Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Bình luận sách |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết bình luận sách
Atlas Thăng Long - Hà Nội (Sách điện tử)
Thứ ba, 03/07/2012 10:14
Tác giả: GS.TS Trương Quang Hải (Chủ biên). Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Địa lý. Số trang: ước 120 trang.

Tóm tắt nội dung:

- Trong dịp chào đón ngày hội lớn của nhân dân Hà Nội và cả nước kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhu cầu hiểu biết về Thăng Long ngàn năm văn hiến trở nên quan trọng và cấp thiết đối với nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và đông đảo bạn bè trên thế giới.

Atlas Hà Nội thể hiện một cách khái quát quá trình phát triển và các điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội hiện  nay của thủ đô Hà Nội. Cung cấp một tài liệu trực quan sinh động giới thiệu về phạm vi lãnh thổ, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội qua các thời kỳ.

- Sách Điện tử đa phương tiện “Atlas Thăng Long - Hà Nội” được tuân thủ đúng với nội dụng của sách truyền thống nhưng lại cung cấp nhiều phương tiện khác hỗ trợ cho người đọc có thể tìm hiểu nội dung của sách trên nhiều phương diện khác nhau.

Bộ sách điện tử có thể đến với người đọc qua nhiều hình thức xuất bản khác nhau, xuất bản qua đĩa quang học (DVD) hoặc qua mạng toàn cầu (Internet). Với hình thức xuất bản đa dạng, người đọc có nhiều phương pháp để tiếp cận với sách điện tử.

- Với mục đích xây dựng Atlas vừa có thể sử dụng như một phần mềm chạy offline trên máy vừa có thể đăng tải nội dung lên internet nên kết cấu atlas sẽ có cấu trúc dạng web với 4 kiểu trang hiển thị chíxnh. Mỗi trang sẽ có nút để liên kết với các trang còn lại

1)     Trang chủ: Hiển thị giới thiệu chung về Hà Nội, bộ Atlas Hà Nội, mục đích và ý nghĩa của nó, giao diện đơn giản

2)     Trang mục lục bản đồ: Hiển thị danh mục các bản đồ được phần theo các nhóm sau:

Mở đầu:

Phần mở đầu có mục đích giới thiệu vị trí địa lý hiện nay và những đặc điểm địa lý chung nhất của thành phố Hà Nội, để người đọc nghiên cứu dễ dàng bản đồ ở các phần sau.

Phần 1.  Lịch sử Hà Nội qua hệ thống bản đồ

1.1. Thăng Long - Hà Nội trên bản đồ cổ và bản đồ thời thuộc Pháp:

1.2. Sự thay đổi lãnh thổ và phân chia hành chính của thành phố Hà Nội từ 1955 đến nay:

1.3. Thăng Long - Hà Nội trong các cuộc chống ngoại xâm, giành độc lập và bảo vệ đất nước:

Phần 2.  Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Phần này nhằm giới thiệu những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của thành phố (trong địa giới hiện nay) và bao gồm các nhóm bản đồ dưới đây (kèm theo bản đồ có bài viết và ảnh minh họa):

2.1.          Địa chất

2.2.          Địa hình

2.3.          Khí hậu

2.4.          Thủy văn

2.5.          Thổ nhưỡng và tài nguyên đất

2.6.          Sinh vật

2.7.          Cảnh quan và phân vùng địa lý tự nhiên

Phần 3. Dân cư, kinh tế, xã hội

3.1.          Dân cư

3.2.          Kinh tế

3.3.          Khoa học, giáo dục - đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao:

3.4.          Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội qua các thời kỳ

3)     Trang tìm kiếm: sẽ hiển thị danh mục các bản đồ tìm kiếm theo từ khóa

Trang bản đồ: từng bản đồ cụ thể sẽ được thiết kế thành một trang theo một mẫu chung, trong trang này sẽ có 2 phần chính rõ rệt là bản đồ và thuyết minh (bao gồm cả lời, hình ảnh và số liệu).

Bình luận sách đề cương Sách điện tử

* Ông Phạm Thế Bính - Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin Ban Đảng

I. Nhận xét chung:

          Đề cương đã mô tả được nhu cầu thực tiễn về việc xây dựng sách điện tử đa phương tiện cũng như nội dung và bố cục cuốn sách để giới thiệu cho cả thế giới biết đến quá trình hình thành và phát triển của Thủ đô Hà Nội kể từ khi có chiếu chỉ dời đô của Nhà Lý, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đề cương cũng đã mô tả được một số nét về yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu chức năng của hệ thống sách điện tử. Tuy nhiên, để cho dự án mang tính khả thi, đảm bảo hiệu quả, Đề cương nên được sửa đổi, bổ sung ở một số vấn đề và tác giả nên xem lại về ngữ nghĩa một số từ, ngữ pháp một số câu, rà soát các lỗi đánh máy để Đề cương có sức thuyết phục hơn.

II. Những ý kiến đóng góp chi tiết đối với nội dung Đề cương:

1. Về phần tổng quát của Đề cương:

          Trong phần này, tác giả đã mô tả được nhu cầu xuất bản tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Tuy nhiên, tác giả chưa mô tả rõ nhu cầu xuất bản sách điện tử đa phương tiện thông qua thế mạnh của loại sách này so với loại sách phát hành truyền thống trên giấy cũng như sách điện tử thông thường và chưa thể hiện nhất quán tên gọi này trong Đề cương. Nếu có thể được, nên thêm tên gọi thuần Việt cho bộ sách điện tử này để người Việt dễ nhận biết.   

          Trong phần mục tiêu của dự án, tác giả cần nêu bật được những sản phẩm của dự án, nên tách ra làm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Phần mục tiêu cụ thể nên mô tả kỹ những đặc điểm của sản phẩm, làm cơ sở để sau này nghiệm thu sản phẩm, thiết nghĩ không cần nêu tác dụng và các hình thức khai thác sách điện tử trong mục này.

2. Phần nội dung sách điện tử:

          Đề cương đã mô tả nội dung bộ sách điện tử sắp xuất bản trên nền tảng cơ bản là bộ sách đã xuất bản theo phương pháp truyền thống, là sản phẩm của một Đề án đã thực hiện từ trước. Do Đề án đã thực hiện trước đây chỉ tiến hành xây dựng Atlas trên cơ sở giới hạn của Hà Nội (cũ), chưa phải là Hà Nội sau khi sát nhập nên tập sách đã phát hành trước đây của Nhà xuất bản Hà Nội cũng mới chỉ mô tả được về Hà Nội cũ. Tuy nhiên, nếu bộ sách điện tử này được định hướng là sẽ nhất quán với nội dung của cuốn sách trước đây thì số liệu trong bộ sách này vẫn sẽ bị khác rất nhiều so với số liệu do Chính phủ hiện đang công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng cho toàn thế giới về diện tích, dân số,…của Hà Nội. Vì vậy, đề nghị Nhà xuất bản nên lưu ý tới định hướng này.

          Đề cương có chia phần này thành 2 mục nhưng chưa logic với nhau về nội dung và hình thức. Mục 1 có 2 dòng bị lẫn nội dung của một Đề cương khác. Nên đổi mục 1 là “Nội dung tổng quát của sách điện tử” để logic với mục 2.

          Trong mục 2, đoạn đầu không nên nói về hình thức hoạt động và kịch bản khi sử dụng sách điện tử, nên chuyển đoạn này sang phần khác. Trong phần giới thiệu mở đầu đối với bạn đọc có lẽ chỉ cần đưa ra bản đồ hành chính là đủ. 

          Trong mục 1.2, nếu nội dung của bộ sách không phản ánh diện tích, hành chính của Hà Nội hiện nay thì nên thay chữ “đến nay” bằng chữ “cho tới trước ngày 01/8/2008” để đảm bảo tính chính xác.

