Tóm tắt nội dung:
Nhân kỷ niệm
Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm, việc công bố cuốn sách “Thăng Long - Hà Nội qua hình ảnh” là rất
cần thiết, đúng thời điểm. So với các ngành Văn học - Nghệ thuật khác, nhiếp
ảnh Hà Nội (nói riêng) và nhiếp ảnh Việt Nam (nói chung) ra đời muộn nhưng
thành đạt sớm, có thể nói là thành công rực rỡ. Nhiếp ảnh Hà Nội đã góp phần
quan trọng đưa nhiếp ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia có vị trí xứng đáng
trong nền nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới. Vì thế, một công trình về những tác
phẩm nhiếp ảnh về Thăng Long - Hà Nội qua ngàn năm lịch sử là điều cần thiết và
rất có ý nghĩa.
Cuốn sách giúp
cho độc giả thấy được chân dung tổng quát về một Thăng Long xưa và Hà Nội hôm
nay, nhìn qua lăng kính thời gian và không gian kiến trúc toàn cảnh Thủ đô Hà
Nội bằng những hình ảnh lịch sử, những thắng tích còn lại, những phố cổ, con
người Thăng Long xưa.
Bình
luận sách
* Nhà báo, NSNA. Trần Đương (Bình luận bản thảo)
I. Khái quát
Kể
từ cuối tháng 4/2009 đến nay, sau ngót 10 tháng tiếp thu các ý kiến của Hội
đồng nghiệm thu bản thảo, NSNA. Hoàng Kim Đáng đã tập trung thực hiện công
trình “Thăng Long - Hà Nội qua hình ảnh”.
Kết quả của sự cố gắng vượt bậc này đem lại niềm vui chung cho Nhà xuất bản và
những người tham gia làm sách, xứng đáng với sự đánh giá của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp: “một công trình có giá trị về lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt
Nam qua mọi thời đại, đóng góp xứng đáng vào đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà
Nội”.
Với
công trình này, nghệ sĩ Hoàng Kim Đáng có cống hiến mới, cắm một mốc quan trọng
trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình. Ông đã vượt qua mọi lo lắng, mặc
cảm ban đầu, lắng nghe ý kiến khích lệ của các thành viên Hội đồng nghiệm thu
bản thảo và Ban lãnh đạo Nhà xuất bản, trong đó có ban Dự án, làm việc với một
thái độ nghiêm túc, cầu thị, thể hiện năng lực của một nghệ sĩ từ khâu sưu tầm,
tích luỹ hình ảnh đến việc thể hiện chủ đề qua các chương mục. Kể từ đề cương
ban đầu đến kết quả hôm nay, Hoàng Kim Đáng đã đáp ứng sự mong đợi và xứng đáng
với lòng tin của tuyệt đại đa số những người tham gia làm cuốn sách đồ sộ này.
Sự
đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một nhân vật lịch sử của dân tộc, nhà sử
học uyên bác, nhà văn hoá đầy tài năng, nhà chỉ huy và tham lược quân sự lừng
danh là vinh danh cho ông Đáng và Nhà xuất bản, tạo niềm tự hào cho tất cả chúng
ta.
Khái
quát lại, có thể khẳng định: Nhà xuất bản Hà Nội và nghệ sĩ Hoàng Kim Đáng đã
thành công về căn bản; trên cơ sở này, tiếp tục hoàn chỉnh bản thảo, khắc phục
những chi tiết nào đó chưa thảo đáng, tôi tin tưởng rằng, việc ra đời công
trình này sẽ đem lại niềm vui lớn cho đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những người
yêu Hà Nội, có sự quan tâm sâu sắc đến tiến trình lịch sử của Thủ đô qua 1000
năm hào hùng.
II. Những thành công
chính của công trình
1.
Người chủ biên đã cung cấp một bộ tư liệu ảnh rất phong phú, đa dạng. Cho đến
nay, chưa có quyển sách ảnh nào về Hà Nội đạt tới sự phong phú, đa dạng này.
