Tóm tắt nội dung:
-
Là đề tài kế thừa, được khảo sát, thẩm định và hiệu đính những kết quả đã công
bố trước; Bổ sung những tài liệu khoa học cần thiết về số lượng, nội dung của
khoảng 400 di tích, danh thắng.
-
Bản thảo tập hợp tương đối đầy đủ và hệ
thống những tư liệu, thông tin thể hiện những nét tiêu biểu đặc trưng nhất về
văn hoá Hà Nội nhìn từ góc độ danh lam thắng cảnh và di tích.
- Đề tài nghiên cứu tổng quan văn hoá Thăng Long - Hà
Nội, nhằm nghiên cứu chọn lọc, thống kê, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử - văn hoá, và di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu của Thủ đô
Hà Nội.
Giới thiệu lịch sử, tiến hành hiệu đính khoa học và
nghiên cứu bổ sung tư liệu đầy đủ, chính xác cho các danh thắng, di tích lịch
sử - văn hoá - cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội (Phân loại theo từng
loại hình: Danh thắng, di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng kháng
chiến...).
Qua việc giới thiệu về di sản văn hoá, về hệ thống các
danh thắng và di tích tiêu biểu của Hà Nội nhằm giáo dục truyền thống, tình yêu
quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta đối với Thủ đô Hà Nội
ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng, nhân ái, hoà bình. Cuốn sách này với nội
dung được thực hiện sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin tư liệu, tổng hợp
và đầy đủ nhất thể hiện được những nét tiêu biểu, đặc trưng của văn hoá Thăng
Long - Hà Nội nhìn từ danh lam thắng cảnh và di tích Lịch sử - Văn hoá.
* PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ
bình luận về đề cương sách Hà Nội - Danh
thắng và di tích (tập 2) lần 2
Tôi
đã nhận được đề cương: Đề án nghiên cứu về danh lam thắng cảnh và di tích lịch
sử văn hoá khu vực Hà Nội mới được mở rộng - thuộc đề tài biên soạn cuốn sách “Hà
Nội – Danh thắng và di tích”. Cùng Đề cương cuốn sách “Hà Nội: Danh thắng và di
tích” do TS Lưu Minh Trị chủ biên.
Tôi
có một số ý kiến như sau:
1.
Nhất trí để TS Lưu Minh Trị cùng các cộng sự tiến hành thực hiện đề tài theo
các nội dung ký kết với Nhà xuất bản Hà Nội.
2.
Các nội dung thực hiện trong đề án là cơ sở để đưa vào cuốn sách “Hà Nội – Danh
thắng và di tích”
3.
Sau khi đã hoàn thành thực hiện nội dung đề án, việc đưa nội dung này vào cuốn
sách và dự kiến chia cuốn sách thành 2 tập với Lời Nhà xuất bản, Lời mở đầu,
Phần Tổng quan chung cho cả 2 tập là hợp lí.
Tuy nhiên, vấn đề tập I
được phân định đến đâu, tập II bắt đầu từ đâu, nên để sau khi hoàn thành đề án,
lúc đó tuỳ kết quả nghiên cứu sẽ có tính toán phù hợp.
4.
Toàn thành phố Hà Nội khi đã mở rộng có 1270 di tích lịch sử - văn hoá danh
thắng được xếp hạng cấp Quốc gia và 1195 xếp hạng cấp thành phố và tỉnh. Trong
dự kiến trong cuốn sách chúng ta chọn lọc đưa vào 1000 cả cấp Quốc gia và một
số tiêu biểu của cấp tỉnh, thành. Đây là vấn đề có lẽ cũng cần phải có sự suy
nghĩ thêm để tránh phức tạp sau khi cuốn sách đã in.
Xin chúc Nhà xuất bản và nhóm biên soạn thành công.
* PGS.TS. Phạm Mai Hùng
bình luận về đề cương sách Hà Nội – Danh
thắng và di tích (tập 2) lần 2
Sau khi đọc kỹ đề cương
biên soạn tập sách: "Hà Nội - Danh thắng và di tích (tập II)" do TS.
Lưu Minh Trị chủ biên, chúng tôi có mấy nhận xét như sau:
1. Căn cứ vào Nghị quyết số
15, ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Quốc hội khoá XII
về việc điều chỉnh địa giới hành chíng của thủ đô Hà Nội thì toàn bộ tỉnh Hà
Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc), 4 xã thuộc huyện Hương Sơn (tỉnh Hoà Bình)
được nhập vào Hà Nội. Ngày 01 tháng 8 năm 2008, Nghị quyết nói trên đã có hiệu
lực về pháp lý và thực sự đã đi vào cuộc sống. Do vậy việc đề án nghiên cứu,
biên soạn các danh thắng, di tích vùng đất mới được mở rộng để đưa vào tập sách
"Hà Nội - Danh thắng và di tích" theo chúng tôi là hợp lý, khách
quan, khoa học và rất nhân văn.
2. Đề cương nghiên cứu,
biên soạn các danh thắng, di tích phần diện tích mới mở rộng của Hà Nội ngoài
lời mở đầu được cấu trúc bởi hai phần:
- Phần I: Một số
nét về địa lý, lịch sử và văn hoá khu vực Hà Nội
mở rộng.
- Phần II: Danh
thắng và di tích khu vực Hà Nội mở rộng.
Nội dung phần I, nếu
nghiên cứu kỹ, sẽ rất hữu ích cho việc biên soạn phần tổng quan về địa lý, lịch
sử - văn hoá của thủ đô Hà Nội. Còn phần II, chắc chắn sẽ làm phong phú thêm
diện mạo cũng như giá trị của di sản văn hoá
thủ đô.
Ngoài ra, phần phụ lục
cũng rất tiện ích, rất hữu dụng cho việc tổng hợp các danh thắng - di tích theo
địa bàn hành chính hiện hữu.
Theo chúng tôi, cấu trúc
nội dung như trên là hoàn toàn có thể chấp nhận được và Nhà xuất bản có thể ký
hợp đồng với Hội Di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội để triển khai kịp thời.
3. Sau khi nghiệm thu kết
quả nghiên cứu, biên soạn nội dung Danh thắng và di tích khu vực Hà Nội mới mở
rộng, theo chúng tôi Nhà xuất bản Hà Nội nên tổ chức họp để thống nhất lần cuối
cấu trúc nội dung tập sách "Hà Nội - Danh thắng và di tích" trước khi
quyết định xuất bản chính thức.
Nhà xuất bản Hà Nội