Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Sách đang biên soạn |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết sách đang biên soạn
BIÊN NIÊN SỬ PHONG TRÀO THƠ MỚI HÀ NỘI (1932-1945)
Thứ tư, 15/01/2014 08:41

Mục đích công trình Biên niên sử phong trào Thơ mới (1932-1945) chỉ nhằm tập trung khảo sát một cách hệ thống, căn bản, triệt để và toàn diện vấn đề phong trào Thơ mới. Đề tài khác có tính tổng hợp cao, xác định rằng trong Tự lực văn đoàn đã có Thơ mới. Thực tế thì ...

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
BIÊN NIÊN SỬ PHONG TRÀO THƠ MỚI HÀ NỘI (1932-1945)
Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn.
 
1. KHÁI LƯỢC - Tóm tắt nội dung, những vấn đề chính và định hướng qui cách biên soạn Niên biểu phong trào Thơ mới Hà Nội (1932-1945)
- Mục đích công trình Biên niên sử phong trào Thơ mới (1932-1945) chỉ nhằm tập trung khảo sát một cách hệ thống, căn bản, triệt để và toàn diện vấn đề phong trào Thơ mới. Đề tài khác có tính tổng hợp cao, xác định rằng trong Tự lực văn đoàn đã có Thơ mới. Thực tế thì các thành viên tổ chức Tự lực văn đoàn chủ yếu viết văn xuôi (về thơ chỉ có Tú Mỡ, Thế Lữ; sau mới có thêm Xuân Diệu)…
- Số tác giả Thơ mới tham gia Tự lực văn đàn chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, trong khi số lượng người viết Thơ mới lên đến cả trăm (riêng số được chọn đứng tên trong Thi nhân Việt Nam cũng đã tới 46 người), chưa kể đến tên tuổi hàng chục nhà khảo cứu, phê bình, bình luận, giảng luận, tranh luận, trao đổi, đọc điểm về Thơ mới ở Hà Nội và khắp trong Nam ngoài Bắc… Tóm lại, vấn đề phong trào Thơ mới và Tự lực văn đoàn có sự giao thoa nhưng khác biệt căn bản về tính tổ chức, tôn chỉ, qui mô, mục đích sáng tác, đội ngũ tác giả, phạm vi địa bàn, hình thức thể loại và cả lịch sử tiếp nhận nữa.
- Với những suy nghĩ trên và quá trình thâm nhập khảo sát tư liệu bước đầu, Nhóm tác giả kính đề nghị được tiếp tục thực hiện đề tài Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932-1945) với sự đảm bảo về qui mô, chất lượng và hiệu quả của công trình...
- Sắp xếp các mục theo trình tự thời gian. Có thể coi dung lượng niên biểu sự kiện mỗi năm tương đương với một chương (14 chương), chưa kể phần Tổng luận - Lời nói đầu và chương Phụ lục (niên biểu thơ mới năm 1946)…
- Niên biểu sự kiện mỗi năm sẽ được trình bày, mô tả theo qui cách thứ tự từng các ngày trong tháng, các tháng trong năm và thứ tự các năm nối tiếp nhau. Mỗi mục niên biểu sẽ có phân tích, dẫn giải và trong một số trường hợp sẽ có thêm chú thích nếu thấy cần thiết.
- Việc mô tả, chú dẫn tên tác giả, tên mục bài, tên bài báo (tên chương mục, tên sách) kèm theo xuất xứ Nhà xuất bản, Nơi xuất bản, Năm xuất bản và số trang sẽ tuân theo qui cách thống nhất, v.v...
2. KẾT CẤU
2.1. Phần thứ nhất: Tổng luận - Lời giới thiệu (Nguyễn Hữu Sơn)
2.2. Phần thứ hai: Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932-1945)
       2.2.1. Năm 1932
 Tháng 2-1932
- Phan Khôi: Lối “thơ mới” trình chánh giữa làng thơ (Đông Tây, Tập văn Mùa Xuân 1932)
10-3-1932
- Phan Khôi: Lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ (Phụ nữ tân văn - PNTV, số 122)
26-5-1932
- Nguyễn Thị Kiêm: Cô Nguyễn Thị Kiêm nói về vấn đề Nữ lưu và văn học (PNTV, số 131)…
 
       2.2.2. Năm 1933
3-3-1933
- Nhất Linh: Thế nào là thơ mới (Phong hóa,số 36)
7-7-1933
Nhất Linh: Nguyễn Thế Lữ - một nhân vật mới trong làng Thơ mới (Phong hóa,số 54)
6-10-1933
- Nhị Linh: Làm thơ có nên cần cân nhắc từng chữ không? (Phong hóa, số 67)
13-10-1933
- Nhất Linh: Sự cân nhắc chữ trong thơ cũ và thơ mới (Phong hóa,số 68)…
2.2.3. Năm 1934
          - Bàng Bá Lân xuất bản Tiếng thông reo
          - Huy Thôngxuất bản Anh Nga
          - Nguyễn Vỹ xuất bản Tập thơ đầu
          - Lan Sơn xuất bản Anh với em
          - Lan Sơn xuất bản Khúc Ly tao...
          - Khái Hưng đề tựa tập thơ Dòng nước ngược của Tú Mỡ (Đời nay, H., 1934)
          11-3-1934
- Tường Bách: Thơ mới (Phong hóa,số 97)
28-12-1934
- Lê Ta: Cùng ông Nguyễn Vỹ (Phong hóa,số 130)…
 
          2.2.4. Năm 1935
- Thế Lữ xuất bản Mấy vần thơ
          - Nguyễn Nhược Pháp xuất bản Ngày xưa
          ­- Phan Văn Dật xuất bản Bâng khuâng
- Huy Thông xuất bản Tiếng địch sông Ô
- Đông Hồ xuất bản Cô gái xuân
15-2-1935
- Ngộ Không: Hạnh, Kiêm tỉ thí lôi đài (Phong hóa, số 136)
22-2-1935
- Lê Ta: Cuộc điểm sách: Tiếng thông reo của B. Blan (Phong hóa, số 137)…
 
2.2.5. Năm 1936
- Thế Lữ: Một nhà thi sĩ mới - Xuân Diệu (Phong hóa, số 46, Xuân)
12-4-1936
- Nguyễn Huy Quý: Tình yêu (Tập thơ). Nxb… (SH, số 1, ra ngày 1-8-1936)
- Nhuệ Thủy: Tình em (Tập thơ). Nxb… (SH, số 2, ra ngày 8-8-1936)
- Nhiều Tác giả: Những áng thơ hay (Nguyễn Nhuệ Thủy biên tập, Lê Tràng Kiều đề tựa. Có thơ của Thái Can, Phạm Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Khắc Hiếu…). Nxb… (SH, số 2, ra ngày 8-8-1936).
- Hàn Mặc Tử: Gái quê (Tập thơ. Phạm Văn Ký đề tựa). Nxb… (SH, số 15, ra ngày 7-11-1936)
- Lan Sơn: Anh với em (Tập thơ. Nguyễn Tiến Lãng đề tựa). Nxb…
- Thạch Lam: Cuộc điểm báo: Đừng vịnh nữa (Phong hóa, số 182)…
- Xuất hiện Trường thơ Loạn ở Bình Định (Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên…).
- Huy Thông: Tiếng địch sông Ô. Nxb… (SH, số 26, ra ngày 30-1-1936)
- Đỗ Huy Nhiệm: Thiên diễm tuyệt. Nxb… (SH, số 26, ra ngày 30-1-1936), v.v…
2.2.6. Năm 1937
5-9-1937
- Khái Hưng: Một thi sĩ Chàm: Chế Lan Viên (Phong hóa, số 75)
 6-7-1937
- Hàn Mặc Tử: Những văn tài mới nở: Chế Lan Viên – thi sĩ của vương quốc Chiêm Thành (Tràng An), v.v…
2.2.7. Năm 1938
- Xuân Diệu: Đôi lời tự thuật về tập Thơ thơ (Sắp xuất bản) (Phong hóa, số 102, Xuân)
 26-1-1938
- TrươngTửu: Một thi sĩ của điêu tàn. Ích hữu, số 101…
9-2-1938
- Trương Tửu: Quan niệm thơ của Chế Lan Viên. Ích hữu, số 102 + 103…
3-1938
- Phong Trần: Chế Lan Viên – một thi sĩ điên. Tiến bộ, số 20…
26-3-1938
- Chế Lan Viên: Ông Trương Tửu cãi lại ông Trương Tửu. Bắc Hà, số 12…
24-4-1938 và 1-5-1938
- Xuân Diệu: Thơ ái tình (Phong hóa, số 107+108)
17-7-1938
- Thế Lữ: Tựa Thơ thơ của Xuân Diệu (Phong hóa, số 119), v.v…
 
2.2.8. Năm 1939
- Thành lập nhóm Xuân Thu nhã tập.
- Văn Bình:Thi sĩ Tản Đà bình văn và tỏ bày tâm sự (Ngày nay, số 147)…
30-3-1939
- Chế Lan Viên: Lòng tôi sống lại ở trong chiều buồn. Tiểu thuyết thứ Năm, số 23…
17-6-1939
- Xuân Diệu:Công của thi sĩ Tản Đà (Ngày nay, số 166), v.v…
          2.2.9. Năm 1940
25-5-1940
- Nhất Linh: Nghẹn ngào của Tế Hanh (Ngày nay, số 209), v.v…
2.2.10. Năm 1941
1-5-1941
- Chế Lan Viên: Nhà thơ Đường cuối cùng: Quách Tấn. Bạn đường,số 6…
- Phan Khôi và Huỳnh Thúc Kháng bàn Thơ mới trên Dân báo (2/6, 23/7, 24/7) và Tiếng dân (9/7, 6/8)…
Tháng 9+10-1941
- Lê Thanh: Thơ tự do. Tri tân, số 16 +18+19, v.v...
 
2.2.11. Năm 1942
Tháng 5-1942
-         Kiều Thanh Quế: Hàn Mạc Tử của Trần Thanh Mại. Tri tân, số 46…
Tháng 6-1942
- Xuất bản Xuân Thu nhã tập (Xuân Thu thư lâu xuất bản) với sự tham gia củaPhạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Đỗ Cung…
          Tháng 7-1942
- Phạm Mạnh Phan: Đọc Hương cố nhân của Nguyễn Bính. Tri tân, số 54…
Tháng 7-1942
-         Hội Thống Vũ Văn Lợi: Phê bình Kinh cầu tự của Huy Cận. Tri tân, số 55…
16-8-1942
          - Diệu Anh: Nói chuyện thơ nhân quyển Thi nhân Việt Nam, 1932-1941. Thanh nghị, số 19...
          16-8-1942
          - Vũ Bội Liêu: Mỹ từ pháp trong văn chương Pháp và Việt Nam. Thanh nghị, in từ số 19...
Tháng 10-1942
- Lam Giang: Luật thơ mới. Tri tân, số 68, v.v…
16-9-1942
- Lê Huy Vân: Đọc sách mới: Xuân thu nhã tập. Thanh nghị, số 21…
1-10-1942
- Diệu Anh: Đọc Xuân thu nhã tập. Thanh nghị, số 22...
1-11-1942
- Trương Chính: Đọc Lửa thiêng của Huy Cận.Thanh nghị, số 24…
1-12-1942
- Trương Chính: Vụ kiện “Hàn Mặc Tử”. Thanh nghị, số 26…
 
2.2.12. Năm 1943
Tháng 1-1943
- Vũ Bội Liêu: Mùa xuân - một nguồn cảm hứng dồi dào của thi nhân. Thanh nghị, số Xuân, 29-31...
Tháng 1-1943
- Chu Thiên: Phê bình Việt Nam thi ca luận của Lương Đức Thiệp. Tri tân, số 80...
 
Tháng 10-1943
- Minh Tuyền: Triết thi (Poésie philosophique). Tri tân, số 118...
2.2.13. Năm 1944
Tháng 3-1944
- Hoa Bằng: Bước tiến triển và vết biến thiên của thi ca ta. Tri tân, số 133+134…
Tháng 3-1944
- Kiều Thanh Quế: Nhân đọc Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân. Tri tân, số 134…
Tháng 4- 1944
-         Kiều Thanh Quế: Thi sĩ Lưu Trọng Lư với Tiếng thu. Tri tân, số 138...
Tháng 6-1944
- Hoàng Thiếu Sơn: Cải tạo tinh thần thi ca. Tri tân,số 146, v.v…
2.2.14. Năm 1945
- Tế Hanh xuất bản Hoa niên (NXB Đời nay, H.)
Tháng 1+2-1945
- Lê Thanh: Ba người thợ cần mẫn - Ông Nguyễn Khắc Hiếu. Tri tân, số 173+174...
Tháng 2-1945
- Kiều Thanh Quế: Những xu hướng văn học Việt Nam trong năm qua. Tri tân, số 175+178, v.v…
Phụ lục
2.2.15. Năm 1946
- Thành lập nhóm Dạ đài với sự tham gia của Trần Dần, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương…
3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ
- Số trang chữ: 720 (tính theo khổ sách 16 x 24cm)
- Hình ảnh, bản đồ, biểu bảng: 10 trang .............................................
- Tổng số trang bản thảo: 730-800 trang............................................
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá