Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Thành Thăng Long - Hà Nội
Thứ hai, 15/08/2011 12:08
Tác giả: PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế (Chủ biên). Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn.

Tóm tắt nội dung:

- Thành tựu nghiên cứu về hệ thống thành luỹ Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử, phản ánh vị thế, tầm quan trọng cũng như tương xứng với bề dày của mảnh đất “ngàn năm văn vật”. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào tập hợp những kết quả nghiên cứu về lịch sử hệ thống thành luỹ Thăng Long - Hà Nội. Kết quả nghiên cứu tuy nhiều, song chúng lại được trình bày rải rác ở nhiều nơi: trong sách hoặc kỷ yếu khoa học, trên các tạp chí chuyên ngành, xuất bản ở trong và ngoài nước… khiến việc tìm hiểu, nghiên cứu gặp không ít khó khăn. Đề tài “Thành Thăng Long - Hà Nội” mong muốn tổng hợp kết quả nghiên cứu, khái quát lịch sử hệ thống thành luỹ Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử.

-               Nội dung sách tập trung vào đối tượng chủ yếu là thành Thăng Long và thành Hà Nội. Với các mục đích và yêu cầu cụ thể:

          1.1. Sơ lược những thành lũy trên đất Thăng Long - Hà Nội: thành Vạn Xuân, thành cửa sông Tô lịch thời Lý Nam Đế, trị sở Tống Bình thời Tùy, phủ thành Giao Châu/An Nam, thành Đại La thời Đường...

          1.2. Quá trình xây dựng, mở mang, những đổi thay của thành Thăng Long từ khi vua Lý Công Uẩn định đô tại Thăng Long năm 1010 qua các thời Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng cho đến cuối thế kỷ XVIII. Kinh thành Thăng Long của nước Đại Việt.

          1.3. Những đặc trưng nổi bật của thành Thăng Long: Cấu trúc tòa thành kết hợp với điều kiện tự nhiên, cảnh quan, môi trường sinh thái. Chức năng của ba vòng thành cùng một số kiến trúc quan trọng của Cấm thành, Hoàng thành, La thành qua tư liệu thư tịch, bản đồ cổ và di tích còn lại trên mặt đất và trong lòng đất đã được phát hiện.

          1.4. Thành Thăng Long/Hà Nội thời nhà Nguyễn thế kỷ XIX: Qui mô, cấu trúc và những di tích quan trọng.

          1.5. Qua thành Thăng Long - Hà Nội cùng qui mô, cấu trúc, phương thức và kỹ thuật xây thành, kiến trúc cung đình và văn hóa, mối quan hệ với địa hình, cảnh quan, điều kiện giao thông, giao lưu văn hóa với bên ngoài... phân tích các đặc điểm, giá trị lịch sử văn hóa của một di sản quý giá của Thủ đô và dân tộc.

Bình luận sách

* TS. Phạm Quốc Quân (Bình luận đề cương)

1. Đề tài Thành Thăng Long - Hà Nội, không phải là mới, bởi đã có nhiều chuyên khảo về tòa thành cổ này. Song Nhà xuất bản Hà Nội, Tủ sách nghìn năm Thăng Long chọn đề tài này để nghiên cứu và xuất bản là cần thiết, vì những lý do sau:

          Các công trình chuyên khảo trước còn lẻ tẻ, rời rạc, chưa hệ thống, với nhiều quan điểm khác nhau về nhiều vấn đề, theo đó, những độc giả thuộc những ngành chuyên môn khác, ngoài sử học và liên quan tới sử học, ví như bảo tàng học của chúng tôi, không biết đâu là quan điểm học thuật chính thông, có đủ độ tin cậy để sử dụng.

          Có rất nhiều tư liệu của sử học, khảo cổ học gần đây được phát hiện, khiến cho những nhận định về Thành Thăng Long – Hà Nội cần phải được nhận nhìn lại, bổ sung và điều chỉnh cho những quan điểm đã cũ.

          Đây là công ttinfh tổng hợp đầu tiên về Thành cổ Thăng Long – Hà Nội, và dường như đó là việc làm phù hợp với Nhà xuất bản Hà Nội và Tủ sách nghìn năm Thăng Long.

          2- Với cương vị là một chủ nhiệm đề tài, PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế là hoàn toàn phù hợp, “đúng người, đúng việc” với đề tài. Cộng sự của PGS.TSKH  Nguyễn Hải Kế là một danh sách khá dai, bao gồm nhiều nhà khoa học hàng đầu, có uy tín, hiểu biết khá tận tường về Thăng Long –Hà Nội và đã có những chuyên khảo khá kỹ về từng thời kỳ của Thăng Long – Hà Nội, thì tôi có đủ tin, công trình nghiên cứu này sẽ được hoàn thành với chất lượng cao.

          3- Nếu chúng ta coi đây như một công trình chuyên khảo (Monography) về Thăng Long – Hà Nội, thì bản đề cương đã được chuẩn bị là phù hợp và tôi nghĩ rằng, nên đi theo hướng này để tổng kết, tập hợp, kiến giải những vấn đề liên quan tới từng giai đoạn của một thủ đô 1000 năm tuổi.

4-  Tuy nhiên, ở mỗi chương cần phải có một mục tương tự như những tiểu kết, để đánh giá các tài liệu trước, đóng góp của những tài liệu bổ sung, qua đó thấy được cái mới, cái hay của công trình này. Và còn nhiều ý kiến khác nữa, mong chủ nhiệm đề tài, các cộng sự suy nghĩ thêm, cho một phần tiểu kết nhiều lý thú, chứ không phải chỉ là tập hợp tư liệu, cho dù, rất có thể những cái hay, cái mới ấy đã được trình bày rải rác trong nội dung, nhưng nếu không có phần tiểu kết này, sẽ làm cho người đọc không chuyên sâu, khó thấy được sự mới mẻ của công trình. Cũng như thế, phần kết luận cũng cần phải bàn thêm những vấn đề khác nữa, chứ không chỉ là Thành Thăng Long – Hà Nội với tư cách là di tích, di sản văn hóa.

          5- Tôi đánh giá cao đề cương này và đánh giá cao đề tài mang ý nghĩa thiết thực cho Thăng Long – Hà Nội. Những gợi ý, góp ý của tôi chỉ mang tính tham khảo, cần cân nhắc, diều tiết để công trình không phải là một thứ “nồi lẩu”, mà chắc chắn rằng, những người thực hiện đều là những nhà khoa học mà tôi rất khâm phục, dễ dàng làm được nhiều như mong muốn.

 

 Nhà xuất bản Hà Nội

 

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá