Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập các công trình nghiên cứu Văn hoá (bình luận bản thảo)
Tóm tắt nội dung:
- Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu văn hóa
Thăng Long - Hà Nội được đăng tải, công bố về đất và người Thăng Long - Hà Nội,
về lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng, về cách thức ứng xử của người Thăng Long - Hà
Nội với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội… Tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu này được đăng tải ở nhiều nơi và ở nhiều thời điểm khác nhau. Vì
vậy, việc xuất bản một cuốn sách tập hợp những bài viết tiêu biểu về văn hóa
Thăng Long - Hà Nội nhằm giúp người đọc, người nghiên cứu dễ dàng tiếp cận
những vấn đề văn hóa của mảnh đất ngàn năm lịch sử là việc làm cần thiết.
-
Cuốn sách tập hợp, tuyển chọn những bài viết tiêu biểu về văn hóa Thăng Long -
Hà Nội trong suốt gần 1000 năm lịch sử. Với những bài viết tiêu biểu về văn hóa của mảnh đất ngàn năm
văn vật, cuốn sách sẽ tái hiện lại bức tranh văn hóa của Thăng Long xưa, của Hà
Nội nay trên nhiều phương diện: từ môi trường sinh thái, cảnh quan, những vấn đề về đời sống vật chất như cách thức ăn, mặc,
ở, đi lại đến những vấn đề về đời sống tinh thần như: tôn giáo, tín ngưỡng, lễ
hội, tiếp xúc giao lưu văn hóa và về người Hà Nội.
-
Cuốn sách cung cấp cho người đọc những kiến thức sâu rộng về văn hóa của vùng
đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật…
Bình luận
* GS.TS Ngô Đức Thịnh
(Bình luận bản thảo)
Chúng tôi đã nhận được
bản thảo công trình tuyển chọn các bài nghiên cứu: “Thăng Long – Hà Nội, tuyển tập công trình nghiên cứu văn hóa”. Bản
thảo lần này được người tuyển chọn tiếp thu các ý kiến của hội đồng lần trước,
sửa chữa và hoàn chỉnh hơn 1 bước. Tôi xin góp ý theo mấy điểm chính sau:
1.
Tên của sách nên có sự thống nhất và sửa chữa cho rõ và đúng hơn. Phải chăng
nên là “Thăng Long – Hà Nội, tuyển tập
các bài nghiên cứu văn hóa”. Trong bản thảo, tên sách lại khác, “Thăng Long – Hà Nội, tuyển tập văn hóa”.
Sách dày hơn 691 trang, so với cuốn văn học – nghệ thuật thì mỏng hơn gần một
nửa. Vậy có nên bổ sung thêm cho dày dặn hơn, vì số bài về lĩnh vực này còn khá
nhiều, mà một số mảng còn mỏng, thậm chí còn thiếu.
2.
Lần này có bài của những người biên soạn, có lẽ nên dùng cái tên khác hơn là
dùng “Lời thưa cùng bạn đọc”, thí dụ,
như “Tổng quan”, “Lời giới thiệu”...Trong bài này, tác giả đi vào giới thiệu các vấn
đề của từng chương mục của sách, cơ cấu và cách tuyển chọn..., giúp người đọc
thấy được nội dung sách đã đề cập tới các vấn đề gì. Đây cũng là một cách, tuy
nhiên có khác với cuốn sách đã đề cập tới các vấn đề gì. Đây cũng là một cách,
tuy nhiên có khác với cuốn sách về văn học - nghệ thuật, họ giới thiệu nội dung
sách một cách khách quan hơn, thoát ra ngoài các chương mục của sách. Nên sửa
chữ “Bạn đọc đang cầm trên tay bản thảo
cuốn... bằng chữ “cầm trên tay cuốn
sách...”
3.
Các chương mục của sách nói chung là hợp lý, tuy nhiên nên xem lại cách đặt tên
các chương mục sao cho hay, cho khoa học, cho tương ứng giữa các phần. Thí dụ
tên phần thứ nhất nên bỏ chữ “môi trường sinh thái”, mà chỉ ghi “Thăng Long – Hà Nội, một cái nhìn tổng
quát”, trong đó đã có cái nhìn sinh thái rồi. Hay phần 2 chỉ nên ghi “Đời sống vật chất” nên bỏ chữ “Kinh tế”. Phần người Hà Nội hay Người
Thăng Long – Hà Nội, “đời sống văn hóa” hay “sinh
hoạt văn hóa”...
4.
Phần biên tập bản thảo nói chung là ổn. Tuy nhiên một số chi tiết như trích
nguồn lấy từ đâu nên có sự thống nhất của bộ sách. Bỏ phần trích dẫn ở bài giới
thiệu vì không cần thiết. Biên tập lại tên địa danh sau khi có sự thay đổi ranh
giới hành chính các vùng miền, sửa lại các lỗi chính tả và kỹ thuật còn sót...
Tóm lại, tuy có một vài
góp ý trên, bản thảo về cơ bản đã đạt yêu cầu, sau khi sửa theo góp ý của hội
đồng, có thể cho phép xuất bản.
Nhà xuất bản Hà Nội