TƯ LIỆU VĂN HIẾN THĂNG LONG - HÀ NỘI - TUYỂN TẬP TƯ LIỆU PHƯƠNG TÂY TRƯỚC 1945
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT VỀ ĐỀ TÀI CUỐN:
“TƯ LIỆU VĂN HIẾN THĂNG LONG - HÀ NỘI - TUYỂN TẬP TƯ LIỆU PHƯƠNG TÂY TRƯỚC 1945”
****
- Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ.
Mục đích, ý nghĩa và đối tượng phục vụ
- Sưu tầm khai thác, biên dịch cung cấp khối tư liệu có giá trị cao: tài liệu gốc, đương thời, từ nhiều nguồn khác nhau về Thăng Long - Hà Nội trước năm 1945, phục vụ cho công tác nghiên cứu toàn diện về Thăng Long - Hà Nội
- Sử dụng làm tư liệu phục vụ việc biên soạn sách giáo khoa và việc học tập, nghiên cứu cho giới học sinh sinh viên, các học viên cao học và nghiên cứu sinh trong các trường Trung học và Đại học cùng các viện nghiên cứu
- Cung cấp một vựng tập những tư liệu tham khảo bổ ích cho giới giảng viên, nghiên cứu viên, các nhà hoach định chính sách đô thị của Hà Nội, giới chính trị gia, doanh nhân và đông đảo những người yêu mến và muốn tìm hiểu về thủ đô Hà Nội, hôm qua và hôm nay ở trong nước và ngoài nước.
Định hướng nghiên cứu và cách tiếp cận
Trước đây, loại sách tư liệu này hầu như không có hoặc rất hiếm. Khoảng gần 2 thập kỷ nay, đã có một số sách được dịch sang tiếng Việt, nhưng số lượng vẫn còn rất khiêm tốn, phần lớn là những cuốn du ký, hồi ký. Những tư liệu chuyên đề và những văn kiện chính thức của nhà nước hầu như chưa có.
Gần đây nhất, cuốn Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội (một nhóm người dịch, do Nguyễn Thừa Hỷ sưu tầm, nghiên cứu và chủ biên dịch, hiệu đính) dã cung cấp nhiều tài liệu có giá trị, lần đầu tiên được công bố. Nhưng do điều kiện hạn hẹp, cuốn sách vẫn còn bỏ sót rất nhiều tư liệu hiếm quý, nhất là các tư liệu thuộc về mảng lịch sử, văn hóa, quy hoạch đô thị và những văn kiện chính quyền nhà nước. Những tư liệu muộn hơn, thuộc thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX cũng còn ít phong phú và đa dạng. Cuốn vựng tập tư liệu tư liệu tới đây sẽ cố gắng bổ khuyết những thiếu sót đó.
Cuốn Tuyển tập tư liệu sẽ chủ yếu sử dụng cách tiếp cận thực chứng và đa diện. Thực chứng, nói gọn lại là tôn trọng sự thực lịch sử được chứng minh. Các tư liệu sẽ được biên dịch một các trung thực với nguyên bản cả về tinh thần và chữ nghĩa, không tránh né, chỉnh sửa. Điều đó có liên quan đến việc tuyển chọn tư liệu, sao cho những tư liệu đó cung cấp được lượng thông tin phong phú nhất và gần với sự thật nhất, có dẫn nguồn đầy đủ và cụ thể. Những ý kiến quan điểm của cá nhân người viết cũng sẽ được tôn trọng lưu giữ, nếu cần thì bổ sung bằng chú thích. Những chú thích này cũng sẽ áp dụng cho cả những thông tin, sự kiện xét ra là lầm lẫn hoặc gây tranh cãi. Một chuyên đề nghiên cứu tổng hợp trong cuốn sách có thể sẽ đề cập và luận giải các vấn đề đó một cách cụ thể chi tiết hơn.
Tiếp cận đa diện là thao tác chọn lọc, cân đối các nội dung được biên dịch, sao cho bảo đảm được tính toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế xã hội và văn hóa, sự cân đối giữa những thời đoạn lịch sử và giữa những tư liệu chính thức và không chính thức.. Tất nhiên, cái đó còn tùy thuộc vào tình hình thực tế của những tư liệu sưu tầm được. Nhưng phương châm cơ bản vẫn là thể hiện lịch sử của một quốc gia cũng như của một đô thị như một bức tranh toàn cảnh đa sắc của mọi mặt đời sống của tất cả những giai tầng xã hội, chứ không riêng là của tầng lớp cầm quyền. Nhìn chung, sẽ tuyển chọn những tư liệu mới, chưa hề được công bố. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể dịch lại một số tư liệu đã công bố để bảo đảm tính chính xác, nhưng chỉ áp dụng cho những tư liệu không dài
Việc biên dịch cuốn sách sẽ được tuân thủ theo một quy trình liên hoàn chặt chẽ, qua các khâu sưu tầm khai thác, tuyển chọn xử lý, biên dịch, hiệu đính hoàn chỉnh kết hợp với chuyên đề nghiên cứu tổng luận. Không gian sưu tầm sẽ cố gắng được nới rộng ra các vùng phụ cận nay thuộc Hà Nội mở rộng như các huyện ngoại thành, 2 tỉnh Hà Đông và Sơn Tây cũ. Khung thời gian nghiên cứu cũng sẽ kéo dài tới các thập kỷ liền trước năm 1945.
Địa chỉ sưu tầm khai thác được mở rộng tới nhiều nguồn: các thư viện công cộng chuyên ngành hoặc tủ sách gia đình, các tư liệu lưu trữ không ở trong Kho Lưu trữ, các sách báo hiếm quý rải rác nơi các cá nhân ở trong nước và ngoài nước, nguồn tư liệu internet…Sẽ nghiêm cẩn, thận trọng trong các khâu khảo chứng, biên dịch, hiệu đính để bảo đảm độ chính xác và tin cậy ở mức cao nhất, hết sức tránh sai sót dù cho là chi tiết. Tuyệt đối không để xảy ra những vấn đề về bản quyền
Nội dung và bố cục
- Dịch, trích dịch, tổng thuật, tóm tắt những tài liệu viết bằng tiếng phương Tây (chủ yếu là chữ Pháp) có liên quan đến mọi mặt lịch sử, văn hóa, sự kiện và nhân vật lịch sử, tình hình chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, cảnh quan và quy hoạch đô thị của Thăng Long - Hà Nội và các vùng phụ cận nay thuộc địa bàn Thủ đô mở rộng, giới hạn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Tổng hợp, nghiên cứu trong phần tổng luận để nhận định, đánh giá về nguồn tư liệu này, những ưu nhược điểm của nó. Qua những dữ liệu thông tin được trình bày, kết hợp với những nguồn tư liệu khác, phác họa mô hình cấu trúc và diễn trình vận hành cũng như những đặc điểm của Thăng Long - Hà Nội, với tư cách là một kinh đô, thủ phủ miền Bắc và thủ đô Liên bang Đông Dương. Từ đó, có thể rút ra những suy nghĩ và gợi ý cho những vấn đề của Hà Nội hôm nay và ngày mai
- Dịch, trích dịch, tổng thuật, tóm tắt những tài liệu viết bằng tiếng phương Tây (chủ yếu là chữ Pháp) có liên quan đến mọi mặt lịch sử, văn hóa, sự kiện và nhân vật lịch sử, tình hình chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, cảnh quan và quy hoạch đô thị của Thăng Long - Hà Nội và các vùng phụ cận nay thuộc địa bàn Thủ đô mở rộng, giới hạn trong vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Tổng hợp, nghiên cứu trong phần tổng luận để nhận định, đánh giá về nguồn tư liệu này, những ưu nhược điểm của nó. Qua những dữ liệu thông tin được trình bày, kết hợp với những nguồn tư liệu khác, phác họa mô hình cấu trúc và diễn trình vận hành cũng như những đặc điểm của Thăng Long - Hà Nội, với tư cách là một kinh đô, thủ phủ miền Bắc và thủ đô Liên bang Đông Dương. Từ đó, có thể rút ra những suy nghĩ và gợi ý cho những vấn đề của Hà Nội hôm nay và ngày mai
Kết cấu cuốn sách bao gồm:
1.Tiểu luận nghiên cứu: tổng quan về nguồn tư tiệu tiếng phương Tây trước 1945, miêu tả và đánh giá
2. Những tư liệu dịch. Gồm 2 phần:
- Trước thời Pháp thuộc
- Thời Pháp thuộc
Sắp xếp tư liệu: có thể theo trình tự từ sự kiện và nhân vật lich sử, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, nhưng không phân chia rạch ròi vì có những tư liệu mang tính chất tổng hợp.
3.Phụ lục: Trích một số nguyên tác bằng tiếng phương Tây. Thư mục tham khảo. Tranh ảnh, bản đồ có thể lồng vào trong ruột sách hoặc để ở cuối sách.
Chỉ một số rất ít tư liệu dài được dịch toàn văn hoặc hầu như toàn văn. Một số tư liệu dài khác sẽ được trích dịch. Phần lớn những tư liệu ngắn sẽ dịch toàn văn.
Bên dưới là danh mục các tư liệu dự định tuyển dịch hoặc trích dịch. Phần lớn các tư liệu chỉ có một phần trong đó nói tới Thăng Long - Hà Nội, cũng như một tờ báo hoặc tạp chí, tập san có đến nhiều chục hoặc nhiều trăm số, Chỉ chọn ra những phần, những đoạn hoặc những bài cần thiết.
Danh mục các sách báo định trích dịch này tùy tình hình, điều kiện có thể điều chỉnh, thêm bớt.
Tên các tư liệu có thể dịch (chưa sắp xếp theo một loại hình trình tự):
· Éveil économique de l’Indochine 1918-1935
· Bulletin économique de l’Indochine
· Bulletin municipal de Hanoi 1922-1936
· Bulletin officiel de l’Indochine francaise
· Bulletin de la Société d’enseignement mutuel du Tonkin
· Annuaire administratif de l’Indochine
· Annuaire général de l’Indochine
· Aime-Martin, Lettres édifiantes curieuses, T. IV, Paris, 1843
· Annales de la propagation de la Foi, paris 1874
· Report of Sir Robertson respecting his Visit to Haiphong and Hanoi in Tonquin, London, 1876
· Richard: Histoire naturelle, civile et politique du Tonquin, t.II, Paris, 1778
· Taboulet, La geste francaise en Indochine, 2 tomes, Paris, 1955
· Diguet, Les Annamites: Sociéte, Coutumes, Religions, Paris, 1906
· Gosselin, L’empire d’Annam, Paris, 1906
· Langlet, Le peuple annamite: Ses moeurs, Croyances et traditions, Paris, 1913
· Guide touristique général de l’Indochine, Hanoi, 1937
· Bouinais & Paulus, L’Indochine contemporaine tome second: Tonkin-Annam, Paris 1885
· Bourrin, Le vieux Tonkin, Hanoi, 1941
· Ville de Hanoi, Taupin, Hanoi, 1905
· Pouvourville, L’art indochinois
· Bezacier, la citadelle de Hanoi
· Doumer, L’Indochine francaise: Souvenirs, Paris, 1905
· Giran, Magie et religion annamite, Paris, 1912
· Règlement général de l’Instruction publique en Indochine, Hanoi 1918
· Madrolle, Hanoi et ses environs, London, 1912
· Madrolle, Tonkin du Sud, Paris, 1928
· Millot: Le Tonkin:son commerce, Paris, 1888
· Rondet-Saint, Choses de l’Indochine contemporaine, Paris, 1916
· Nguyen Van Tuyen, La question des logements insalubres à Hanoi, Hanoi, 1938
· Peytavin, Les inondations du Tonquin en 1915, Hanoi, 1916
· Receuil des textes relatifs au nouveau régime des concessions domaniales en Indochine, Hanoi, 1929
· Règlement de police de Hanoi, Hanoi, 1915
· Discours prononce par M. Albert Sarraut, Hanoi, 1913
· Société d’enseignement mutuel du Tonkin: Historique, Hanoi, 1922
· Commission consultative indigène au Tonkin, Hanoi, 1908
· École d’éducation physique de Hanoi: Historique, Hanoi, 1921
· Hoang Trong Phu, Catalogue des artisans du Tonkin, Hanoi, 1942
· Challan de Belval, Au Tonkin_1884-1885, Paris, 1904
· Crévost, Conversation sur l’artisanat au Tonkin, Hanoi, 1938
· Dumoutier, Essais sur les Tonkinois, Hanoi, 1908
· P. Gourou, Le Tonkin, Paris, 1931
· Decret du 11-7-1908 portant réorganisation des municipalités des villes de Saigon, Hanoi et Haiphong, Saigon, 1908
· Hoang Trong Phu, Les marchés de la province de Hadong, Hanoi, 1938
· Hoang Trong Phu, L’artisanat dans la province de Hadong (Tonkin), Hanoi, 1937
· Le Lycée Albert Sarraut, Hanoi, 1924
· Notices sur les provinces du Tonkin et de l’Annam, Paris, 1891
· Recueil general permanent des actes relatifs à l’organisation et à la règlementation de l’Indochine, Paris, 1909
· Université de Hanoi, Hanoi 1933
· Beau, Situation de l’Indochine francaise 1902-1907, Saigon, 1908
· Bissachère, État actuel du Tonkin…, Paris, 1812
· Boissière, L’Indochine avec les Francais, Paris, 1914
· Cardaillac, Au Tonkin, 1910
· Courtois, Le Tonkin francais contemporain, Paris, 1891
· Cucherousset, L’Indochine d’hier et d’aujourd’hui, Hanoi, 1926
· Cunningham, The French in Tonkin.., London, 1903
· Deveria, Histoire des relations de la Chine avec l’Annam-Vietnam du XVI au XIX siècle, Paris, 1880
· Dubois, Le Tonkin en 1900, Paris, 1900
· Dumoutier, Les symboles, les enblèmes et les accessoires du culte chez les Annamites, Paris, 1891
· Mat Gioi, Le Tonkin actuel, Paris, 1890
· Michel My, Le Tonkin pittoresque: Hanoi- Haiphong, Saigon, 1925
· H. Orleans, Au Tonkin, Paris, 1894
· Service de a Sureté du Tonkin.., …Le Parti Communiste Indochinois, Hanoi, 1931
Yann, Croquis tonkinois, Hanoi, 1889.