Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Thế giới biểu tượng trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội (bình luận bản thảo)
Thứ hai, 15/08/2011 12:46
Tác giả: PGS.TS. Trần Lâm Biền; PGS.TS. Trịnh Sinh (Đồng chủ biên). Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.

Tóm tắt nội dung

Trong tạo hình của người Việt, yếu tố biểu tượng đã phát triển rất cao. Biểu tượng Việt gắn rất chặt với bước đi và xã hội Việt, đặc biệt là lịch sử văn hóa. Cuốn sách nhằm hệ thống hoá và đánh giá giá trị biểu tượng trong nghệ thuật tạo hình ở Hà Nội xưa, từ đó nhằm giải mã những giá trị trong di sản văn hóa của Thăng Long - Hà Nội.

Đối tượng của đề tài liên quan chặt chẽ với các hiện vật chính được bài trí dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều chất liệu khác nhau ở di tích. Tư liệu về biểu tượng chủ yếu thông qua kết quả của các đợt điền dã thực địa ở nhiều địa điểm khác nhau, mà địa bàn cơ bản là châu thổ Bắc Bộ, tức là địa bàn sinh tụ và định cư lâu đời củ người Việt với một trọng tâm là Hà Nội. Đề tài có đóng góp tích cực vào việc xác định giá trị tích cực của di tích.

Bố cục của công trình như sau:

Phần 1: Những tiên đề tiếp cận giá trị biểu tượng

I. Địa lý cảnh quan một Hà Nội cổ

II. Cư dân thời đại đồ đá ở Hà Nội với các biểu tượng văn hoá nghệ thuật

III. Cư dân thời đại đồng thau và sắt sớm với các biểu tượng văn hoá nghệ thuật

IV. Phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ Hà Nội thể hiện trên các biểu tượng

Phần 2: Giá trị biểu tượng Hà Nội dưới thời quân chủ dân tộc

I. Giá trị biểu tượng trong kiến trúc chung và Hà Nội

II. Về giá trị biểu tượng trong điêu khắc tượng tròn, đồ thờ ở Hà Nội

IV. Giá trị biểu tượng trong chạm khắc trang trí trên địa bàn Hà Nội

Bình luận sách

* GS.TS. Ngô Đức Thịnh (Bình luận bản thảo)

1. Đây là cuốn sách rất cần thiết của bộ sách về di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Có thể nói biểu tượng là phần cốt lõi và tinh túy của văn hóa, ở đó nó ẩn tàng giá trị văn hóa của di sản. Do vậy chúng tôi rất hoan nghênh sự ra đời của công trình này của PGS.TS. Trần Lâm Biền và PGS.TS. Trịnh Sinh.

2. Cuốn sách đã được biên soạn công phu, đã phát hiện và bước đầu giải mã được các “tượng” chứa đựng bên trong cái “biểu”, giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của Hà Nội.

3. Kết cấu sách theo chiều lịch sử, phù hợp logic, văn phong rõ ràng, mạch lạc, hình ảnh phong phú, hoàn toàn có thể cho xuất bản.

4. Đề nghị nếu có thể nên bổ sung, nhấn mạnh hơn một số khía cạnh:

- Làm rõ hơn khái niệm “biểu tượng”, nó khác gì với “biểu trưng”. Nói rõ hơn các phần phô ra (biểu) và phần tiềm ẩn (tượng), tức là cái bộc lộc và cái che dấu của biểu tượng (câu giả mã). Đó cũng là khía cạnh giá trị của biểu tượng.

- Khi nào con người sáng tạo ra biểu tượng, một thứ ngôn ngữ ký hiệu, qua đó để thấy trình độ tư duy trừu tượng của con người.

- Đã nhìn biểu tượng theo chiều lịch sử nên các tác giả cũng nên chú ý đến sự kế thừa, kế tục của biểu tượng, thấy được đâu là yếu tố bản địa và đâu là yếu tố ngoại lai của biểu tượng.

- Bố cục vụn, thiếu logic.

- Lĩnh vực nay còn hẹp, sau này có điều kiện nên mở rộng (hiện vật khảo cổ, kiến trúc, điêu khắc...)

- Khi xác định không gian của Hà Nội, nhất là tiền sử nên ứng dụng lý thuyết này, trong đó sự tác động của trung tâm và ngoại vi.

- Cách hiểu biểu tượng, sao thiếu thư mục có bản “Tự điển biểu tượng”.

- nên in xen ảnh, hình vẽ và text.


Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá