Thành Thăng Long – Hà Nội - một công trình nghiên cứu sâu sắc về thành Thăng Long và thành Hà Nội
Sáng 12/11/2009, Văn phòng Dự án – Nhà xuất bản Hà Nội đã tiến hành cuộc họp nghiệm thu đề cương bản thảo “Thành Thăng Long – Hà Nội”, do PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế chủ biên. Cuốn sách thuộc mảng sách Lịch sử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến
Tham dự Hội đồng có PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – Viện sử học – Viện KHXH Việt
Nam – Chủ tịch Hội đồng, và các ủy viện: PGS.TS. Trịnh Sinh – Viện Khảo cổ học Việt
Nam, TS. Phạm Quốc Quân – Bảo tàng Lịch sử Việt
Nam, TS. Nguyễn Văn Sơn – Trung tâm Thành cổ Hà Nội, PGS.TS. Tạ Ngọc Liễn – Viện Sử học – Viện KHXH Việt
Nam. Phía Nhà xuất bản có TGĐ Nguyễn Khắc Oánh, Ông Phạm Quốc Tuấn – Chánh Văn phòng Dự án..
Bản Đề cương đã được Tác giả Nguyễn Hải Kế gửi cho từng thành viên Hội đồng trước cuộc họp để nghiên cứu và nhận được sự ủng hộ, góp ý nhiệt tình. Với 9 chương: Chương I về những tòa thành trên vùng đất Thăng Long – Hà Nội thời tiền Thăng Long; Chương II Từ Hoa Lư đến Thăng Long; Chương III Kinh thành Thăng Long thời Lý; Chương IV Kinh thành Thăng Long thời Trần; Chương V thành Đông Đô thời Hồ và Minh thuộc; Chương VI thành Thăng Long thời Lê sơ; Chương VII thành Thăng Long thời Mạc, Chương VIII Thăng Long, Kẻ chợ thời Lê trung hưng và Tây Sơn; Chương IX thành Thăng Long triều Nguyễn và kết luận cuối đề tài, tác giả làm sáng rõ quá trình nghiên cứu, thành tựu nghiên cứu của các học giả trong nước và các học giả nước ngoài...
Bản đề cương đã nêu rõ mục đích của công trình biên soạn cần đạt được cùng với kết cấu hợp lý, nội dung chủ yếu là thành Thăng Long và thành Hà Nội.
Việc nghiên cứu về thành cổ Việt Nam nói chung và thành Thăng Long – Hà Nội cũng đã có một số tác phẩm giá trị, nhận được sự quan tâm của bạn đọc như Lịch sử thủ đô Hà Nội - Trần Huy Liệu, Hà Nội nghìn xưa - Trần Quốc Vượng, Thành cổ Việt Nam - Đỗ Văn Ninh... Thế nhưng bản Đề cương Thành Thăng Long – Hà Nội đã nêu bật được cách viết chuyên sâu, logíc. Như TS. Nguyễn Văn Sơn nhận xét Tác giả và các cộng sự đã nêu những hạn chế cho đến nay của các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng như các công trình nghiên cứu của các học giả Việt
Nam đã công bố còn tản mạn, thiếu hệ thống. Từ những kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả của đề tài và các cộng sự sẽ hệ thống các công trình, đồng thời bổ sung những kết quả nghiên cứu về kinh thành Thăng Long những năm gần đây.
Cũng như PGS.TS Tạ Ngọc Liễn rất đồng tình với bố cục phân chia nội dung từng mốc giai đoạn lịch sử thông qua 9 chương và kết luận của Đề cương: bản Đề cương đã xác định rõ mục đích yêu cầu của tập sách với 5 nội dung cụ thể và qua đó, người đọc thấy đây là một đề tài rất hay, quan trọng, và mới mẻ, hết sức cần thiết, vì lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu về kinh đô Thăng Long – Hà Nội, có một công trình đi sâu khám phá quá trình xây dựng, mở mang Thăng Long – Hà Nội trong suốt hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, ông cũng giúp tác giả một số góp ý như: Nên xác định, phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ; Khai thác các nguồn sự tịch xưa, nhất là chính sử....
Mọi thành viên trong Hội đồng khi nhận được bản Đề cương Thành Thăng
Long - Hà Nội cũng đều thích thú và nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa đến cho Chủ biên
những nhận xét, góp ý xác đáng, giúp cho Chủ biên có được một cách nhìn bao
quát và sâu sắc hơn, có hướng đi đúng đắn hơn để hoàn thành, nhanh chóng đưa
đến cho bạn đọc một cuốn sách có giá trị lịch sử.
PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế bày tỏ sự cảm ơn và nhất trí, tiếp thu góp ý của
Hội đồng đề nhanh chóng đưa ra một bản thảo chi tiết, hoàn thiện hơn.
TGĐ Nguyễn Khắc Oánh đại điện cho Dự án Tủ sách bày
tỏ sự thống nhất với Hội đồng, mong muốn bản thảo chi tiết sẽ sớm được PGS.TSKH
Nguyễn Hải Kế hoàn thành. Ngày hội Thăng Long ngàn năm văn hiến đang đến gần
trong không khí hồ hởi đón chào của nhân dân, một cuốn sách thành Thăng Long Hà
Nội là rất có ý nghĩa trong mảng sách Lịch sử thuộc Tủ sách. Hy vọng cuốn sách
sẽ đến tay bạn đọc trong thời gian ngắn, giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát, sâu
rộng hơn về di tích Lịch sử Thăng Long – Hà Nội.
(Nhà xuất bản Hà Nội)