Sách điện tử Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI
Tóm tắt nội
dung
- Sách điện tử đa phương tiện “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu
thế kỷ XXI” là quyển sách điện tử đầu tiên trong bộ sách điện tử được thực
hiện trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do NXB Hà Nội làm chủ đầu
tư.
-
Sách Điện tử đa phương tiện “Ca khúc Hà
Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI” được tuân thủ đúng với nội dung
của sách truyền thống. Nhưng lại cung cấp nhiều phương tiện khác hỗ trợ cho
người đọc có thể tìm hiểu nội dung của sách trên nhiều phương diện khác nhau. Theo
đó nội dung sách có các phần: thuyết luận, 300 bài hát ra đời trong các giai
đoạn lịch sử: trước cách mạng tháng 8 năm 1945, kháng chiến chống Pháp, kháng
chiến chống Mỹ, từ năm 1975 đến nay và giới thiệu sơ lược chân dung các nhạc sĩ
– tác giả của các ca khúc trong tập sách. Qua đó mục tiêu của cuốn sách hướng
tới không những ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội như nguồn cảm hứng cho âm nhạc, thể
hiện tình yêu của các nhạc sĩ dành cho mảnh đất ngàn năm văn hiến mà còn tái
hiện diện mạo của nền âm nhạc Thủ đô một cách sống động, chân thực và truyền
tải tới người đọc, người nghe những cách cảm nhận mới mẻ.
- Với việc đem lại cho
người đọc một công cụ mới, một phương pháp mới trong việc nghiên cứu cũng như
tra cứu những thông tin âm nhạc Hà Nội. Bộ sách điện tử được sử dụng dành cho mọi
người có nhu cầu nghiên cứu về âm nhạc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ
XIX.
Bình luận
*
Ông Phạm Thế Bính - Ban Chỉ đạo CNTT Ban Đảng (Bình luận kịch bản)
I. Nhận xét chung:
Nội dung tài liệu trình bầy tương đối sáng
sủa, dễ theo dõi và thể hiện được mong muốn của chủ đầu tư. Qua tài liệu nhận
được, cho thấy những nét cơ bản như sau:
- Công việc xuất bản cuốn sách điện tử đa
phương tiện về các “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI”
là một Tiểu dự án thuộc Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Dự án này
được triển khai nhân dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
- Sách
điện tử đem lại sự phong phú và khai thác tiện lợi hơn so với cuốn sách bằng
giấy về các ca khúc đã được xuất bản theo phương pháp truyền thống từ trước.
Nhìn chung, những nội dung dự kiến
trong kịch bản Tiểu dự án này tương đối phù hợp với nội dung cần thể hiện trong
cuốn sách, phù hợp với sự phát triển của khoa học – công nghệ, có tính khả thi.
II.
Những ý kiến đóng góp chi tiết đối với nội dung kịch bản:
(người phản
biện sẽ chủ yếu đề cập tới những mặt còn tồn tại, những điểm cảm thấy chưa phù
hợp trong kịch bản để góp ý sửa đổi, bổ sung)
1. Về phần phân tích hiện trạng:
Nên
bổ sung phần “Phân tích hiện trạng”
để mô tả về khái niệm và sự phát triển của sách điện tử đa phương tiện trên thế
giới và ở Việt Nam, về cuốn sách “Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm đầu thế
kỷ XXI” đã được xuất bản trên giấy. Từ đó phân tích những nhu cầu đặt ra đối
với việc xuất bản cuốn sách này dưới hình thức sách điện tử đa phương tiện.
2. Về mục tiêu và phạm vi Tiểu dự án:
Tài
liệu đã nêu được mục tiêu của Tiểu dự án nhưng nên phân tách thành mục tiêu
chung và mục tiêu cụ thể để tiện cho công tác nghiệm thu sau quá trình triển
khai.
Thiết
nghĩ cuốn sách cũng nên phục vụ cho cả những người có nhu cầu thưởng thức về
các ca khúc viết về Hà Nội.
3. Về nội dung kịch bản:
Thiết
nghĩ, kịch bản chi tiết là nội dung cơ bản của hồ sơ Tiểu dự án, do vậy nên
trình bày thành thêm các phần như “Nội dung thông tin”, “Cấu trúc thông tin”,
“Chức năng hệ thống”, “Kịch bản chi tiết”, “Yêu cầu kỹ thuật và hình thức”,
“Lựa chọn công nghệ”.
a.
Về nội dung thông tin:
Đây là một trong các phần quan trọng nhất của hồ sơ.
Thiết nghĩ mục “Yêu cầu về nội dung”
chỉ yêu cầu nhất quán với nội dung
sách in là chưa đủ. Vì trong cuốn sách điện tử này còn bổ sung nhiều nội dung
mà sách in không có.
Hồ
sơ hiện nay đã nêu được khá chi tiết phần nội dung thông tin của cuốn sách. Tuy
nhiên, các các phần lời giới thiệu chưa thấy tài liệu mô tả là có thưởng thức
được qua lời đọc của phát thanh viên hay
không và các bài hát thì có phần âm thanh tương ứng hay chỉ có phần chữ và hình
vẽ các nốt nhạc? Theo dự thảo kịch bản thì kích thước của phần hình ảnh video
khá nhỏ nên dung lượng bộ nhớ không cần lớn, với dung lượng của các đĩa DVD
hoàn toàn có khả năng cho phép chứa được âm thanh của các đoạn văn giới thiệu
và âm thanh của toàn bộ 300 bài hát (Việc
phát hành sách qua mạng Internet thì hoàn toàn không phải tính đến tổng dung
lượng thông tin).
b.
Phần cấu trúc thông tin:
Nên
bổ sung phần “Cấu trúc thông tin”. Trong phần này nên chỉ ra hệ thống sử dụng
những loại dữ liệu gì, khối lượng dữ liệu mỗi loại và xác định cơ bản về cấu
trúc cơ sở dữ liệu sẽ phải xây dựng trong dự án.
c.
Phần chức năng hệ thống:
Nên
phân tách chức năng hệ thống làm 2 khối riêng biệt:
-
Khối 1 phục vụ cho việc xây dựng nội dung cuốn sách, phục vụ cho công tác của
Nhà xuất bản.
-
Khối 2 phục vụ cho công tác khai thác của người sử dụng sách.
Đối
với loại hình phát hành qua mạng Internet, 2 khối chức năng trên có thể hoạt
động song hành. Nhưng đối với loại hình phát hành qua đĩa DVD, khối 1 chỉ hoạt
động trong quá trình biên tập trước khi in đĩa, trên đĩa đã phát hành chỉ có
khối chức năng 2, không cần và không thể có khối chức năng 1.
d.
Phần kịch bản chi tiết:
-
Nên mô tả các tình huống sử dụng (use-case) cuốn sách điện tử bằng ngôn ngữ UML
để thể hiện được chi tiết nội dung kịch bản.
-
Phần tiêu đề phía trên trong bản dự thảo nên sửa đổi lại nội dung cho đúng với
nội dung của cuốn sách (vì đây không phải
là Trang thông tin điện tử).
Sau
đây là các góp ý chi tiết để nâng cao tính tiện dụng của cuốn sách:
-
Trên trang “Bìa sách”, nên có chức
năng “Giới thiệu” và “Hướng dẫn”. (chức
năng “Giới thiệu” không nên xuất hiện tại các trang bên trong cuốn sách).
Trên trang bìa cũng nên có chức năng “Nhạc nền” để tắt - bật nhạc nền và các
chức năng “Tác phẩm”, “Tác giả”, “Giai đoạn”. Nên thay chức năng “Tra cứu” bằng
chức năng “Tìm kiếm”. Không nên có chức năng “Tư liệu”. Nên tích hợp luôn chức
năng “Chuyển trang” vào trong chức năng “Tìm kiếm” bằng cách cho người đọc tìm
tới số trang yêu cầu.
