Sẽ cố gắng để có “hậu” Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến
Tổng
Giám đốc nhà xuất bản - ThS. Nguyễn Khắc Oánh đã có bản báo cáo chi tiết về những việc mà Ban
Dự án đã triển khai được. Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến có nhiều
hạng mục và nội dung, trong đó có 2 hạng mục trọng tâm là Tổ chức điều tra, sưu
tầm tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội và Biên soạn xuất bản Tủ sách “Thăng
Long ngàn năm văn hiến”.
Công tác Điều tra, sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội do Viện Việt
Nam học Khoa
học đã thực hiện được việc điều tra sưu tầm tư liệu trong nước và nước ngoài
với khối lượng sản phẩm điều tra, sưu tầm, khảo sát… đồ sộ. Thực hiện cuộc hành
trình tìm kiếm, thu được 412 tập tư liệu có giá trị, bổ sung cho kế hoạch xây
dựng ngân hàng dữ liệu về văn hiến Thăng Long – Hà Nội, phục vụ công tác nghiên
cứu và nhu cầu tìm hiểu về mảnh đất ngàn năm văn vật.
Tổng số 95 đề tài đã được triển khai biên soạn, xuất bản trong Tủ sách Thăng
Long ngàn năm văn hiến. Tuy còn 48 đề tài đang còn dang dở nhưng cũng đã dần đi
đến sự hoàn thiện. Các bản thảo đã hoàn thiện đang được Ban tổ chức khẩn trương
chuyển sang công đoạn của quy trình xuất bản để ra sách. Đến hết tháng 12 sẽ ra
4 đầu sách phục vụ bạn đọc.
Ngoài
sách in truyền thống của Tủ sách, Dự án sẽ biên soạn, xuất bản 5 đầu sách điện
tử: Ca khúc Hà Nội thế kỷ XX và những năm
đầu thể kỷ XXI, Biên niên lịch sử Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô Hà Nội, Atlas
Thăng Long – Hà Nội, Tổng thư mục đề yếu về tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà
Nội.
Một
hạng mục góp phần vào sự thành công của việc tuyên truyền, quảng bá Tủ sách đó
là việc ra đời Website “Tủ sách Thăng
Long ngàn năm văn hiến” vào ngày
19/5/2009, qua 3 tháng vận hành thử
nghiệm, đã hoạt động ổn định, số lượng bạn đọc hàng ngày đang dần được tăng lên.
Theo ông Nguyễn Minh Thuyết - trưởng Đoàn khảo sát: “Trong hoạt động xuất bản Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã biết tận dụng
công nghệ hiện đại đó là việc thành lập trang web phục vụ Dự án. Điều này sẽ
rất tốt cho bạn đọc trong nước, đặc biệt là đồng bào ta ở khắp các nước có thể
theo dõi được. Vì vậy, việc mất bản quyền sách khi đưa lên website là không
đáng sợ, những tập sách hay, tài liệu có
ích… nên đưa lên để bạn đọc theo dõi”. Đồng chí Nguyễn Minh Thuyết gợi ý
Nhà xuất bản nên cố gắng sau khi ra Tủ sách, sẽ gửi những cuốn sách hay đi Hội
chợ sách ở nước ngoài quảng bá.
Ông
Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt
Nam - Ủy viên
Ủy ban kiểm tra: việc Nhà xuất bản ra
những đầu sách về Thăng Long là rất ý nghĩa, góp phần tuyên truyền, quảng bá về
Đại lễ. Năm 2007 Nhà xuất bản mới có kinh phí hoạt động Dự án, nếu như có thời
gian dài hơn thì sẽ tốt hơn cho Nhà xuất bản. Điều quan trọng là làm sao cho bộ
sách tiếp tục phát triển. Hiện nay, rất nhiều địa phương ra sách về Thăng Long,
nếu quy tụ lại, cả nước sẽ đóng góp cho một Thăng Long hào hùng. Ông cũng
nhấn mạnh thêm việc Nhà xuất bản cần chú trọng hơn vào đầu tư chất lượng và
thời gian để sách in ra hạn chế nhất về lỗi ví dụ như những lỗi chính tả, ngoại
ngữ…
Bà
Đặng Thị Thu Hà - Phó Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL nêu ý kiến về việc hiện
nay trên thị trường, sách về Thăng Long 1000 năm rất phong phú, liệu những cuốn
sách mà Nhà xuất bản có khác biệt? PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ - Trưởng ban Tư vấn chuyên môn
Văn hóa - Xã hội người theo bước Tủ sách
từ những ngày đầu tiên, mang nhiều tâm huyết đã trải lòng rằng: “Các nhà Khoa học khi tham gia Dự án đều có
trách nhiệm rất lớn với tác phẩm của mình, họ đều coi đây không chỉ là việc ra
cuốn sách về Thăng Long – Hà Nội mà còn để thể hiện lòng biết ơn với những gì
mà Hà Nội đã dành cho họ. Việc trùng với những cuốn sách có trên thị trường là
không có…. “. Điều này cũng được TGĐ Nguyễn Khắc Oánh khẳng định lại.
Mọi
thành viên trong Đoàn khảo sát đều hoan nghênh và ủng hộ Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, việc Nhà xuất bản thực hiện
thành công sẽ coi như một khởi động ý thức, phục vụ tốt yêu cầu chính trị của
Thủ đô. Hy vọng rằng sau Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Nhà xuất bản sẽ có một dự
án “hậu Tủ sách Thăng Long”.
Nhà Xuất bản Hà Nội