Giáo dục Thăng Long - Hà Nội, truyền thống và hiện đại (bình luận bản thảo)
Tóm tắt nội dung:
-
Đề tài tập hợp, tuyển chọn, xâu chuỗi các tư liệu, tài liệu về giáo dục mà
Thăng Long - Hà Nội, nơi địa danh nhân kiệt luôn là trung tâm, khởi nguồn của
nền giáo dục từ khi dựng nước và giữ nước đến nay.
-
Nội dung đề tài cũng là nội dung chính
của cuốn sách "Việt Nam hướng tới
nền Giáo dục hiện đại" đã được Nhà xuất bản bản Giáo dục xuất bản năm
2007 và tái bản có bổ sung, chỉnh sửa năm 2009, nay được tác giả hoàn chỉnh,
nâng tầm lên, khẳng định, nhấn mạnh vị trí văn hóa của Thăng Long - Hà Nội -
cội nguồn tỏa sáng của truyền thống giáo dục Việt Nam, nền giáo dục cách mạng
và giáo dục trong thời kỳ đổi mới; là xuất phát điểm, nền móng của hệ thống
giáo dục quốc dân từ truyền thống đến hiện đại trong mọi thời kỳ .
Đề tài gồm Lời giới thiệu và ba phần:
Phần 1: giáo dục Thăng Long -
Hà Nội thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc.
Phần 2: Giáo dục Thăng
Long - Hà Nội trong nền dân chủ mới
Phần 3: Hiện đại hoá giáo dục
Thăng Long - Hà Nội
Bình
luận sách
* GS.TSKH. Phạm Minh Hạc
(Bình luận bản thảo)
1. Giới thiệu tóm lược bản thảo đề tài (dưới
đây gọi tắt là bản thảo):
1.1.
Bản thảo dày 340 trang khổ A4
Sau lời nói đầu và Lời cảm ơn
là:
Phần 1. Truyền thống giáo dục
(GD) Thăng Long - Hà Nội (TL-HN) (28 tr).
Phần 2. Giáo dục TL - HN trong
nền dân chủ mới (57 tr).
Phần 3. TL - HN và GD hiện đại
(80 tr).
Tài liệu tham khảo: 48
Phụ lục 1. Danh sách Trạng
nguyên và Tiến sĩ (115 tr).
Phụ lục 2. Danh sách GS. và
PGS (45 tr).
1.2. Trong phần 1 tác giả đã giới
thiệu nền GD thời phong kiến và thời thuộc Pháp: bắt đầu từ Văn minh Đại Việt
đến Văn hiến Thăng long là tài sản trí tuệ của dân tộc (học vấn, tiếng nói, chữ
Nôm, chữ quốc ngữ, các nhà trí thức...); dưới thời thuộc Pháp chuyển từ Nho học
sang Tây học, có các trường nghề, cao đẳng, đại học...; nêu 5 danh nhân tiêu
biểu: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn, Nguyễn Trường Tộ. Kết
thúc phần này bằng mục “Nguyên khí quốc gia”.
1.3. Phần 2 bắt đầu từ năm 1945 với
Tuyên ngôn Độc lập và một số trước tác của Hồ Chủ tịch về GD, nhân tài. Tiếp
theo là phong trào Bình dân học vụ (1945-1975), kết quả đào tạo trong nước và
gửi học sinh, nghiên cứu sinh đi học ở nước ngoài, các trường học sinh miền Nam,
thành tựu do ba cuộc cải cách giáo dục mang lại (35 trang). Rồi đến phát triển
GD thời đổi mới (15 tr.) đã phát triển mạnh với tư tưởng đa dạng hoá các loại
hình trường; trong phần này giới thiệu một số điều của Luật GD, một số văn bản
về GD của TƯ Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hệ thống GD quốc dân, phong chức danh
khoa học GS., PGS. Bên cạnh các thành tựu (trình bầy trong nhiều biểu, bảng),
tác phẩm đã đề cập đến một số tồn tại (về chương trình giảng dạy, mâu thuẫn
giữa quy mô và điều kiện, quy mô và chất lượng, v.v.) hiện nay cả xã hội đang
quan tâm.
1.4. Phần 3 dài 80 tr., dài hơn các
phần khác, trình bầy về hướng phát triển GD TL - HN, tập trung vào phương châm
hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, với xu thế đi vào kinh tế tri thức. Ở đây, tác
giả đã giới thiệu một số nét chính của GD thế giới qua kinh nghiêm một số nứơc,
như Pháp, Anh, Mỹ, Đức...nhằm hoàn thiện GD TL - HN, có đề xuất Sơ đồ Hệ thống
GD quốc dân trong tương lai (tr.133), hướng tiếp tục đổi mới tất cả các bậc
học, hợp tác quốc tế, gắn kết GD với KH và sản xuất, hợp tác quốc tế. Đề tài đã
dành 40 trang viết mục “Hoàn thiện...”nền GD thủ đô và cả nước.
2. Nhận xét
2.1. Bố cục ( 3 phần) hợp lý.
Nội dung trình bầy trong 176 trang
nói lên được những nét chính, tuy chưa toàn cảnh, của GD TL - HN, cả truyền
thống và hiện đại, có phần ưu tiên cho “hiện đại” - có thể coi đây là chỗ mạnh
của tác phẩm, theo đúng tinh thần “ôn cố tri tân”.
Văn phong sáng sủa, dễ đọc; chỗ nào
cần và có thể đã đưa thành biểu, bảng dễ xem.
Tóm lại, Bản thảo đã chứa đựng nội
dung về cơ bản theo đúng yêu cầu của Đề tài.
2.2. Kiến nghị cần bổ sung, nói rõ
hơn, nếu có điều kiện: GD thời Thăng long, rồi thời Hà nội, HN trước tháng
8-1945 và sau tháng 8 - 1945.
Nên nêu, có thể rất vắn gọn, hạn
chế của GD thời phong kiến (Mạo muội nêu một ví dụ: Văn miếu Quốc tử giám từ
bao giơ chỉ còn là di tích lịch sử), thực dân (GD phát triển theo “chiều nằm”,
GD đại học có quá muộn, thực chất mãi sau 1920).
3. Kiến nghị một số chỗ nên xem lại
3.1. Bây giờ còn “Mục Nam quan” nữa
không?
3.2. Chữ Nôm nên viết kỹ hơn, vd,
Quang Trung với chữ Nôm (tr. 10)
3.3
Tr. 19: “...thời kỳ nào cũng là nơi thắng địa...phát triển GD...”
3.4. Sau Đông kinh nghĩa thục, từ Hà nội có phong trào
Truyền bá quốc ngữ (tư 1938)
3.5. HN là thành phố đầu tiên PCGD tiểu học
(1991)
3.6. Hiệu trưởng ĐHBK là GS. Trần Đại Nghĩa
hay GS.Tạ Quang Bửu ? (tr.55)
3.7 “Giáo dục là nền tảng của CM” (tr.58) -
tôi sợ không đúng với lý luận cách mạng nói chung.
3.8. Tổng số cơ sở ĐT trên ĐH bây giờ
có phải là 127 không?
3.9. Trường ĐH DL Thăng long là ĐHDL
đầu tiên ở HN. ĐH Bình dương mới ra đời gần đây (tr.70)
3.10. Master thiếu r (tr.117)
3.11. “dân tộc, hiện đại, hội nhập
quốc tế” - thế còn “xã hội hoá, dân chủ hoá, chuẩn hoá”? (tr.124)
3.12. Luật GD đầu tiên ở nước ta là
Luật Phổ cập giáo dục tiểu học (1991) (tr.125)
3.13. GD thường xuyên không nên để
chung vào mục “GD nghề nghiệp” (tr.129)
4. Kết luận
Bản
thảo đã triển khai đúng theo Đề cương chi tiết đã được HĐ thông qua, đạt những
nội dung Đề tài yêu cầu. Tôi đề nghị Hội đồng nghiệm thu.
Nhà xuất bản Hà Nội