Tôi đặc biệt lưu ý những tác phẩm ảnh về Hà Nội xưa, giúp người xem so sánh với
Hà Nội hôm nay rất dễ dàng.
2.
Cấu trúc quyển sách đã hợp lý hơn hồi đầu rất nhiều. Nó giúp người xem hình
dung có hệ thống sự phát triển của Hà Nội qua 1000 năm.
3.
Các bài viết của Đại tá Nguyễn Huy Toàn về các triều đại súc tích, nêu bật đặc
trưng của từng thời kỳ lịch sử.
4.
Ở công trình này, tập hợp được tác phẩm ảnh của đông đảo các nhà nhiếp ảnh
thuộc các thế hệ. Đây là một sự cống hiến đáng tự hào của các nghệ sĩ nhiếp ảnh
nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
5.
Công đầu thuộc về người chủ biên Hoàng Kim Đáng. Ông đã chứng tỏ năng lực làm
sách của một nghệ sĩ nhiều kinh nghiệm.
Có
thể nói dài, phân tích kỹ về 5 thành công trên đây, song với tư cách một thành
viên làm nhiệm vụ phản biện, tôi muốn dành thời gian đi sâu vào những chi tiết
cụ thể còn tồn tại để góp phần đưa tác phẩm đạt tới tầm cao hơn nữa - một tác
phẩm vươn đến trình độ “hàn lâm”, “cổ điển”, bởi vì không có nhiều dịp để thực
hiện một cuốn sách tầm cỡ như thế này.
Chúng
ta, nhất là Nhà xuất bản, quyết tâm không để lại một thiếu sót nào, dù nhỏ,
trong cuốn sách này.
Về
tổng thể, tôi ủng hộ sự xuất bản trong năm nay cuốn “Thăng Long - Hà Nội qua hình ảnh”. Dưới đây tôi đề cập những ý kiến
cá nhân nhằm hoàn thiện hơn nữa tác phẩm đồ sộ này.
III. Để vươn tới một tác
phẩm trọn vẹn, mang tính “hàn lâm”
Trước
hết, xin yêu cầu Nhà xuất bản:
-
Tổ chức một nhóm đọc “dò” (sửa morat) thật kỹ, không để bất cứ sai sót nào về
diễn đạt, câu chữ, từng dấu chấm dấu phẩy trở đi.
-
Bản thảo mà tôi được xem mới là bản sao (photocopy), không thể đánh giá màu
sắc, chỉ xin đề nghị: để được “hàn lâm” tuyệt đối không trình bày loè loẹt; khổ
chữ, chú thích tác giả ảnh phải thống nhất, tránh cảm hứng, ngoài khuôn khổ,
-
Tổ chức cho Hội đồng thẩm định xem lần cuối bản thảo hoàn chỉnh, trước kho ấn
hành đại trà.
Xin
có ý kiến cụ thể về một số trang:
-
Trang 7: Sao lại có dấu chấm sau chữ “Đại tướng”? (Đại tướng. Võ Nguyên Giáp).
Nếu trong bản gốc có dấu chấm này thì xin ý kiến Đại tướng (để bỏ đi).
-
Trang 8: dòng 2 từ trên xuống: “tiếp thieo”
-
Trang 8: dòng 3 từ dưới lên: “nhà
xuất bản Hà Nội” (N viết hoa).
-
Trang 8: dòng 1 từ dưới lên: không nên dùng cụm từ “tác giả chủ biên”. (Chủ
biên không phải là tác giả). Chỉ nên đề: người chủ biên.
-
Trang 18: chú thích thiếu dấu: “Hà Nội - thành phó vì hoà bình”.
-
Trang 12: nên ghi rõ “Bác Hồ” chứ không dùng “Bác”.
-
Trang 22: chú thích thiếu dấu kép: (“Hồ Hoàn Kiếm - lẵng hoa giữa lòng Thành
phố”. Tên người nói cho xuống dưới, cỡ chữ khác, ngoặc đơn nhà thơ Hy Lạp).
