Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến: Tác giả - Tác phẩm.
Tóm tắt nội dung:
Dự án Điều tra sưu
tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến hoàn thành là
một công trình có ý nghĩa trong dịp chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Sự thành công của Dự án đã tạo tiền đề, cơ sở để Nhà xuất bản Hà
Nội tiếp tục đề xuất với UBND thực hiện Dự án giai đoạn 2. Để thực hiện được
công việc này cần có những đánh giá, nhìn nhận lại về chất lượng Tủ sách. Đồng
thời, những đóng góp của các nhà khoa học trong 4 năm qua cũng cần có những ghi
nhận xứng đáng. Việc biên soạn cuốn Tủ
sách Thăng Long ngàn năm văn hiến: Tác giả - Tác phẩm nhằm cung cấp diện
mạo đầy đủ của các tác phẩm, tác giả trong Tủ sách.
Mục đích của công trình
nhằm giới thiệu Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng
Long ngàn năm văn hiến: Nội dung chính của Dự án, các hạng mục trọng tâm, cơ
cấu và cách thức tổ chức, thực hiện; giúp cho độc giả nắm được nội dung cơ bản
của toàn bộ Tủ sách qua cái nhìn liên thông giữa các mảng sách, phục vụ cho
việc nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội với tính liên ngành, đa ngành
cao, toàn diện; góp phần tuyên truyền, quảng bá sâu rộng Tủ sách Thăng Long
ngàn năm văn hiến.
Cuốn sách gồm các phần
chính sau đây:
I. Bài giới thiệu tổng quan
1.
Giới thiệu tổng quan về Dự án
2.
Kết quả chính của Dự án
II.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Giới
thiệu các đầu sách theo từng mảng sách trong Tủ sách theo các tiêu chí sau:
-
Tên sách
-
Tên người (hoặc tập thể) tổ chức thực hiện cuốn sách (Tác giả, chủ biên, nhóm
biên soạn, tuyển chọn, biên dịch…).
-
Biên mục sách (Nội dung này rất cần thiết trong việc quảng bá, hội nhập và bản
quyền với thị trường xuất bản quốc tế).
-
Giới thiệu nội dung sách: cần ngắn gọn, súc tích, thể hiện được đầy đủ về kết
cấu, nội dung sách. Dung lượng 1 - 2 trang mỗi bài.
Bình
luận
* Ông
Nguyễn Xuân Hải (Bình luận đề cương)
Tôi hoan nghênh Nhà xuất
bản Hà Nội định xuất bản cuốn sách: “Tủ
sách Thăng long ngàn năm văn hiến: Tác giả - tác phẩm”. Nhà xuất bản lại có
nhã ý mời tôi tham gia hội đồng nghiệm thu bản thảo cuốn sách này… Tôi xin chân
thành cám ơn.
Sau khi nghiên cứu đề cương
cuốn sách, tôi có một số nhận xét sau:
Cảm nhận chung, tôi thấy tác
giả đã có nhiều suy nghĩ để hình thành và phác thảo ra một đề cương của cuốn
sách, tuyên truyền về tủ sách và thành công của tủ sách. Tuy nhiên để làm cho
giá trị nội dung của cuốn sách tốt hơn tôi xin chân thành và mạnh dạn trao đổi
thêm với ông tổng giám đốc Nhà xuất bản và tác giả một số suy nghĩ như sau:
Một là: Tôi có cảm nghĩ là mục đích xuất bản của cuốn sách tác giả đề
ra chưa rõ: Cuốn sách định giới thiệu về toàn bộ Tủ sách Thăng – Long ngàn năm văn hiến hay là giới thiệu về các tác giả và tác phẩm của tủ sách. Tôi
nghĩ cả hai vấn đề này đều cần được tuyên truyền giới thiệu, tuy nhiên viết
thành sách như thế nào chúng ta phải cân nhắc kỹ. Nếu không xác định rõ mục
tiêu chúng ta sẽ bị choáng ngợp trong sự phong phú của các sản phẩm của dự án
từ đó dẫn đến lúng túng trong việc bố trí dung lượng cho cuốn sách… Điều này
chỉ mới lướt qua các phần của đề cương chúng ta đã thấy rõ sự lúng túng đó…
Bởi vậy theo tôi cách khôn
ngoan nhất là ta chọn lấy việc giới thiệu tác giả, tác phẩm của Tủ sách mà
thông qua đó giúp bạn đọc hiểu về Tủ sách…
Hai là: Trên nền tảng nhận thức trên, theo tôi ngoài lời giới
thiệu, nội dung chính của sách nên tập trung vào các vấn đề sau:
I. Tổng quan về Tủ
sách Thăng long ngàn năm văn hiến: Nội dung chính của phần này giới thiệu
một cách tổng quan nhất về Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, chỉ tập
trung nêu rõ các hoạt động: Điều tra, sưu tầm, biên soạn, xuất bản và giới
thiệu danh mục sách ở các mảng sách. (phần này càng ngắn gọn, càng súc tích
càng tốt) và có thể lựa chọn đặt cho nó một tiêu đề hấp dẫn, thậm chí có thể
xếp nó vào phần phụ lục ăn theo của tác phẩm…
II. Tác phẩm và tác giả: Phần này là phần lõi
hay nói đúng hơn là dòng chủ lưu của cuốn sách. Tác giả nên tập trung giới
thiệu rõ những thông tin cơ bản nhất về cuốn sách ví dụ như: hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm, quá trình sưu tầm, biên soạn, xuất bản và dư luận xã hội, tóm tắt
tác phẩm, lời bình tổng quan nhất về tác phẩm… sau đó là giới thiệu về tác giả,
nhóm tác giả dịch giả, và nhóm biên tập đi liền với cuốn sách đó và những chú
giải cần thiết về cuốn sách…
Sau khi nghiên cứu bản đề cương
mẫu giới thiệu một cuốn sách cụ thể, tôi vẫn cảm thấy nội dung đơn giản và thô
cứng quá, hình như nó đang thiếu đi sự chuyển tải của một tác phẩm mang tính
giới thiệu văn học, lý luận văn học để tạo ra sự lôi cuốn người đọc…
Đôi lời kết luận: ý tưởng có một cuốn sách về tác giả tác phẩm của
Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến là một ý tưởng rất tốt, tuy nhiên nếu ý tưởng
đó với những nội dung phong phú mà nó sẽ chuyển tải bằng những hình thức và phương
tiện không thích ứng, không sinh động thì có khi lại làm cho ý tưởng đó giảm
mất tính thuyết phục…
Bởi vậy tôi chân thành đề nghị,
tác giả và Nhà xuất bản nên cân nhắc thận trọng trong khi biên tập cuốn sách
này.
Những ý kiến của tôi có thể
mang tính chủ quan và rất có thể không vừa lòng tác giả về phương diện nào đó,
rất mong được sự lượng thứ.
Nhà xuất bản Hà Nội