Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục tư liệu trước 1945
Tóm tắt nội dung:
- Thăng
Long - Hà Nội, trong chiều dài và chiều sâu lịch sử, đã sáng tạo và truyền trao
đến ngày nay cho chúng ta nhiều giá trị văn hiến nổi bật, trong đó đặc biệt
quan trọng là nguồn tư liệu viết bằng chữ Hán Nôm. Tuy nhiên, nhiều tư liệu
hiện chỉ còn độc bản, vì nhiều lý do (chẳng hạn, như nhiều văn bia tại các địa
phương đã bị phá hủy, hiện chỉ còn thác bản tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Vì
thế, việc xây dựng và xuất bản bộ Tư liệu
văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Thư mục tư liệu trước 1945 nhằm giới thiệu
một cách cơ bản, toàn diện nguồn tư liệu này là công việc cần thiết trên nhiều
ý nghĩa và thiết thực để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Công trình này nhằm đạt một số mục tiêu cơ bản sau:
Thứ nhất, lần đầu tiên, các nguồn tư liệu văn hiến
Thăng Long - Hà Nội (bao gồm văn bia, hương ước, địa bạ, thần tích, thần sắc,
gia phả...) được tập hợp, giới thiệu trong phạm vi hành chính Hà Nội hiện nay
(1010), bao gồm các tư liệu đã được tập hợp tại các trung tâm lưu trữ, các cơ
quan nghiên cứu và một phần tư liệu mới được sưu tập.
Thứ hai, các tư liệu được tập hợp, phân loại theo mục,
quy về đơn vị hành chính hiện đại, giới thiệu tóm tắt nội dung, đặc điểm và
tình trạng văn bản, nơi lưu giữ, ký hiệu văn bản... để người đọc dễ dàng tra
cứu.
Bình
luận sách
* TS. Trần Hữu Huỳnh (Bình
luận đề cương)
1.
Về mục đích, ý nghĩa và
đối tượng phục vụ của đề tài
Tác
giả đã xác định mục đích, ý nghĩa của đề tài là thông tin thư mục nguồn tư liệu
viết bằng chữ Hán Nôm về Thăng Long - Hà Nội. Đây là thư mục địa chí văn hiến
về Thăng Long –Hà Nội.
Thư
mục địa chí văn hiến Thăng Long –Hà Nội (bao gồm: văn bia, hương ước, địa bạ,
thần tích, thần sắc, gia phả ...)được tập hợp và phân loại theo đơn vị hành
chính hiện nay, giới thiệu tóm tắt nội dung, đặc điểm và tình trạng văn bản, nơi
lưu giữ, ký hiệu văn bản...đóng góp thêm vào kho tàng thư mục về Thăng Long –Hà
Nội.
Đối
tượng phục vụ: người dùng tin quan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu Thăng
Long - Hà Nội trên tất cả các phương diện: địa lý, hành chính, kinh tế, văn
hoá, xã hội…Qua thư mục địa chí này giúp họ dễ dàng tra cứu khai thác tin về tư
liệu văn hiến chữ Hán Nôm của thủ đô.
2. Về phương pháp nghiên
cứu
Tác
giả đã xác định không gian hành chính Hà Nội hiện nay. Nguồn tư liệu cần khai
thác, phân tích, xử lý, phân loại loại hình.. như trong đề cương đưa ra theo
tôi là phù hợp. Ngoài các viện Thông tin Khoa học xã hội, viện Nghiên cứu Hán
nôm, thư mục thác bản văn khắc Hán nôm ... Tác giả cần lưu ý nguồn tư liệu tại
các Trung tâm thông tin- thư viện các trường đại học về lĩnh vực khoa học xã
hội (ví dụ: Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN hiện đang lưu trữ hơn 2.000
thác bản văn bia), Thư viện Quốc gia Việt Nam (sách Hán Nôm: 2.129 tư liệu), Thư
viện Hà Nội (1.500 bản văn bia, 1.300 tư liệu Hán Nôm)... hiện cũng đang lưu
giữ nguồn tư liệu trên để thư mục địa chí của tác giả đảm bảo tính đầy đủ toàn
diện.
Hình
thức triển khai tiến hành sưu tầm, khai thác nguồn tư liệu văn hiến và lập danh
mục phân loại, quy đổi đưa về đơn vị hành chính. Như vậy là phù hợp giúp cho
người dùng tin dễ tra cứu thông tin.
3. Về kết cấu thư mục
“Thư mục tư liệu văn hiến
Thăng Long-Hà Nội” cần có những phần chính:
a.
Lời
giới thiệu.
b. Phần thư mục tư liệu văn
hiến Thăng Long- Hà Nội.
Trong
đó tác giả phân chia: Thư mục tư liệu văn khắc; Thư mục tư liệu hương ước; Thư
mục tư liệu địa bạ; Thư mục tư liệu thần tích, thần sắc; Thư mục tư liệu Hán
Nôm khác. Như vậy, người dùng dễ định dạng các loại tư liệu mang tính khoa học
và tính thực tiễn.
c.
Phần bảng tra cứu (Index).
Phân
loại địa danh hành chính giúp cho bạn đọc dễ dàng tra cứu tìm tư liệu là phù
hợp và cần thiết của thư mục địa chí.
d.
Mục lục.
Cuối
thư mục địa chí văn hiến của tác giả nếu có phụ lục đính kèm bằng bảng, biểu...
làm tăng giá trị độ tin cậy khoa học của thư mục đối người dùng tin.
Trên
đây là những đóng góp của tôi nhằm hoàn chỉnh đề cương “Thư mục tư liệu văn
hiến Thăng Long - Hà Nội” của tác giả Vũ Văn Quân. Rất mong thư mục địa chí văn
hiến trên được thực hiện trong thời gian tới, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội.
Nhà xuất bản Hà Nội