Những tên nước ngoài cần để như nguyên gốc, không phiên âm và đánh dấu, ví dụ:
Ludemit
chứ không ghi Luđêmit.
Peter
Jauseu, chứ không ghi Feter Jauseu (vừa sai chữ vừa phiên âm không đúng). Câu
ông này và những người khác nói phải có ngoặc kép.
Tên
người Pháp cũng không đúng (trang 24).
Aniau
Xơn (trang 182): lấy lại tên gốc và ghi rõ người nước nào.
Stlvestr
(tên này ở trang 71: không chính xác, người nước nào?)
Ba
Rơn (ở trang 72: lấy tên gốc).
Tổng
thống Đông Timo và Argentina (ở trang 381): không phiên âm và Việt hoá tên
người.
Thủ
tướng Thái Lan và Chủ tịch Hạ viện Marốc cũng vậy (trang 382).
-
Trang 44-45: Đời Trần có 12 hay 14 triều?
-
Trang 79: Sửa lại chú thích (“nay là trước cửa trung tâm Bưu điện Bờ Hồ” nghe
không ổn).
-
Trang 92: Đám tang ở Hàng Đào năm 1966 không đúng (có lẽ 1866).
-
Trang 114: không nên ghi trong ngoặc đơn (Bức ảnh quý do cố nghệ sĩ Vũ Minh
chụp) chỉ cần đề tên tác giả thôi.
-
Trang 120: Không nên ghi “đồng chí” Võ Nguyên Giáp.
-
Trang 136: ảnh để trang này không thích hợp, đột ngột quá.
-
Trang 180: Hai ảnh ở trang này để ở đây vô lý (nên đưa về phần thế kỷ 19).
-
Trang 255: ghi “… thu vào ống kính nhà nhiếp ảnh Minh Lộc” là không cần thiết,
chỉ đề tên tác giả.
-
Trang 256: cũng không nên đề “nhà nhiếp ảnh Vũ Ba đưa ra thông điệp” mà chỉ cần
chú thích: “Phúc Tân kêu gọi trả thù!” và đề tên tác giả.
-
Trang 263: ảnh này để ở phần này không thích hợp, đột ngột quá.
-
Trang 270:
+
Viết hoa Lầu Năm góc
+
Bỏ chữ “định” (có tham vọng biến Hà Nội…).
+
Bỏ câu “Nhà văn Nguyễn Xuân xúc động hạ bút “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi!” (Nêu đầu
lời khen của Bác Hồ). (Trong tập sáh này để vị trí Nguyễn Tuân quá nổi trội).
-
Trang 280: địa danh thiêng liêng.
-
Hai trang 286 - 287: cần đổi ngược lại: để Bác Hồ lên trước Đại tướng Võ Nguyên
Giáp vừa đúng về cương vị vừa thích thợp về thời gian (1967-1972).
-
Trang 290: chú thích “Bác Hồ đang xem lãnh đạo thành phố trình bày…” không ổn.
Bác Hồ đang xem dự án chứ không xem lãnh đạo. Nên sửa là: “Bác Hồ đang cùng
lãnh đạo thành phố duyệt dự án phát triển Thủ đô Hà Nội”.
-
Trang 294: không viết hoa Truyền thần
-
Trang 307: ảnh Bác Hồ thăm học sinh Trưng Vương 1955 để ở đây không thích hợp.
-
Trang 319: Câu “Xưa kia nơi đây là Câu lạc bộ đoàn kết” không có ý nghĩa gì cả.
Trên
đây là một số chi tiết cụ thể, có thể rà thêm, để như đã nói, phấn đấu không để
cuốn sách đồ sộ này có những vết tích không thích hợp.
Mong
tổ morat rà lại từng câu chữ, từng dấu chấm phẩy, ngoặc kép, ngoặc đơn, phiên
âm không nên, cố gắng tìm tên gốc.
Nhà xuất bản Hà Nội