Như
vậy, trang bìa nên có các chức năng “Giới thiệu”, “Tác phẩm”, “Tác giả”, “Giai
đoạn”, “Tìm kiếm”, “Hướng dẫn”, “Nhạc nền”.
-
Nên tạo ra 4 nút tam giác ngược chiều
nhau, trong đó có 2 nút đơn và 2 nút
kép, bố trí ở phần lề dưới của trang in bên trái và bên phải (để chuyển từng trang hoặc là chuyển thẳng tới
trang tận cùng theo chiều xuôi và chiều ngược). Các nút này phải hiện rõ
hoặc mờ tùy theo vị trí của trang hiện thời.
Nên cho hiển thị số hiệu của trang hiện thời ở giữa phần lề dưới mỗi trang.
-
Với các trang lời nói đầu hoặc trang
bắt đầu từng giai đoạn, nếu có giọng đọc phát thanh viên thì nên có chức năng
“Đọc lời bình” thay cho chức năng “Giới thiệu” ở trang bìa để người đọc nghe
giọng đọc của phát thanh viên.
Như
vậy, trang lời nói đầu hoặc trang bắt đầu từng giai đoạn nên có các chức
năng “Đọc lời bình”, “Tác phẩm”, “Tác giả”, “Giai đoạn”, “Tìm kiếm”, “Hướng
dẫn”, “Nhạc nền”.
- Với các trang hiển thị nội dung ca khúc, nếu có phần âm
nhạc của ca khúc thì nên có chức năng “Nghe ca khúc” thay cho chức năng “Giới
thiệu” ở trang bìa để người đọc nghe ca khúc. Nếu tất cả các ca khúc đều không
có phần âm thanh thì không nên bố trí chức năng này. Nên có chức năng “Xem biểu
diễn”. Nếu ca khúc đang được hiển thị có cả phần video minh họa thì chức năng
“Xem biểu diễn” sẽ rõ, nếu không có video minh họa thì chức năng này sẽ mờ hoặc
ẩn đi.
Kịch bản khi sử dụng các chức năng:
-
Khi người sử dụng nhấn chuột vào chức năng “Giới thiệu”, nội dung đoạn giới
thiệu về cuốn sách sẽ hiển thị trong trang. Chức năng “Giới thiệu” sẽ mờ đi.
Khi đó, nếu lời giới thiệu có giọng đọc của phát thanh viên thì chức năng “Đọc
lời giới thiệu” sẽ thay thế cho chức năng “Giới thiệu”.
Trang
hiển thị nội dung giới thiệu nên có các chức năng “Đọc lời giới thiệu”, “Tác
phẩm”, “Tác giả”, “Giai đoạn”, “Tìm kiếm”, “Hướng dẫn”, “Nhạc nền”.
-
Khi người sử dụng nhấn chuột vào chức năng “Tác phẩm” thì trên màn hình hiển
thị danh sách các tác phẩm của mọi giai đoạn và của mọi tác giả được sắp xếp
thứ tự theo vần abc.
Trang
hiển thị danh mục tác phẩm nên có các chức năng “Tác giả”, “Giai đoạn”, “Tìm
kiếm”, “Hướng dẫn”, “Nhạc nền”.
Nếu
người đọc chỉ chuột vào tên ca khúc thì xuất hiện ô chú thích vắn tắt về ca
khúc đó, nếu họ nhấn chuột vào tên của ca khúc được hiển thị trong danh sách
thì trong trang hiển thị nội dung ca khúc đó.
-
Khi người sử dụng nhấn chuột vào chức năng “Tác giả” thì trên màn hình hiển thị
danh sách các tác giả của mọi ca khúc và được sắp xếp thứ tự theo vần abc.
Trang
hiển thị danh mục tác giả nên có các chức năng “Tác phẩm”, “Giai đoạn”, “Tìm
kiếm”, “Hướng dẫn”, “Nhạc nền”.
Nếu
người đọc chỉ chuột vào tên tác giả thì xuất hiện ô chú thích vắn tắt về tác
giả đó, nếu họ nhấn chuột vào tên của tác giả thì trang sách bên trái hiển thị
thông tin về tác giả, trang sách bên phải hiển thị danh sách các ca khúc của
tác giả đó.
-
Khi người sử dụng nhấn chuột vào chức năng “Giai đoạn” thì trên màn hình hiển
thị danh sách các giai đoạn lịch sử và được sắp xếp thứ tự về thời gian tăng
dần.
Trang
hiển thị danh mục giai đoạn nên có các chức năng “Tác phẩm”, “Tác giả”, “Tìm
kiếm”, “Hướng dẫn”, “Nhạc nền”.
Nếu
người đọc chỉ chuột vào tên giai đoạn thì xuất hiện ô chú thích vắn tắt về giai
đoạn đó, nếu họ nhấn chuột vào tên của giai đoạn thì trang sách bên trái hiển
thị thông tin chi tiết về giai đoạn đó, trang sách bên phải hiển thị danh sách
các ca khúc được sáng tác trong giai đoạn đó.
-
Khi người sử dụng nhấn chuột vào chức năng “Tìm kiếm” thì trên màn hình hiển
thị cửa sổ tìm kiếm thông tin với các mục tùy chọn cho từng tiêu chí: tác giả, tác phẩm, trang số. Tùy
thuộc vào tùy chọn tìm kiếm và kết quả tìm kiếm máy tính sẽ dẫn người đọc tới
trang hiển thị tác phẩm cụ thể hoặc trang hiển thị thông tin về tác giả như khi
ta chọn chức năng “tác giả”. Nếu ta chọn chức năng tìm đến số trang thì các tùy
chọn tác giả và tác phẩm sẽ bị vô hiệu hóa và ngược lại.
-
Khi người sử dụng nhấn chuột vào chức năng “Hướng dẫn”, nội dung đoạn hướng dẫn
sử dụng chức năng tại tình huống đó sẽ hiển thị trong trang. Chức năng “Hướng
dẫn” sẽ mờ đi.
Trang hiển thị nội dung hướng dẫn nên có các chức năng
“Tác phẩm”, “Tác giả”, “Giai đoạn”, “Tìm kiếm”, “Hướng dẫn”, “Nhạc nền”.
e. Phần yêu cầu kỹ thuật và hình thức:
Phần
yêu cầu kỹ thuật nên tách thành 2 loại, phù hợp với 2 hình thức phát hành của
cuốn sách điện tử.
Mô
hình lưu trữ thông tin thể hiện trong trang 12 của Đề cương không rõ (bị trùng lặp khái niệm ca khúc và tác phẩm,
thiếu phần thể hiện cho âm thanh và
video của ca khúc, âm thanh của lời bình).
Về
hình thức, cũng nên đặt ra các yêu cầu phân chia theo 2 loại hình phát hành.
Chủ yếu là yêu cầu về chất lượng trang trí, bố cục các chức năng, thông tin cần
hiển thị, âm thanh, video cần thể hiện. Riêng đối với loại hình phát hành trên
đĩa DVD thì còn cần đặt ra yêu cầu cả về hình thức đối với vật mang tin là
chiếc đĩa quang học.
f.
Phần lựa chọn công nghệ:
Hồ
sơ Tiểu Dự án chỉ nên đặt ra yêu cầu về chất lượng sản phẩm, phân tích, đánh
giá các công nghệ hiện tại, đề xuất về việc sử dụng công nghệ để giải quyết bài
toán, không nên đặt ra yêu cầu là phải dùng công nghệ này hay công nghệ khác.
III.
Kết luận, kiến nghị của người phản biện:
Kiến nghị
Hội đồng thông qua Kịch bản chi tiết với các sửa đổi, bổ sung theo nội dung đã
góp ý như trên.
Nhà xuất bản Hà Nội