Thăng Long - Hà Nội, Tuyển tập công trình nghiên cứu Văn học - Nghệ thuật (bình luận bản thảo)
Tóm tắt nội dung
- Cho đến nay,
có rất nhiều công trình nghiên cứu viết về văn học, nghệ thuật Thăng Long - Hà
Nội được đăng tải, công bố... Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này được
đăng tải ở nhiều nơi và ở nhiều thời điểm khác nhau, vì vậy, việc xuất bản một
cuốn sách tập hợp những bài viết tiêu biểu về văn học nghệ thuật Thăng Long -
Hà Nội của các tác giả khác nhau sẽ giúp người đọc, người nghiên cứu dễ dàng
tiếp cận những vấn đề văn học nghệ thuật của mảnh đất ngàn năm lịch sử.
- Cuốn sách tập
hợp, tuyển chọn những bài viết tiêu biểu về Văn học Nghệ thuật Thăng Long - Hà
Nội trong suốt gần 1000 năm lịch sử. Với những bài viết chọn lọc của các học
giả tiêu biểu, cuốn sách sẽ tái hiện lại bức tranh văn học nghệ thuật của Thăng
Long xưa, của Hà Nội nay trên nhiều phương diện: từ nguồn tư liệu, thư tịch Hán
nôm, văn bia, thần tích, thần sắc của Thăng Long - Hà Nội; truyền thuyết, ca
dao, tục ngữ, văn học dân ca, những tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của
các tác gia văn học Thăng Long - Hà Nội; những vấn đề về kiến trúc Thăng Long,
sự chuyển biến của kiến trúc cổ truyền trong thời kỳ cận đại và hiện đại; những
vấn đề về mỹ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, múa của vùng đất ngàn năm lịch
sử.
- Cuốn sách
cung cấp cho bạn đọc - những người quan tâm và yêu mến Thủ đô Hà Nội kiến thức
sâu và rộng về văn học nghệ thuật của vùng đất Thăng Long - Hà Nội giàu truyền
thống và bản sắc văn hóa.
Bình luận
* PGS.TS Hà Văn Đức (Bình luận bản thảo)
1. Thăng Long – Hà Nội, tuyển tập công trình nghiên cứu
văn học nghệ thuật là một đề tài cần thiết, có nhiều ý nghĩa trong
dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Qua những bài viết được
tuyển chọn trong công trình này giúp người đọc có một cái nhìn tổng
thể, khái quát về những thành tựu văn học nghệ thuật của Hà Nội
xưa và nay.
2. Bài tổng quan cùng các nhà
nghiên cứu nhìn lại văn học nghệ thuật Thăng Long – Hà Nội của PGS.TS
Trần Nho Thìn đã trình một cách khái quát những thành tựu về nghiên
cứu Văn học nghệ thuật Thăng Long – Hà Nội, và tập trung vào 3 vấn
đề lớn:
1. Thăng Long – Hà Nội không gian văn hóa cho những trào
lưu văn học nghệ thuật quan trọng.
2. Hình tượng Thăng Long – Hà Nội trong văn học nghệ
thuật
3. Những vấn đề hiện thời của văn học nghệ thuật
Thăng Long - Hà Nội.
Bài tổng quan
được viết ngắn gọn, nhưng đã trình bày khá sâu sắc về Thăng Long –
Hà Nội. Bài tổng quan được viết ngắn gọn, nhưng đã trình bày khá
sâu sắc về Thăng Long – Hà Nội với tư cách là môi trường, không gian
văn hóa – nơi hội tụ những tinh hoa văn học nghệ thuật của cả nước.
Bài viết cũng được nêu lên những thành tựu và cả những điều còn
bất cập của văn học nghệ thuật Thăng Long – Hà Nội.
3. Kết cấu của công trình: được chia làm 6 phần, gồm Phần
1. Văn học Thăng Long – Hà Nội
Phần 2: Sân
khấu Thăng Long – Hà Nội
Phần 3: Điện
ảnh và nhiếp ảnh
Phần 4: Hội họa
và điêu khắc
Phần 5: Kiến
trúc
Phần 6: Âm nhạc
So với đề cương ở lần nghiệm thu trước, ở
lần này có sự thay đổi. Theo tôi sự thay đổi này cần thiết và hợp lý, bởi các
ngành, các lĩnh vực nghệ thuật cần được đặt ngang bằng nhau.
4. Phần tuyển chọn các bài viết, công trình được tập hợp khá
phong phú, tiêu biểu, chọn lọc, đảm bảo được tính khoa học và nội dung, mục
đích mà tác giả đặt ra cho cuốn sách.
5. Một số góp ý thêm với các tác giả công trình:
- Bài viết Tổng quan phân văn học được
viết kỹ và sâu, nhưng các mục viết về sân khấu, kiến trúc, hội họa, âm nhạc…
còn sơ sài. Trong 3 mục viết ở phần này, theo tôi mục 2. Hình tượng Thăng Long
– Hà Nội trong văn học Hà Nội, và mục 3. Những vấn đề hiện thời của văn học
nghệ thuật Thăng Long – Hà Nội cần được viết kỹ hơn, sâu hơn.
-
Có những bài viết tuyển chọn chưa thật sát và phù hợp với mục đích, tiêu chí
của công trình, như: “Hình tượng không gian đa chiều trong văn xuôi Nguyễn
Tuân” của Đoàn Trọng Huy. Theo tôi, nếu cần chọn bài viết về Nguyễn Tuân, thì
nên chọn một bài viết khác về tác phẩm Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi của nhà văn thì
phù hợp hơn.
-
Tên các phần trong công trình cần có sự thống nhất, chõ thì ghi rõ Văn học
Thăng Long – Hà Nội, chỗ thì chỉ có Kiến trúc, hay âm nhạc…
-
Đây là tuyển các công trình nghiên cứu, vì vậy cần phải đề cao tính khoa học.
Tuy nhiên, trong các bài viết được tuyển chọn, một số bài viết được viết theo
kiểu điểm tin, điểm sách, vẫn được lựa chọn, mà theo tôi, nên phải loại bỏ. Ví
dụ như: Sân khấu Hà Nội: tồn tại hay đời sóng thực vật của Hoàng Hường, hay
Thời Hoàng kim sân khấu phía Bắc đâu còn của Thanh Hằng,…
-
Việc sắp xếp thứ tự các bài viết trong từng phần cũng chưa thật khoa học và hợp
lý. Cần cân nhắc nên sắp xếp theo thự tự tên tác giả, thời gian hay vấn đề,
điều này nên có sự cân nhắc và thống nhất.
-
Chú ý các văn bản lỗi sai sót về vi tính còn nhiều.
Nhà xuất bản Hà Nội