộ Minh thực lục này. Sau một thời gian hiệu khám lại, vào năm 1962, Đài Loan cho in lại bản ấn mới. Dịch giả Hồ Bạch Thảo sử dụng bản in của Đài Loan năm 1962 để chuyển ngữ sang tiếng Việt. Bản Minh thực lục - Đài Loan 1962 này là một bản in sử dụng chữ phồn thể, chất lượng cao, rất ít sai sót.

          Điều cần ghi nhận đầu tiên là những tư liệu lịch sử trong Minh thực lục, rất quý đối với các nhà sử học, khi nghiên cứu về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian từ năm 1368 đến năm 1644. Nhiều sự kiện, nhiều nhân vật được Minh thực lục ghi chép khá cụ thể, thì các bộ sử cũ của Việt Nam như: Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục... lại không chép, hoặc chép quá sơ lược.

          Thí dụ: Sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Mậu Thân (1368), mùa hạ, tháng 4 chỉ chép: "Minh Thái tổ lên ngôi ở Kim Lăng, đặt niên hiệu là Hồng Vũ, sai Dịch Tế Dân sang thăm ta". Cũng Đại Việt sử ký toàn thư, năm sau, Kỷ Dậu (1369), chép: "Mùa hạ, tháng 5, ngày 25, Vua (tức Trần Dụ Tông) băng ở chính tẩm".

          "Mùa đông, tháng 11, nhà Minh sai Ngưu Lượng, Trương Dĩ Ninh sang tặng ấn vàng và sắc rồng, gặp lúc Dụ Tông từ trần, Lượng làm bài thơ viếng...".

          Trong khi đó, Minh thực lục cũng chép các sự kiện nói trên, còn cho biết: Đoàn sứ bộ mà "Quốc vương An Nam Trần Nhật Khuê (tức Trần Dụ Tông) sai [sang Trung Quốc] có: Thiếu Trung Đại phu Đồng Thì Mẫn, Chánh Đại phu Đoàn Đễ (Dịch giả Hồ Bạch Thảo dịch là Giả Để - tôi sẽ trao đổi kỹ ở dưới), Lê An Thế đến triều cống sản vật địa phương và xin cầu phong (Dịch giả Hồ Bạch Thảo dịch là xin phong tước - nguyên văn là "Thỉnh phong"). Sai Hàn Lâm Thị độc Học sĩ Trương Dĩ Ninh, Điển bạ Ngưu Lượng đi sứ nước này, phong Nhật Khuê làm An Nam Quốc vương và ban ấn bạc mạ vàng hình lạc đà, kèm chiếu thư...".

          Tóm lại, bộ sách Minh thực lục là một bộ sách quý, chứa đựng nhiều tư liệu giúp cho độc giả tìm hiểu về lịch sử Việt Nam nói chung và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói riêng, từ năm 1368 đến năm 1644. Bản chuyển ngữ sang tiếng Việt của Dịch giả Hồ Bạch Thảo nếu được công bố toàn bộ phần lịch sử liên quan tới Đại Việt và Chiêm Thành là điều rất đáng trân trọng và cần thiết.

          Tôi đã đọc khá kỹ 12 đoạn dịch sang tiếng Việt của Dịch giả Hồ Bạch Thảo, có đối chiếu với nguyên bản chữ Hán trong Minh thực lục, nhận thấy đây là bản dịch tốt, nội dung cơ bản đúng với nguyên tác.

          Tuy vậy, trong số 12 đoạn dịch ấy, cũng có một vài điều, tôi thấy cần trao đổi thêm với Dịch giả Hồ Bạch Thảo:

          - Trang 12 - 13: Ngày 26 tháng 12 năm Hồng Vũ thứ nhất (3-2-1369). Nguyên văn câu chữ Hán: "Trẫm triệu cơ Giang Tả, tảo quần hùng, định Hoa Hạ, thần dân suy đái dĩ chủ Trung quốc, hiệu viết: Đại Minh, cải nguyên Hồng Vũ...". Dịch giả dịch là: "Trẫm khởi đầu dựng cơ nghiệp từ phía tả sông Dương Tử, quét sạch quần hùng, định yên Hoa Hạ, được thần suy tôn làm chủ Trung Nguyên, quốc hiệu Đại Minh, niên hiệu Hồng Vũ".

          Đoạn dịch trên có 3 điều cần sửa lại:

          a. Giang Tả: theo sách Từ nguyên, thì: "Giang Tả: vị Trường Giang dĩ Đông chi địa. Tức kim Giang Tô đẳng..." (nghĩa là: Giang Tả là gọi vùng phía Đông của sông Trường Giang, tức nay là vùng Giang Tô). Ở dưới Từ Nguyên lại giải thích như sau: "Tự Giang Bắc thị chi: Giang Đông tại tả, Giang Tây tại hữu" (nghĩa là:Từ Giang Bắc mà nhìn: thì Giang Đông ở bên Tả, Giang Tây ở bên Hữu). Theo Minh sử, nguyên quán của Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) ở tại huyện Bái, thuộc Giang Tô... Như vậy, nên dịch là: "Trẫm khởi đầu dựng cơ nghiệp ở đất Giang Tả (ngày nay là Giang Tô)...".

          b. Câu dịch: Được thần suy tôn. Nguyên văn là:"... Định Hoa Hạ, thần dân suy đái", nên dịch là: "Định yên Hoa Hạ, được thần dân suy tôn...".

          c. Nguyên văn là: "Thần dân suy đái dĩ chủ Trung Quốc", Dịch giả dịch là: "Được thần suy tôn làm chủ Trung Nguyên...". Ở đây cần phân biệt: Trung NguyênTrung Quốc. Tác giả Minh thực lục, ghi là Trung Quốc là có chủ ý, bởi Trung Nguyên để chỉ vùng đất giữa của hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang. Còn Trung Quốc để chỉ hầu hết đất nước Trung Quốc ngày nay, thực tế vào thời bấy giờ Minh Thái tổ đã làm chủ cả vùng phía Bắc Hoàng Hà và phía Nam Trường Giang rồi (xem thêm các mục từ Trung NguyênTrung Quốc trong Từ Nguyên).

          - Trang 23 - 24 - 25: Bản dịch, dịch là: "Quốc vương An Nam Trần Nhật Khuê (vua Trần Dụ Tông) sai Thiếu Trung Đại Phu Đồng Thời Mẫn, bọn Đại phu Giả Để, Lê An Thế đến triều cống sản vật địa phương và xin phong tước...".

          Đoạn này có mấy chỗ cần sửa:

          a. Đồng Thời Mẫn (? ?) cần dịch là Đồng Thì Mẫn. Chữ ? Thì, trước đây vị kỵ húy tên vua Tự Đức: Nguyễ Phúc Thì, nên phả đ?c chệh là Thờ, còn chính âm là Thì:

b. Đại phu Giả Để, chữ này trong nguyên văn ghi Đoàn Đễ ? (bản in, in nhầm là ? - Giả Đễ). Trước hết: chữ ? - Giả, đó là chữ mượn dùng làm chữ - Giả này. Theo Từ Nguyên chữ   - Giả có 9 nghĩa: 1. Tá: mượn; 2. Chân chi phản: ngược lại với thật; 3. Đại: lớn; v.v... không có nghĩa nào là Tính: ? (họ người).

          Còn họ Giả, phải viết là , thí dụ x - Giả Nghị. Vả lại, trong các nhân danh được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, không có vị nào họ Giả (kể cả 2 chữ: - Giả và  - Giả). Như vậy có thể thấy vị Đại phu đi theo Đồng Thì Mẫn là ? - Đoàn Đễ, chứ không phải là Giả Để.

          - Trang 32 - 33 -34, Dịch giả dịch là: "Sai Trung Thư tỉnh Quản Câu Cam Hoàn...". Chữ ? - tỉnh, khi ghép với tên quan thự như Trung thư, Môn hạ, Thượng thư, Bí thư, v.v... đều phải đọc là Sảnh như: Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, Thượng thư sảnh, Bí thư sảnh...

          Điều này, Dịch giả có thể tham khảo bản dịch bộ Đại Việt sử ký toàn thư về chức Trung thư sảnh, Trung thư lệnh (Tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội - 1971 - Cao Huy Giu dịch - Đào Duy Anh hiệu Đính, tr. 39. Hoặc cũng sách này, bản dịch của Hoàng Văn Lâu, Hà Văn Tấn hiệu đính - Tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H. 1998, tr. 36).

          - Trang 41, Dịch giả dịch là:"... Lại cấp 25 lượng bạch kim để biện lễ vật cúng tế. Sứ giả được cấp 10 lượng bạch kim, cùng y phục rồi sai đi...". Dịch giả nên chú ý chữ               (bạch kim) trong nguyên bản Minh thực lục là để chỉ bạc. Sách Từ nguyên giải thích như sau:

          ð:        1. (? Å) ð ^ ?

                             2.

          Phiên âm:    Bạch kim:  1. Ngân dã (Nhĩ Nhã): Bạch kim vị chi ngân

                                              2. Tức bạch

          Dịch nghĩa: Bạch kim: 1. Bạc vậy. Sách Nhĩ Nhã viết: Bạch kim để chỉ Bạc.

                                               2. Tức chỉ chất bạch (Platine)

          Như vậy, ở đây, cần dịch là: "Lại cấp 25 lượng bạc... Sứ giả được cấp 10 lượng bạc...".

          Còn "Bạch kim", ngày nay để chỉ một nguyên chất hóa học, có tên là: "Platine", không phải là bạc, và xưa kia cũng không dùng làm vật trao đổi thay tiền bạc được. Căn cứ vào văn cảnh của đoạn văn trên trong Minh thực lục, thì Bạch kim, rõ ràng là để chỉ bạc.

          Mặc dù, có một số thiếu sót vừa nêu trên, nhưng tôi vẫn khẳng định 12 đoạn trích trong Minh thực lục được Dịch giả Hồ Bạch Thảo chuyển ngữ sang tiếng Việt là bản dịch tốt. Điều đó chứng tỏ, Dịch giả Hồ Bạch Thảo có kiến thức khá vững về chữ Hán.

          Nhưng trước khi cho xuất bản, phục vụ rộng rãi bạn đọc, tôi đề nghị:

          1. Nên lập một Hội đồng thẩm định chất lượng toàn bộ bản dịch phần lịch sử Trung Quốc quan hệ với Đại Việt và Chiêm Thành do Dịch giả Hồ Bạch Thảo thực hiện. Hội đồng này bao gồm: Các nhà sử học (thông thạo Hán học), các nhà Hán học thuộc các viện như: Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm... để thẩm định và đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan, phần Dịch nghĩa và cả phần Chú giải, để tránh những sai sót không nên có (như trên tôi đã chỉ ra để trao đổi với Dịch giả).

          2. Ngoài phần Dịch nghĩa, phần hiệu đính, chú thích cần đầu tư thời gian và trí lực rất nhiều. Trách nhiệm này thuộc về phần "Người Biên tập, hiệu đính và chú thích". Tôi nghĩ ta có thể lấy bản dịch bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Cao Huy Giu phiên dịch - Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, in năm 1971 làm bản mẫu để tham khảo.

          3. Tôi xin lưu ý Minh thực lục được ghi chép xong cách ngày nay đã gần 400 năm, trong đó tác giả sử dụng lối chữ "Phồn thể" và dùng nhiều kiến thức Cổ văn - tức nhiều điển tích, thuật ngữ cổ điển, như: Giang tả, Thỉnh phong... cho nên để dịch được đúng với nội dung của nguyên tác là điều rất khó khăn. Tôi đã nói Dịch giả Hồ Bạch Thảo có kiến thức chữ Hán khá vững, nhưng nếu không hiểu rõ Cổ văn, biết rộng văn hóa Hán học, thì bản dịch cũng rất dễ mắc phải những lỗi như tôi đã chỉ ra ở trên...

          Tất cả những điều tôi góp ý với Dịch giả Hồ Bạch Thảo chỉ với một mục đích duy nhất: Muốn có một bản phiên dịch (một phần Minh thực lục) có chất lượng cao, để lại lâu dài cho sau này.

          Cuối cùng, với tư cách là một nhà sử học, công tác tại Viện Sử học, tôi hoàn toàn ủng hộ việc phiên dịch và công bố: Minh thực lục - Quan hệ Trung Hoa - Đại Việt và Champa của Nhóm tác giả: Nguyễn Bá Dũng - Hồ Bạch Thảo - Phạm Hoàng Quân.

 

Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá