Tóm tắt nội dung:
Công trình nghiên cứu có hệ thống một số vấn đề lý
luận về toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, các nhân tố tác động đến giai đoạn
“toàn cầu hóa 3.0” tác động đến các nước, các dân tộc, mỗi cá nhân đang sống
trên mọi ngõ ngách của trái đất, đặt lại nhiều vấn đề cơ bản như độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia, nhà nước và dân tộc. Đề tài nghiên cứu những vấn đề
chung của cả nước và của thủ đô có liên quan đến đổi mới và hội nhập quốc tế
như đầu tư, thương mại quốc tế, đánh giá thực trạng, thành tựu và đề ra định
hướng cho giai đoạn 2011-2020.
Đề
tài cũng nghiên cứu các mối quan hệ quan trọng đặc biệt giữa Việt Nam với Hoa
Kỳ và Trung Quốc nhằm đưa ra những hướng phát triển đặt trên căn bản lợi ích
dân tộc.
Công trình được chia làm 5 phần với 21 chương:
1. Phần thứ nhất: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam
2. Phần thứ hai: Hà Nội trong dòng chảy thời đại
3. Phần thứ ba: Đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI
tại Việt Nam
4. Phần thứ tư: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
5. Phần thứ năm: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Bình luận
*
GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng (Bình luận bản thảo)
I. Ưu điểm
- Cuốn sách đã trình bày
khá hệ thống các vấn đề lý luận, các khía cạnh và vấn đề chủ yếu cuả toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế như là hai mặt mang tính khách quan, tạo nên khung khổ
phát triển mới của thế giới để trên cơ sở này, nhận diện và làm rõ cơ hội, thách
thức và các yêu cầu đặt ra cho tiến trình hội nhập quốc tế, trước hết là hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Về
tổng thể, cuốn sách đã có bố cục hợp lý: bắt đầu từ hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam
để xác định một số cặp quan hệ song phương: Việt - Trung, Việt - Mỹ, các trục
quan hệ có tác động to lớn đến tiến trình hội nhập quốc tế của ta.
Trong
từng chưng mục cụ thể đã trình bày các vấn đề có hệ thống, nhấn mạnh các nội
dung hội nhập, cả mở cửa và tận dụng các cơ hội, vượt qua các thách thức bên
ngoài đến các nỗ lực cải cách bên trong, về mọi mặt nhằm thích ứng với các
chuẩn mực quốc tế trên quan điểm phát triện nhanh, bền vững đất nước và đảm bảo
độc lập, tự chủ quốc gia. Các nội dung phân tích đều có sự cập với các vấn đề
phát triển mới khi Việt Nam
đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020.
Các
nội dung về quan hệ Việt - Trung, Việt - Mỹ đã cố gắng có cái nhìn xuyên suốt
từ trước và sau bình thường hóa, nhấn mạnh các thay đổi của mỗi bên, cập nhật
các vấn đề mới đặt ra, kể cả các vấn đề nổi cộm nhất nên đã có nhiều kết luận
và kiến nghị có sức thuyết phục.
Bằng
tâm huyết và sự trải nghiệm đã có một sự nhìn nhận Hà Nội trong dòng chảy thời
đại đúng, rõ và có giá trị gợi mở tốt các ý tưởng phát triển cho Hà Nội.
II. Một số điểm cần trao đổi
Xem
lại bố cục, nên đặt Hà Nội trong dòng
chảy thời đại sau tất cả các phần sẽ hợp lý hơn.
- Đây là sách xuất bản
công khai nên các phần viết về các vấn đề nhạy cảm như “biển Đông”, “nạn kiều”,
“dân chủ”, “nhân quyền”... trong quan hệ với Trung Quốc và Mỹ nên biên tập lại
một cách cẩn trọng hơn.
- Một số nội dung cần
cập nhật thêm các vấn đề hội nhập trong quá trình tái cấu trúc và phát triển
nền kinh tế Việt Nam
giai đoạn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu mà tác giả đã
có rất nhiều bài viết đã công bố.
III - Kết luận
Đây là cuốn sách hay, có
nhiều ý nghĩa, thể hiện sự tâm huyết của tác giả về các vấn đề phát triển mới
của Việt Nam
và Hà Nội trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Đề nghị nhà xuất bản Hà Nội
cho xuất bản sớm để phục vụ đông đảo bạn đọc.
Nhà xuất bản Hà Nội