Hội nghị tổng kết Hội đồng Tư vấn khoa học Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến
Mở đầu cuộc họp,
Ông Nguyễn Khắc Oánh - Tổng giám đốc NXB Hà Nội, đại diện Chủ đầu tư đã báo cáo
tóm tắt kết quả của Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến sau
quá trình gần 4 năm thực hiện; những kết quả đạt được, những thành quả được ghi
nhận cũng như những hạn chế cần rút kinh nghiệm và những đề xuất về phương án
triển khai Dự án giai đoạn 2.

Ảnh: V2Chiến
Các thành viên
của Hội đồng Tư vấn khoa học đều đánh giá cao ý nghĩa, chất lượng và ghi nhận
thành công của Dự án giai đoạn 1. Các ý kiến đều khẳng định Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến ra
mắt vào đầu tháng 10/2010 là một thành tựu lớn của ngành xuất bản nói riêng và
là một đóng góp lớn trong việc hệ thống, tổng kết và phát huy những giá trị văn
hiến Thăng Long - Hà Nội.
Các nhà khoa
học, các nhà quản lý đánh giá cao việc thông qua Dự án Tủ sách Nhà xuất bản Hà
Nội đã tôn vinh, thu hút, khai thác và động viên được một lực lượng đông đảo
các nhà khoa học hàng đầu trong mọi lĩnh vực của cả nước thực hiện được công
việc tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản công trình với tâm huyết, trách
nhiệm cao; và đề nghị Nhà xuất bản Hà Nội - Chủ đầu tư, tiếp tục nghiên cứu và
xây dựng kế hoạch triển khai Dự án giai đoạn tiếp theo để đề xuất lên lãnh đạo
Thành phố.
Hội đồng cũng
có ý kiến đề nghị bổ sung các đề tài thuộc mảng sách phổ thông nhằm xây dựng
một Tủ sách vừa có tính hàn lâm, phục vụ cho những nhà nghiên cứu, chuyên môn,
lại vừa đáp ứng được nhu cầu của đông đảo bạn đọc phổ thông hiện nay, đặc biệt
là bạn đọc trẻ.
Bên cạnh đó, nhiều
ý kiến cũng rất quan tâm đến vấn đề quảng bá, tuyên truyền Tủ sách và nhấn mạnh
trong thời gian tới vẫn cần phải tiếp tục số hóa hệ thống các đầu sách của Tủ
sách, để các kết quả của Dự án được phổ biến tới đông đảo các đối tượng bạn đọc,
cũng cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hơn nữa các sản
phẩm của Tủ sách trong giai đoạn tiếp theo.
Ở lĩnh vực xuất
bản, các thành viên Hội đồng coi đây là một “kỷ lục xuất bản”, và đề nghị Nhà
xuất bản Hà Nội tiếp tục phối hợp với Thư viện Quốc gia để ấn phẩm của Tủ sách
được giới thiệu rộng rãi hơn nữa trên toàn thế giới; đồng thời gợi ý đến vấn đề
liên kết với các trang báo mạng để phổ biến, quảng bá sách Dự án bằng cách số
hóa trên kênh internet…
Các nhà khoa
học, các thành viên của Hội đồng Tư vấn khoa học đã có nhiều ý kiến thiết thực
đóng góp, xây dựng nhằm tổng kết kinh nghiệm cũng như phát huy thành quả của Dự
án giai đoạn 1.

Ảnh: V2Chiến
Kết luận cuộc họp, GS. Vũ Khiêu thay mặt Hội đồng, một
lần nữa khẳng định chất lượng, giá trị của Tủ sách, ghi nhận những thành quả
của Dự án đồng thời ghi nhận những đóng
góp có hiệu quả của Hội đồng Tư vấn khoa học và các ban Tư vấn chuyên môn các
mảng sách sau chặng đường gần 4 năm thực hiện; coi Dự án là bộ sách đồ sộ nhất
trong lịch sử Việt Nam và là sự chắt lọc, hội tụ của tinh hoa trí thức Hà Nội
và cả nước. Đó chính là những giá trị mà Dự án đã làm được và cần tiếp tục khai
thác. Các nhà khoa học cũng thống nhất trong ý tưởng tiếp tục duy trì và phát
huy kết quả của Dự án bằng việc triển khai Dự án giai đoạn 2, tiếp tục bổ sung
để nâng cao chất lượng, hướng tới mục tiêu hoàn thiện Tủ sách và đi liền với đó
là cần tập trung hơn nữa vào công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị của Dự án,
nâng cấp trang thông tin điện tử thành báo điện tử, xây dựng tạp chí riêng cho
Nhà xuất bản về văn hiến Thăng Long. Đó cũng là cách để “tiếp tục đi sâu hơn và
toàn diện hơn vào văn hiến Thăng Long, mở rộng thêm nguồn tư liệu còn lưu giữ
trong lòng đất Hà Nội” và để văn hiến Thăng Long đến được với mỗi độc giả Hà
Nội, độc giả cả nước và thế giới.
Nhà xuất bản Hà Nội