          Nội dung của “Tư liệu” nên phát huy thế mạnh của loại hình sách điện tử đa phương tiện để tăng độ hấp dẫn, nên bổ sung thêm ít nhiều tư liệu dạng video và âm thanh, không nên chỉ bao gồm tư liệu ảnh như sách xuất bản theo phương pháp truyền thống.

3. Phần yêu cầu kỹ thuật, công nghệ:

          Phần nguyên tắc thiết kế hệ thống, phần tổ chức và lưu trữ thông tin cũng như phần bảo mật và an toàn số liệu trong Đề cương mới mô tả những nét khái quát mang tính lý thuyết của một hệ thống thông tin, chưa mô tả  các đặc điểm kỹ thuật, công nghệ cần phải đáp ứng của một cuốn sách điện tử và còn đưa ra nhiều yêu cầu còn nặng tính lý thuyết, có lẽ cũng không cần thiết và khó đảm bảo tính khả thi, bị lẫn với yêu cầu về mặt chức năng, ví dụ: quản lý giao dịch, tự động backup và khôi phục dữ liệu, quản lý các tiến trình, tự động tối ưu dữ liệu, hệ thống linh hoạt dễ dàng triển khai cho nhiều cấp, người sử dụng có thể thay đổi cách thức bố trí trên màn hình, tạo cho mình màn hình làm việc riêng, hệ thống có khả năng tích hợp và kết xuất các báo cáo,...

          Mục “Tổ chức và lưu trữ thông tin” nên mô tả rõ các loại dữ liệu của sách điện tử và nên trình bày lại sơ đồ trong trang 11 giúp cho người đọc hiểu được mục đích của tác giả.

          Mục “Yêu cầu về công nghệ và kỹ thuật” chỉ cần mô tả yêu cầu công nghệ và kỹ thuật của sản phẩm dự án cần phải đáp ứng, không nên giới hạn các ngôn ngữ lập trình và phần mềm xử lý đồ họa.

4. Phần yêu cầu về mặt chức năng và hình thức:

          Đề cương nên phân tách rõ phần yêu cầu về chức năng khai thác và phần yêu cầu về hình thức sản phẩm. Ngoài ra, cũng nên có phần mô tả về kịch bản khai thác.

Nên chuyển đoạn mô tả yêu cầu “Chạy được trên các trình duyệt…Windows 2000/2003 trở lên” sang mục “Yêu cầu về kỹ thuật” và bổ sung thêm yêu cầu sản phẩm có thể khai thác bình thường trên hệ điều hành nguồn mở và trình duyệt nguồn mở.

          Đề cương nên mô tả rõ các chức năng người sử dụng có thể khai thác trong khi khai thác sách điện tử, nên mô tả rõ chức năng của nút “Thuyết minh”“Chú giải” để người đọc thấy được sự khác biệt.

          Đề cương nên phân tách rõ các chức năng phục vụ cho việc sản xuất ra bộ sách và các chức năng phục vụ cho quản trị, khai thác nội dung bộ sách. Có lẽ dự án này cũng chỉ cần quan tâm đến các chức năng sẽ dành cho người sử dụng là đủ. Đề cương nên mô tả rõ các chức năng thực sự mà bạn đọc có thể sử dụng để khai thác bộ sách. Còn các chức năng phục vụ cho việc sản xuất ra bộ sách nên để cho nhà thầu thực hiện dự án tự quyết định, dự án không cần xác định rõ. 

          Nên chuyển “chức năng mã hóa thông tin” và “chức năng chống sao chép” sang phần các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và nên bố trí mục “Tư liệu” gắn liền đối với mỗi bản đồ cụ thể. 

          III. Kiến nghị:

          Về cơ bản, Đề cương đã mô tả được nhu cầu xuất bản bộ sách điện tử đa phương tiện để phát hành rộng rãi “Atlas Thăng Long – Hà Nội” của Nhà Xuất bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, để đảm bảo được tính hiệu quả, tính khả thi của dự án, Đề cương nên được sửa đổi, bổ sung các nội dung đã góp ý ở trên.

 

Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá