Tóm tắt nội dung:
-
Giới thiệu bức tranh toàn cảnh về du lịch Hà Nội và những
vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch Thủ đô.
- Làm cơ sở khoa học cho các kế hoạch phát triển của du lịch Hà Nội; Góp phần nâng cao hiểu biết chung và quảng bá
về một ngành kinh tế đang phát triển
mạnh của Thủ đô - ngành Du lịch.
- Phục vụ các nhà nghiên cứu, quản lý, kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch và những người quan tâm đến sự phát triển của du lịch Hà Nội.
Bình luận sách
* TS.KTS. Lê Trọng
Bình (Bình luận bản thảo)
1. Bản thảo đã tuân thủ đề
cương được phê duyệt với nội dung phù hợp và chỉnh sửa theo ý kiến của các
chuyên gia tại Hội đồng nghiệm thu chi tiết đề cương đề tài:
“Du lịch Hà Nội trong
thời kỳ đổi mới”.
2. Về tên sách đã có điều chỉnh
thích hợp với chủ đề cuốn sách viết về Hà Nội.
3. Nội dung bản thảo đã giảm bớt được liều lượng, nội hàm của một báo cáo đề
tài nghiên cứu khoa học về du lịch. Nêu bật được giá trị du lịch của Thăng Long
- Hà Nội ngàn năm văn hiến trong thời kỳ hội nhập. Làm cơ sở để quảng bá, giới
thiệu du lịch Thủ đô đối với cả nước và quốc tế, tăng cường giá trị
hấp dẫn du lịch của Thủ đô, vừa là tài liệu để các cơ quan quản lý nhà nước,
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các tổ chức tư vấn, nghiên cứu khoa học
tham khảo, sử dụng trong lĩnh vực có liên quan đến du lịch Thủ đô.
4. Một số góp ý điều chỉnh:
Để cuốn sách phát huy giá trị đáp
ứng mục tiêu đã được xác định. Nội dung và hình thức bản thảo cần thiết chỉnh
sửa một số vấn đề sau:
- Tên cuốn sách “Du lịch Thăng
Long - Hà Nội” rất hay, tiếc rằng
nội dung bản thảo đã chưa khai thác được giá trị, ý nghĩa của địa danh “Thăng
Long” trong hoạt động du lịch Thủ đô. Thăng Long chưa xuất hiện với tư cách sợi
chỉ đỏ xuyên suốt trong các nội hàm đánh giá, giới thiệu, quảng bá giá trị Du
lịch Hà Nội cũng như hướng phát triển trong thời gian tới.
Vì vậy, nhóm tác giả nên gia công hơn, tăng nội hàm về thuật ngữ “Thăng
Long” gắn với mội nội dung liên quan đến du lịch Thủ đô với mục tiêu là tìm
kiếm, phát triển một thương hiệu du lịch đích thực riêng của Thủ đô ngàn năm văn
hiến.
- Về số liệu trích dẫn trong dự thảo, cần lược bỏ, gạn đục, khơi trong,
chọn những số liệu để minh họa cho phân tích, bình luận của tác giả, nên khác
với số liệu của báo cáo khoa học. Vì những số liệu nói trên không còn giá trị
về lượng nhiều và cũng thiếu cơ sở thống kê. Chưa đại diện cho một giai đoạn
phát triển cụ thể. Với nguyên tắc trên, một số nội hàm về quản lý Nhà nước, bộ
máy quản lý du lịch nên giảm bớt đến mức độ tối thiểu, mà cần phân tích, nêu
bật những vấn đề liên quan đến quảng bá, giới thiệu du lịch Thủ đô đối với cả nước
và quốc tế, tăng cường giá trị hấp dẫn du lịch của Thủ đô.
- Một số nội dung liên quan đến hướng phát triển du lịch, cần sử dụng
hành văn, từ ngữ dễ hiểu cho công chúng. Hạn chế hình thức giới thiệu chuyên
môn về quy hoạch phát triển du lịch. Nếu với nguyên tắc trên, thì có thể lồng
ghép một số phần phụ lục vào nội dung dự thảo. Lược bỏ phần phụ lục về các
doanh nghiệp, khách sạn.. vì đây không phải là cuốn giới thiệu các doanh nghiệp
du lịch.
- Về cách hành văn, nhóm tác giả cần cố gắng biên soạn ngắn gọn, dễ
hiểu, hạn chế cách hành văn của một báo cáo khoa học; sử dụng thêm các từ ngữ
công chúng hơn. Phần mở đầu nên chỉ
khoảng tối đa 1,5 trang, ngắn gọn hơn, tích lọc những nội dung cần thiết giới
thiệu về cuốn sách.Ví dụ nên bỏ khổ 3 từ trên xuống của trang 1 “ Từ... vì hòa
bình”, vì còn trùng lặp và nội hàm không có nhiều. Hoặc dòng 3 từ dưới lên tại
trang này cần chỉnh sửa cho đúng ngữ pháp.
- Về bố cục, nên chăng phần Mục lục chuyển về cuối sách.
5. Kết luận:
- Nội dung dự thảo về cơ bản là đáp ứng với mục tiêu
của dự án và đề cương được duyệt. Với nội dung trên, đề nghị Hội đồng thẩm định
thông qua để xuất bản sau khi Ban quản lý Dự án và Nhà xuất bản tổ chức biên
tập phù hợp với yêu cầu của một cuốn sách theo qui định.
Nhà xuất bản Hà Nội