Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Tin dự án |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết tin dự án
Họp nghiệm thu bản thảo “Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển”
Thứ sáu, 12/03/2010 09:29
Ngày 14/12/2009, NXB Hà Nội đã tổ chức họp nghiệm thu bản thảo “Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trên đường phát triển”. Đề tài do ông Vũ Quốc Tuấn chủ biên, thuộc mảng sách Kinh tế của Tủ sách.

  Bản thảo giới thiệu, nhấn mạnh những giá trị to lớn của các làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội; nêu rõ những tiềm năng phát triển, những thách thức, nguy cơ cần cảnh báo và cố gắng đề ra những giải pháp chủ yếu để khắc phục; góp phần tổng kết một lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của Thủ đô nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm tuổi.

          Hội đồng đã đánh giá cao sự cố gắng của tập thể tác giả khi triển khai biên soạn trong điều kiện hạn hẹp về thời gian và đối diện với những phát sinh do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Bản thảo hiện nay được biên soạn trên cơ sở đề cương chi tiết đã được hội đồng nghiệm thu thông qua với kết cấu hợp lý và khá cân đối: Chương 1: Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử; Chương 2: Thực trạng làng nghề, phố nghề Thăng  Long - Hà Nội; Chương 3: Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trong thời kỳ phát triển. Với kết cấu rõ ràng cùng với nguồn tư liệu rất phong phú, được khai thác trên cơ sở khảo sát thực tế cũng như các tư liệu lưu trữ nên bản thảo giúp người đọc hình dung được những nét đại thể về làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội trong tiến trình lịch sử của dân tộc. Hội đồng đều đánh giá cao chất lượng, giá trị các chương 2, chương 3.

Tuy nhiên để có thể xuất bản bản thảo tới đông đảo bạn đọc thì tập thể tác giả vẫn cần phải tiếp tục đầu tư chỉnh sửa để hoàn thiện. Vấn đề mà bản thảo cần tiếp tục đào sâu đó là nêu rõ những khâu yếu kém của các làng nghề hiện nay, từ đó lý giải nguyên nhân và đề xuất được những nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển. Đặc biệt phần giải pháp bản thảo còn nêu chung chung, cần phải thể hiện cụ thể, chi tiết, mang tính "đặc trưng" hơn nữa. Hơn nữa, chất "Hà Nội" của bản thảo còn mờ nhạt hơn so với màu sắc Hà Tây, ở đây nên dùng quan điểm tiếp cận vùng: lấy Hà Nội là trung tâm với Hà Tây là khu vực ngoại vi, nên viết đúng với thực tế lịch sử, không hòa đồng Hà Nội, Hà Tây, từ đó làm rõ được mối quan hệ làng nghề - phố nghề. Bản thảo cũng cần làm rõ được quá trình biến đổi của làng nghề, phố nghề đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hội nhập hiện nay.

Phần phụ lục ảnh khá phong phú, nhưng vẫn cần hoàn thiện thêm về chú thích. Ngoài ra nên sắp xếp danh sách làng nghề trong phần phụ lục logic hơn. Để tăng tính hấp dẫn cho cuốn sách, chủ biên lưu ý đến một lối viết mềm dẻo và linh hoạt hơn.

Hơn cả, Hội đồng vẫn nhấn mạnh về giá trị, ý nghĩa, tính cần thiết của đề tài này. Chủ biên và nhóm biên soạn với tinh thần cầu thị đã tiếp thu những góp ý của Hội đồng và tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện bản thảo trong thời gian sớm nhất.




Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá