Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Sách đang biên soạn |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết sách đang biên soạn
Hà Nội - Điện Biên phủ trên không
Thứ tư, 15/01/2014 08:41

- Khôi phục lịch sử trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm tháng 12/1972, trong đó nêu bật vai trò của quân và dân Hà Nội, lực lượng phòng không quốc gia và các tỉnh miền Bắc;
- Làm sáng tỏ thêm những bài học: vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân, về sự chuẩn bị chủ động và chu đáo, về cách đánh sáng tạo, về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận phòng không nhân dân ba thứ quân liên hoàn, vững chắc 

ĐỀ CƯƠNG
Tên sách:
Hà Nội - Điện Biên phủ trên không.
Chủ biên: PGS.TS Trịnh Vương Hồng.
Mục đích, ý nghĩa của đề tài: (quy ước)
Khôi phục lịch sử trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm tháng 12/1972, trong đó nêu bật vai trò của quân và dân Hà Nội, lực lượng phòng không quốc gia và các tỉnh miền Bắc;
Làm sáng tỏ thêm những bài học: vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân, về sự chuẩn bị chủ động và chu đáo, về cách đánh sáng tạo, về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận phòng không nhân dân ba thứ quân liên hoàn, vững chắc;
Khẳng định ý nghĩa thắng lợi - một nhân tố quyết định buộc đối phương ký Hiệp định Paris, Mỹ rút quân về nước. Qua đó góp phần trao đổi khoa học với nhận thức của tác giả nước ngoài rằng có thể “tránh được” cuộc ném bom bằng B.52 của Hoa Kỳ.
Trên đây cũng là lý do cần triển khai nghiên cứu đề tài này.
Đề tài phục vụ đông đảo bạn đọc, có nâng cao (qua sự kiện giải thích sâu thêm) những nội dung quan trọng hoặc còn ý kiến khác.
 
Bố cục
          Mở đầu
Sơ lược lịch sử nghiên cứu về trận “Điện Biên Phủ trên không”: Tổng kết của Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô Hà Nội, Tổng kết của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân, nhiều cuộc hội thảo khoa học do lãnh đạo Hà Nội, Quân chủng Phòng không - Không quân, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Viện Quan hệ Quốc tế (về mối quan hệ giữa Hội nghị Paris và trận “Điện Biên Phủ trên không”…) tổ chức hoặc phối hợp tổ chức. Sự kiện trên còn được nhiều vị tướng lĩnh, nhà khoa học trong và ngoài nước, nhân chứng lịch sử viết hồi ức, hồi ký hoặc nghiên cứu.
Tuy nhiên, tất thảy các công trình trên mới chỉ đề cập một hoặc vài lĩnh vực, thuộc địa phương hoặc ngành / lực lượng chức năng. Chưa có công trình nào đề cập một cách toàn diện, đầy đủ, mang tính chất một công trình lịch sử về sự kiện đặc biệt này.
Chương I: Bối cảnh chung và con đường dẫn đến cuộc đối đầu lịch sử trên bầu trời Hà Nội tháng 12 năm 1972
1.     Chiến tranh cách mạng ở miền Nam và những tác động đến chính trường Hoa Kỳ
-   Tình hình quân đội VNCH sau thất bại ở Đường 9 Nam Lào 1971 - sự gượng dậy, tăng quân số và vũ khí trang bị…
Tháng 12/1971, Nichxơn tuyên bố: “Vai trò chiến đấu trên bộ của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã chấm dứt”.
Đầu 1972, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: “Miền Nam Việt Nam đã vượt qua thời kỳ hậu chiến”.
Mỹ và chính quyền Sài Gòn chuẩn bị mở “đợt hoạt động đặc biệt” tiến công đồng loạt nhằm ngăn chặn “Chiến dịch 1972 của cộng sản”.
Trong khi đó, ngay từ tháng 5/1971 và tiếp đó, đầu năm 1972, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương mở các đợt tiến công “giành thắng lợi quyết định”, “năm 1972 là năm hết sức quan trọng… năm có thời cơ thuận lợi để đưa cuộc kháng chiến tiến lên mạnh mẽ…”.
Kết quả cuộc tiến công chiến lược 1972 trên ba chiến trường: Trị Thiên, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã làm thất bại một bước căn bản chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, so sánh lực lượng trên chiến trường trở nên có lợi cho ta.
Mỹ chịu sức ép trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao (chuẩn bị bầu cử tổng thống, dư luận chính giới Mỹ và đấu tranh ở Hội nghị Paris).
Đối phó của Mỹ nhằm cứu vãn thất bại nhiều mặt, ngăn chặn chi viện của miền Bắc, ngăn chặn tiến công của ta… Từ tháng 4/1972, Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ bằng không quân và hải quân đánh phá, phong tỏa miền Bắc.
Mỹ tiến hành chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc: Níchxơn thăm Trung Quốc (tháng 2/1972) và Liên Xô (tháng 5/1972).
“Chiến tranh Việt Nam” tiếp tục tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới nội tình nước Mỹ. Phong trào chống chiến tranh bùng lên, Quốc hội cắt giảm ngân sách, bầu cử tổng thống đến gần, Chính phủ Mỹ nhận thấy cần “nghiêm chỉnh” ở Paris (kể cả sách lược nhằm làm yên lòng Sài Gòn…). Tiếp tục chiến tranh thì thắng lợi mờ mịt, chấp nhận giải pháp… chấm dứt chiến tranh thì lo không giữ được chính quyền Sài Gòn.
2.     Tính toán của Mỹ trong sử dụng không quân chiến lược tập kích Hà Nội, Hải Phòng và nhiều mục tiêu khác ở miền Bắc.
Tình hình Hội nghị Paris cho đến cuối năm 1972. Những bế tắc, những điều đạt được, lủng củng - mâu thuẫn từ phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn…
Dự thảo Hiệp định vào tháng 10, nội dung và lịch trình ký.
Mỹ lật lọng, “lừa dối thế kỷ” và mở Chiến dịch Lainơbếchcơ II
Làm tê liệt đời sống hàng ngày của Hà Nội, Hải Phòng, khuất phục ý chí chiến đấu của quân và dân ta.
Dùng sức mạnh quân sự cho mục tiêu đàm phán trên thế mạnh, thông qua Hội nghị Paris ép ta nhân nhượng, thay đổi nhiều điểm trong văn bản đã cùng thỏa thuận vào tháng 10, thay vào những điều có lợi cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn, trấn an chính quyền Sài Gòn, răn đe Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác về sức mạnh và quyết tâm của Mỹ.
Thay đổi cục diện có lợi cho Mỹ và ngụy, thủ tiêu khả năng của miền Bắc chi viện cho cách mạng miền Nam.
Lực lượng không quân Mỹ được huy động vào cuộc tập kích đường không chiếc lược.
Chương II: Hà Nội cùng lực lượng phòng không quốc gia chuẩn bị chiến đấu
1.     Sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo về âm mưu của đế quốc Mỹ dùng máy bay chiến lược đánh phá Hà Nội.
Chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung Ương, Bộ Quốc phòng về công tác chuẩn bị đánh địch.
2.     Chuẩn bị của quân và dân Hà Nội
Cuộc chiến đấu chống chiến dịch tập kích đường không bằng B.52 là sự nối tiếp cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
Xây dựng và củng cố quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B.52 vào Hà Nội.
Vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân vào địa bàn Hà Nội (khai thác sự chỉ đạo về phối hợp với địa phương bạn - Hà Tây đương thời).
Quyết tâm chiến đấu được xác định từ nhiệm vụ trên giao (Quyết định số 102/QĐ-QP ngày 1/9/1964) và từ vị trí, vai trò của Hà Nội.
Nghiên cứu, đánh giá âm mưu và thủ đoạn đánh phá của địch, thường xuyên cập nhật thông tin, kịp thời bổ sung vào quyết tâm chiến đấu.
Động viên chính trị thường xuyên, kịp thời cùng với triển khai chỉ đạo các biện pháp, giải pháp cụ thể.
-         Tổ chức phòng không nhân dân (phòng tránh)
Tổ chức và vận động nhân dân sơ tán;
Động viên và tổ chức làm hầm, hố trú ẩn;
Tổ chức hệ thống quan sát, thông tin, báo động;
Tổ chức khắc phục hậu quả chiến tranh.
Tổ chức và huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ làm nòng cốt cho chiến tranh nhân dân, chống chiến tranh phá hoại, đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, sản xuất, bảo vệ sản xuất và chi viện tiền tuyến.
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng không và nhiệm vụ cụ thể của dân quân tự vệ - lực lượng phòng không tại chỗ.
Giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ chiến đấu (phục vụ chiến đấu) và sản xuất.
Xác định quan hệ hiệp đồng với bộ đội chủ lực, giữa các lực lượng phòng không trên địa bàn thủ đô.
Xây dựng, bố trí và làm tăng hiệu quả của phòng trào “tay búa, tay súng - tay cày, tay súng”; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng trực chiến tinh nhuệ.
Xây dựng cơ quan quân sự địa phương đủ sức làm tròn chức năng tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương chỉ đạo đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mỹ.
Sơ lược chuẩn bị của Hải Phòng.
3.     Chuẩn bị của Quân chủng Phòng không - Không quân
Làm công tác chính trị tư tưởng / nội dung đi sâu đặc thù của bộ đội Phòng không - Không quân, vai trò, vị trí quan trọng của Hà Nội và tương tác với Hội nghị Paris.
Tập trung nghiên cứu cách đánh B.52 (nhất là từ khi loại máy bay này xuất hiện trên chiến trường).
Tháng 6/1965, B.52 đánh phá khu vực Bến Cát, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân ủy Trung ương, Quân chủng đã tổ chức nghiên cứu cách đánh B.52.
Tháng 5/1966, Trung đoàn 238 đưa tên lửa vào Vĩnh Linh…
Tháng 9/1967, Tiểu đoàn hỗn hợp 84 đánh 2 trận diệt 2 chiếc B.52.
Các năm 1967, 1968, tiếp tục nghiên cứu cách đánh của B.52 cho tên lửa và ra đa.
Nội dung Dự thảo cách đánh B.52 - Sổ đỏ (hoàn thành tháng 1/1969)
Trong các năm 1969-1972, Quân chủng đưa tên lửa vào chiến trường Trường Sơn đánh B-.52, tham gia một số chiến dịch, bảo vệ tuyến vận tải chiến lược/ những kinh nghiệm quý giá về đặc điểm và quy luật hoạt động của B.52 được xác định / các phương án tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng đánh B.52 ra đời.
Cùng với tổ chức nghiên cứu cách đánh B.52, Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo xây dựng và phát triển lực lượng phòng không bảo vệ thủ đô, đảm bảo đánh được địch từ xa, trên các hướng quan trọng, mục tiêu quan trọng và phát huy của vũ khí, khí tài.
Lực lượng tham gia chiến dịch phòng không 1972, sau khi được xây dựng, điều chuyển và bố trí, gồm:
- 6 trung đoàn tên lửa phòng không,
- 4 trung đoàn không quân tiêm kích,
- 16 trung đoàn và 22 tiểu đoàn pháo phòng không
- 4 trung đoàn ra đa,
- 346 đơn vị pháo và súng máy phòng không.
Về hiệp đồng của lực lượng phòng không ba thứ quân, Bộ Tổng tham mưu xác định:
Tên lửa phòng không là lực lượng chính tiêu diệt máy bay B.52,
Không quân tiêm kích là lực lượng tiến công phá vỡ và gây rối loạn đội
hình không quân địch, công kích B.52 ở ngoài tầm hỏa lực tên lửa,
Cao xạ là lực lượng chính diệt máy bay cường kích…
Xây dựng, thông qua kế hoạch tác chiến, kiểm tra công tác chuẩn bị sớm, khoa học và chặt chẽ.
Ngày 24/11/1972, Tổng tham mưu trưởng thông qua phê duyệt “Kế hoạch chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng” (trước khi quân Mỹ tiến công 24 ngày).
Ngày 3/12/1972, Bộ Tư lệnh Phòng không. Không quân hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu (trước khi quân Mỹ tiến công 15 ngày).
 
Chương III: Hà Nội cùng quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ, cuối tháng 12/1972
1.     Cuộc chiến đấu từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 12[1]
-         Trận mở màn đêm 18/12
Mỹ tiến hành nghi binh lừa đối phương và bắt đầu cuộc tiến công.
Theo dõi nắm chắc trạng thái hoạt động của địch, Quân chủng Phòng không - Không quân và Hà Nội hoàn tất chuẩn bị trước 17h.
Lệnh báo động phòng không cho Hà Nội
Diễn biến chiến đấu đêm 18/12, các phản ứng, kết quả trận mở đầu và nhận xét.
-         Diễn biến chiến đấu đêm 19 và 20
Hiệu quả chiến đấu thấp và những vấn đề đặt ra, những khó khăn cần khắc phục.
Điều chuyển lực lượng (một số đơn vị tên lửa ở Hải Phòng, Thanh Hóa và Nam Định) được cấp tốc điều về Hà Nội.
Vấn đề đảm bảo khí tài.
Vấn đề cách đánh cụ thể, nhất là với không quân.
Trận thắng lớn đêm 20 và những kinh nghiệm được khẳng định về phía ta, nhận thức về hạn chế của địch.
-         Các trận chiến đấu từ ngày 21 đến ngày 23
Việc chuẩn bị cho chiến đấu sau khi địch tạm ngừng đánh phá, nghỉ Noel.
2.     Cuộc chiến đấu từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 12[2]
-         Chuẩn bị cho trận đánh mới
Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân tổ chức rút kinh nghiệm, điều chuyển bố trí lại lực lượng, tăng cường cho một số hướng.
Chuẩn bị các sân bay tuyến ngoài, tạo điều kiện cho không quân đánh theo phương án mới…
Tăng cường khí tài đạn, tên lửa.
-         Diễn biến trận đánh 26/12
Kết quả và nhận xét.
Động thái mới của địch.
-         Chiến đấu từ 27-30/12
Điều chỉnh lực lượng hỗ trợ cho ngoại vi (hoàn thiện 2 sân bay ở Yên Bái và Cẩm Thủy, tăng lực lượng phòng không cho Thái Nguyên…)
Ních - xơn gửi công hàm cho Chính phủ ta / xuống thang chiến tranh.
Chiến đấu ở Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Bắc…
Kết quả và nhận xét.
3.   Quân và dân Thủ đô phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực tổ chức thế trận phòng không nhân dân, vừa chiến đấu, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh
Tổ chức bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ hình thành lưới lửa phòng không tầm thấp đánh máy bay Mỹ rộng khắp.
Triển khai các phương án sơ tán nhân dân, đảm bảo công tác, học tập theo nếp sống thời chiến, bảo vệ kho tàng, nhà máy, xí nghiệp.
Tổ chức cứu thương, chuyển thương, cứu sập kịp thời khắc phục hậu quả do bom đạn Mỹ gây ra, ổn định đời sống nhân dân.
Tiếp tế đạn dược, lương thực, thực phẩm
Tham gia xây dựng trận địa (thật và giả), hầm hào phòng tránh cho bộ đội.
Động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu, tuyên truyền quốc tế…
4.     Cùng quân và dân miền Bắc giữ vững mạnh máu giao thông, đảm bảo sản xuất, chi viện chiến trường
Phối hợp các lực lượng, phương tiện đảm bảo giao thông trong mọi tình huống
Tổ chức lực lượng vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu, vừa đảm bảo sản xuất trong nhà máy, xí nghiệp, trên ruộng đồng, góp phần tạo cơ sở vật chất phục vụ cuộc sống và chiến đấu.
Khắc phục hậu quả do bom đạn Mỹ gây ra, kịp thời động viên sức người, sức của cùng nhân dân miền Bắc làm tròn nhiệm vụ chi viện chiến trường.
***
Ngày 30/12, Ních - xơn tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích chiến lược đường không, cuộc đàm phán ở Paris được nối lại…
Chương IV: Đại thắng Hà Nội - “Điện Biên Phủ trên không” với việc ký kết Hiệp định Paris
1.     Điểm lại diễn trình đàm phán Paris đến trước tháng 10/1972
-         Điểm qua diễn trình đàm phán
Quan điểm các bên (chủ yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ), những khác biệt.
Các cuộc trao đổi và đấu tranh.
Đến những ngày đầu tháng 10/1972, trong bối cảnh tương quan thế và lực trên chiến trường có lợi cho ta, nội bộ Hoa Kỳ mâu thuẫn gay gắt trước bầu cử tổng thống Mỹ, ta chủ trương đấu tranh buộc Mỹ đi vào giải quyết thực chất vấn đề chiến tranh Việt Nam.
2.     Diễn trình đàm phán trong tháng 10 và 11
Qua thương lượng, thay đổi, thêm bớt các điều khoản, ngày 20/10 hai bên căn bản nhất trí với văn bản dự thảo Hiệp định Paris do VNDCCH đưa ra.
Ních - xơn gửi công hàm cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị ngày ký là 31/10/1972.
Ngày 22/10, Ních - xơn lại gửi công hàm cho phía ta, nêu lên những khó khăn (do Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu) phát sinh, nên chưa thể ký văn bản như đã thỏa thuận. Thực chất là Mỹ đã lật lọng, (câu giờ), kéo dài đàm phán để vượt qua bầu cử.
Ngày 7/11, Ních - xơn tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ.
Ngày 23/11, trong phiên họp trở lại, Kít-xinh-giơ đòi sửa lại 69 điều khoản trong văn bản đã thỏa thuận.
3.     Quân và dân ta đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không (như đã trình bày), Hội nghị họp lại
Mỹ chấp nhận cơ bản bản Dự thảo Hiệp định đã thỏa thuận hồi tháng 10/1972.
Giải thích tóm tắt nội dung.
4.     Vài nhận xét tác động của thắng lợi trận Hà Nội - “Điện Biên Phủ trên không” và kết quả Hiệp định Paris
Vậy là đã thực hiện đúng mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút”, chuyển sang “Đánh cho Ngụy nhào”.
Kết luận
Ý nghĩa thắng lợi đập tan cuộc tập kích đường không bằng máy bay chiến lược là kết tinh thắng lợi của cuộc chống Mỹ, cứu nước.
Từ tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo - chỉ đạo sắc bén của bộ thống soái tối cao, và các cấp lãnh đạo Hà Nội, Quân chủng Phòng không - Không quân cùng các địa phương khác trên miền Bắc.
Sự đoàn kết và nỗ lực của toàn quân và dân ta…
Từ sự giúp đỡ và ủng hộ của bè bạn quốc tế… / Đánh giá của quốc tế.
Đây là đỉnh cao của nghệ thuận tác chiến phòng không trong chống Mỹ, cứu nước.
Mấy bài học cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thư mục
Phụ lục
1.     Lực lượng không quân địch sử dụng trong cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12/1972
2.     Lực lượng không quân chiến lược (B.52) đánh phá các khu vực (mục tiêu) trong chiến dịch
Sơ đồ đường bay của không quân chiến lược Mỹ đánh phá Hà Nội, Hải Phòng
3.     Lực lượng phòng không chủ lực trong chiến dịch
4.     Lực lượng phòng không dân quân, tự vệ thủ đô và các địa phương bạn
5.     Thành tích bắn rơi máy bay Mỹ của các lực lượng tham gia chiến dịch
6.     Một số ảnh tư liệu (lãnh đạo/quân và dân/máy bay rơi…)


[1] Tương ứng đợt 1 chiến dịch phòng không
[2] Tương ứng đợt 2 chiến dịch
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá