Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Sách đang biên soạn |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết sách đang biên soạn
DÂN CƯ VÀ QÚA TRÌNH DI DÂN TRÊN ĐẤT HÀ NỘI
Thứ tư, 15/01/2014 08:41

Phần 1: Về dân cư Thăng Long - Hà Nội. Trong chương này, sử dụng các tài liệu từ địa lí lịch sử, phác họa sự hình thành cộng đồng dân cư, dân tộc ở vùng Hà Nội. Từ các kết quả Tổng điều tra dân số 1989 và Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, 2009, phân tích các quá trình nhân khẩu học diễn ra trên vùng Hà Nội trong khoảng... 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

 

ĐỂ CƯƠNG CHI TIẾT SÁCH:
DÂN CƯ VÀ QÚA TRÌNH DI DÂN TRÊN ĐẤT HÀ NỘI
TỦ SÁCH “THĂNG LONG NGÀN NĂM VĂN HIẾN” (Giai đoạn II)
Kính gửi: Nhà xuất bản Hà Nội
Văn bản kèm theo Đơn đăng ký chủ trì biên soạn và thuyết minh tổng thể về cuốn Dân cư và qua trình di dân trên đất Hà Nội
1. Tên sách: Dân cư và di cư ở Thăng Long - Hà Nội
2. Loại sách: Chuyên khảo, thuộc mảng sách Địa lý
3. Đối tượng sử dụng sách:
Công trình này sẽ phục vụ đông đảo bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn về Thủ đô Hà Nội, đồng thời còn là tài liệu tin cậy cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu về dân cư và quá trình di trên đất Hà Nội.
4. Thời gian thực hiện 24 tháng (12/2013 - 12/2015)
5. Tác giả và đồng tác giả:   
GS. TS Đỗ Thị Minh Đức, ĐHSP Hà Nội (chủ biên)
GS. TS Nguyễn Viết Thịnh, ĐHSP Hà Nội
6. Đề cương tổng quát 
Phần 1: Về dân cư Thăng Long - Hà Nội. Trong chương này, sử dụng các tài liệu từ địa lí lịch sử, phác họa sự hình thành cộng đồng dân cư, dân tộc ở vùng Hà Nội. Từ các kết quả Tổng điều tra dân số 1989 và Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, 2009, phân tích các quá trình nhân khẩu học diễn ra trên vùng Hà Nội trong khoảng từ giữa thập kỉ 1980 cho đến những năm gần đây. Những đặc thù về cơ cấu dân số (cả về mặt sinh học cũng như về các phương diện xã hội - nghề nghiệp) được làm nổi bật gắn liền với hiện tượng di cư vào Hà Nội, cũng như do sức hút của Thủ đô, cũng là thành phố lớn thứ hai cả nước. Những khác biệt về không gian, giữa nội thành và ngoại thành, giữa hai phần tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng cũng được lí giải. Phân bố dân cư là chương cuối của phần 1, nhằm tạo cầu nối với Phần 2.
Phần 2: Về các dạng quần cư ở Hà Nội. Đối với quần cư nông thôn, tập trung phân tích các hình thái quần cư, các kiểu quần cư nông thôn (làng) có liên quan đến các đặc điểm địa lí, tập quán cư trú, hoạt động sản xuất,… Các làng cổ là phần được chú trọng. Những biến đối của không gian nông thôn trong những thập kỉ gần đây do ảnh hưởng của đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Đối với khu vực đô thị: quá trình đô thị hóa là một nội dung quan trọng. Quá trình đô thị hóa tăng tốc trong những năm gần đây và xu hướng trong những năm tới. Trong phần này có phân tích so sánh các sự thay đối cấu trúc không gian đô thị với sự thay đổi phân bố dân cư trong nội thành và các vùng ngoại thành liền kề, gắn liền với công nghiệp hóa, quy hoạch đô thị và sự thay đổi trong chính sách quản lí đô thị.
Phần 3. Di cư. Phần này có nêu những đặc điểm của di cư ở đất Thăng Long - Hà Nội cho đến cuối thế kỉ XIX. Di cư Hà Nội (cả chuyến đến và chuyển đi), từ sau khi đất nước thống nhất cho đến nay. Những đặc điểm của luồng di cư (di cư nội tỉnh, di cư liên tỉnh, di cư nông thôn - thành thị,…) và tính chọn lọc của di cư được phân tích, từ đó chỉ ra mối quan hệ với các chính sách quản lí.
Trong các phần này, ngoài cái riêng của Hà Nội, cũng phân tích chỉ ra những đặc điểm có quy luật chung.
7. Đề cương chi tiết
Phần 1: Dân cư Thăng Long - Hà Nội
Chương 1: Sự hình thành cộng đồng dân cư, dân tộc ở khu vực Hà Nội
-         Cư dân khu vực Hà Nội thời tiền sử;
-         Sự hình thành cộng đồng dân cư, dân tộc khu vực Hà Nội thời kì phong kiến
-         Sự hình thành cộng đồng dân cư dân tộc Hà Nội thời hiện đại.
Chương 2: Quy mô dân số và sự biến động dân số.
-         Sự biến động dân số Hà Nội dưới tác động của quá trình mở rộng địa giới hành chính
-         Các chỉ tiêu đo mức sinh và mức tử ở Hà Nội: tỉ suất sinh thô, tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi người mẹ, tổng tỉ suất sinh; tỉ suất tử thô, tỉ suất tử vong trẻ em, tuổi thọ trung bình của dân cư. Những xu hướng và đặc thù của biến động dân số tự nhiên Hà Nội. Quá độ dân số.
Chương 3: Cơ cấu dân số
a)    Cơ cấu tuổi và giới tính (cơ cấu sinh học của dân số)
-         Cơ cấu tuổi và giới tính của dân số: phân theo dân số không di chuyển và dân nhập cư vào Hà Nội; phân theo các độ tuổi đặc trưng.
-         Tháp dân số Hà Nội và sự phản ánh các biến cố trong lịch sử. Tác động của các luồng nhập cư lên cơ cấu tuổi và giới tính của dân số nội thành và ngoại thành.
-         Dân số phụ thuộc và già hóa dân số.
-         Tỉ số giới tính khi sinh và biểu hiện mất cân bằng giới tính khi sinh.
b)    Cơ cấu dân số theo dân tộc. Giới thiệu thêm về một số dân tộc thiểu số sống lâu đời ở ngoại thành Hà Nội: Mường, Dao.
c)     Cơ cấu dân số theo tôn giáo
d)    Cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của dân cư
-         Cơ cấu dân số phân theo nghề nghiệp và khu vực kinh tế
-         Dân số hoạt động kinh tế (nguồn lao động) và dân số không hoạt động kinh tế; đặc điểm về số lượng và chất lượng lao động.
-         Sử dụng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Lao động và việc làm.
Chương 4: Một số khía cạnh xã hội của dân cư
a)    Tiếp cận văn hóa - giáo dục
-         Một số nét về tập quán của người Hà Nội
-         Tiếp cận giáo dục. Phân tích các chỉ tiêu về tiếp cận giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.  
b)    Tiếp cận chăm sóc sức khỏe
-         Tiếp cận dịch vụ y tế;
-         Tiếp cận các dịch vụ công ích (nước sạch, vệ sinh môi trường,…).
c)     Sự phát triển con người (HDI)
Chương 5. Phân bố dân cư, dân tộc.
-         Phân tích bản đồ mật độ dân số. Sự lan tỏa của nội thành. Những “dị thường” tập trung mật độ dân số cao.
-         Mối quan hệ giữa phân bố dân cư và phân bố kinh tế. Những thay đổi trong phân bố dân cư.
Phần 2: Quần cư
Chương 6. Quần cư nông thôn.
-         Đặc điểm của quần cư nông thôn.
-         Các dạng quần cư nông thôn
-         Làng ngoại thành Hà Nội với bản sắc của làng truyền thống Đồng bằng sông Hồng
-         Đặc trưng của các làng theo các kiểu sản xuất và cư trú chủ yếu.
-         Những thay đổi của làng xã ngoại thành dưới tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa, sự thay đổi của môi trường và sự tiếp biến văn hóa
-         Làng cổ Hà Nội. Giới thiệu một số làng cổ tiêu biểu.
-         Vấn đề bảo tồn không gian văn hóa làng.
Chương 7. Đô thị hóa và sự phát triển đô thị Hà Nội
-         Đô thị hóa ở Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng.
-         Các giai đoạn phát triển đô thị Hà Nội.
-         Chùm đô thị Hà Nội. Đô thị hóa trong thế liên kết vùng Hà Nội
-         Các chỉ tiêu về trình độ đô thị hóa và tốc độ đô thị hóa (đối chiếu với quy định trong tiêu chuẩn phân loại đô thị ở Việt Nam).
-         Cấu trúc không gian đô thị Hà Nội.
-         Đô thị hóa tăng tốc và đô thị hóa bền vững. Vấn đề kiểm soát quá trình đô thị hóa. Vấn đề bảo tồn và phát triển các giá trị quy hoạch, kiến trúc,… của Thủ đô.
Phần 3. Di cư:
Chương 8. Khái quát về di cư ở Hà Nội
-         Các luồng di cư thời phong kiến tính đến giữa thế kỉ XIX. Di cư với việc lập các thái ấp. Dấu ấn Chămpa. Di cư với sự hình thành các phường nghề ở Hà Nội
-         Các luồng di cư liên quan với các biến cố xã hội lớn: Kháng chiến chống Pháp; Chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ; Sự kiện người Hoa năm 1978,…Di dân đi các vùng kinh tế mới.
-         Di cư gắn liền với quá trình đô thị hóa Thủ đô, với vị thế Hà Nội là một trong hai cực phát triển lớn nhất của cả nước. Di cư và vấn đề phát triển vùng.
Chương 9: Di cư ở Hà Nội từ giữa thập kỉ 80 của thế kỉ XX trở lại đây.
-         Di cư liên tỉnh giữa Hà Nội và các tỉnh khác trong nước (đến/đi)
-         Di cư nội tỉnh (liên huyện) ở Hà Nội và Hà Tây (cũ)
-         Di cư nông thôn - đô thị
-         Tính chọn lọc của di cư. Các đặc điểm về nhân khẩu học, xã hội -nghề nghiệp,… của người di cư vào Hà Nội
-         Đặc điểm phân bố (điểm đến) của người nhập cư vào Hà Nội
-         Di cư tự do và khu vực kinh tế không chính thức (informal sector)
-         Ảnh hưởng đa chiều của hiện tượng di cư tới sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa của Thủ đô.
Chương 10. Di cư và các chính sách quản lí.
- “Lực hút”, “lực đẩy” và ứng dụng tạo bộ lọc đối với người di cư.
- Vấn đề hội nhập xã hội vào cộng đồng của người nhập cư.
- Các chính sách quản lí đô thị và quản lí hộ khẩu.
Kết luận chung của cuốn sách
8. Dự kiến kết quả
- Số trang chữ: 220 trang (tính theo khổ sách 16 x 24cm)
- Xêri bản đồ
- Hình ảnh, biểu bảng:
- Phụ lục
- Tổng số trang bản thảo: 250 trang
TÀI LIỆU DẪN
Nguyễn Quang Ân. Việt Nam: những thay đổi địa danh và địa giới hành chính (1945-2002). NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003.
Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội, 7-9-10/2010. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bộ Xây dựng. Hội nghị đô thị toàn quốc 2009. Hà Nội, ngày 6/11/2009.
Khổng Diễn, Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1995.
Đỗ Thị Minh Đức - Một số kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm quần cư và các kiểu quần cư nông thôn Hà Nội. Tạp chí Kinh tế vùng, số 4/1985, tr. 23-28.
Đỗ Thị Minh Đức - Những yếu tố chính tạo nên sự biến đổi của quần cư vùng ngoại thành Hà Nội thuộc hai huyện Từ Liêm và Thanh Trì. TBKH của các trường Đại học. số 2/1992 (Địa lí - Khí tượng thuỷ văn), tr. 19-27.
Đỗ Thị Minh Đức, Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Luận án phó tiến sĩ khoa học địa lý – địa chất. ĐHSP 1 Hà Nội, 1992 (dưới sự hướng dẫn khoa học của GS Đàm Trung Phường).
Đỗ Thị Minh Đức, Di c­ư vào các đô thị lớn ở n­ước ta trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Phân tích trường hợp của TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, TCKH ĐHSP HN, 2-2004, tr. 126-132.
Đỗ Thị Minh Đức. Phân tích mạng lưới đô thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng.  Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, số 2-2005, pp 67-73.
Đỗ Thị Minh Đức, Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thế giới đô thị hóa.  Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, số 2-2006, tr. 101-107
Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh, Phân tích dòng di cư và tính chọn lọc của di cư vào thành phố lớn ở Việt Nam trong thập kỷ 90 (thế kỷ XX) và thập kỷ đầu thế kỷ XXI.  Tạp chí khoa học ĐHSP Hà Nội, số 6/2008, tr. 3-16.
Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh,  Di cư vào Hà Nội và những chính sách quản lý. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình", Hà Nội 7-9/10/2010. NXB Đại học Quôc gia Hà Nội, tr. 1025-1032.
Đỗ Thị Thanh Hoa. Di cư tự do trong quá trình đô thị hoá và tác động của nó tới môi trường xã hội thành phố Hà Nội. Luận án PTS khoa học Địa lí kinh tế và chính trị, 1999 (dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Lê Hồng Kế và PGS. TS Nguyễn Viết Thịnh).
Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông. Thăng Long - Hà Nội mười thế kỷ đô thị hóa. NXB Xây dựng, Hà Nội, 1995.
Lê Hồng Kế (chủ biên). Thăng Long - Hà Nội 1000 năm đô thị hóa. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010
Vũ Tự Lập (Chủ biên), Đàm Trung Phường, Ngô Đức Thịnh, Tô Ngọc Thanh, Đinh Thị Hoàng Uyên. Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991.
Phan Huy Lê (chủ biên), Lịch sử Thăng Long – Hà Nội, tập 1, tập 2, NXB Hà Nội, 2012.
Đàm Trung Phường, Đô thị Việt Nam, Tập 1, tập 2, NXB Xây dựng, 1995.
Văn Tạo (chủ nhiệm công trình). Đô thị cổ Việt Nam, UBKHXH Việt Nam, Viện sử học, 1989.
Nguyễn Viết Thịnh - Đỗ Thị Minh Đức, Di cư giữa các tỉnh và các vùng ở Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến cuối thập kỉ 90 của thế kỉ 20,  Thông báo khoa học của các trường đại học, Địa lí /2001, tr 77-87 
Đặng Thu (chủ biên), Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Trung tâm KHXH &NV quốc gia, Viện Sử học, 1994.
Tổng cục Thống kê, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống, Hà Nội, tháng 11/2006.
 Tổng cục Thống kê, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Chất lượng cuộc sống của người di cư ở Việt Nam, Hà Nội, tháng 11/2006.
Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), Dự án VIE-88-P02. Cẩm nang dân số, lao động và đô thị hóa Hà Nội, Hà Nội 1992.
 
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá