Tóm tắt nội dung:
-
Cuốn sách tuyển chọn những hình ảnh về Hà Nội được ghi lại trong khoảng thời
gian từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX nhằm giới thiệu đến đông đảo
bạn đọc Việt Nam và quốc tế về một “Hà Nội xưa”
từ nhiều góc độ, phương diện gồm phong
cảnh di tích lịch sử, phố phường Hà Nội, nếp sống của người Hà Nội trong lao động,
học tập, sinh hoạt văn hoá, vui chơi, giải trí, lễ hội...
- Cuốn sách chia làm các phần với các chủ đề khác nhau, mỗi phần đều tuyển chọn
những bức ảnh phù hợp với các chủ đề. Cuốn sách sẽ tuyển chọn trên 300 ảnh đen
trắng về Hà Nội xưa và in theo song ngữ Việt - Anh.
Bố
cục cuốn sách gồm các phần chính:
1.
Mở đầu: giới thiệu bối cảnh lịch sử Hà Nội giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX và di sản văn hóa của mảnh đất nghìn năm
2. Phong
cảnh - Di tích - Kiến trúc
3. Phố phường
Hà Nội
4. Nếp
sống thanh lịch của người Tràng An
5. Hoạt động kinh tế
Bình
luận sách
* Ông
Đặng Đình An (Bình luận bản thảo)
1. Nhận xét chung:
*
Đây là một cuốn sách ảnh có tầm cỡ về tư liệu lịch sử:
- Những hình ảnh trong cuốn sách có giá trị lịch sử cao: cho bạn
đọc biết được khái quát hình ảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX.
- Mỗi bức
ảnh phản ánh một cuộc sống riêng vào thời kỳ đó đã giúp cho chúng ta ngày nay
hiểu được phần nào cuộc sống người dân Việt Nam, từ đời sống đô thị, đến nông
thôn, từ phong cảnh đất nước, đến những nét văn hóa của thời kỳ ấy.
* Cuốn sách được thể hiện
và trình bày với nội dung rất phong phú, đa dạng:
- Phản ánh các khía cạnh khác nhau về hình ảnh
đất nước con người Việt Nam
trong giai đoạn này.
- Hà Nội xưa đã hiện lại một cách rõ nét qua
cuốn sách ảnh này.
* Qua đó cho thấy sự
công phu, tỷ mỷ trong công tác sưa tầm, biên soạn của tác giả.
* Do vậy có thể coi đây
là một cuốn sách ảnh lịch sử hiếm có, mang tới nhiều sự hấp dẫn cho bạn đọc.
2.
Nhận
xét chi tiết:
- Phần mở đầu trong đó có bài “Hà Nội -
Bối cảnh trở thành nhượng địa” nên chăng tìm cách diễn đạt thông thoáng hơn về
các chi tiết lịch sử, để bạn đọc hiểu một cách cặn kẽ hơn về đất nước và Hà Nội
trong giai đoạn này.
- Nếu đã coi đây là sách ảnh mang tính
lịch sử thì những phần viết chú thích cho ảnh cũng nên có không gian và thời
gian. Ví dụ phần chú thích ảnh về mục Lễ hội, trong đó có ảnh “Hội cờ người”,
cũng nên cho biết trò chơi đầu xuân này bắt nguồn từ đâu, vào thời kỳ lịch sử
nào?
- Nên chăng thêm phần giới thiệu về nhiếp
ảnh trong giai đoạn này, sự hình thành và phát triển trên thế giới, nhiếp ảnh
hội nhập vào Việt Nam
qua con đường xâm lăng của thực dân Pháp như thế nào?...
Trên đây là một vài ý kiến
nhận xét ban đầu. Do ma-két sách ảnh chưa thể hiện về mỹ thuật và cách trình
bày từ ảnh đến chữ, nên tôi chỉ sơ bộ có ý kiến như vậy.
Nhà xuất bản Hà Nội