Đôi điều tản mạn về hoạt động xuất bản với Thăng Long ngàn năm văn hiến
Trước
hết, tôi quan niệm Nhà xuất bản và công việc bếp núc của Nhà xuất bản tương tự
như một bệnh viện Nhi khoa cấp cao với nhiệm vụ của họ như một “bà đỡ”
mát tay, giúp cho những đứa con tinh thần ra đời một cách thông minh, đĩnh ngộ.
Nếu bà đỡ ấy có trình độ là một bác sĩ giỏi, hẳn giúp cho những người mẹ sinh ra những đứa con tinh thần khỏe mạnh theo thời
gian, ngày càng khôi ngô, tuấn tú.
Còn
tôi, tôi thuộc diện một bà mẹ sinh con thưa thớt và muộn mằn. Cách đây tròn 20
năm, tôi được giao nhiệm vụ sưu tầm và biên soạn cuốn sách ảnh “Hà Nội”.
Khi hoàn thành, Nhà xuất bản tổ chức Hội đồng nghiệm thu với các tên tuổi lớn
như: Nhà văn Tô Hoài (Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội),
các nhà sử học danh tiếng như Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng. Về chuyên môn Nghệ
thuật nhiếp ảnh có Hoàng Từ Hai (Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam),
có nghệ sĩ Mai Nam (Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật). Tham dự còn có đồng chí phó
Ban tuyên giáo thành ủy, phụ trách văn hóa văn nghệ Hoàng Thanh Bằng. Tổ
chức nghiệm thu với hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả công trình do tôi thực hiện
được 9,6 điểm, với điểm chuẩn tối đa là 10/10. Công trình được đánh giá là xuất
sắc và Nhà xuất bản Hà Nội cho ra đời đứa con tinh thần ấy. Do điều kiện tiếp
cận kĩ thuật in ấn còn mới mẻ, cuốn sách ảnh Nghệ thuật Hà Nội ra đời với kết quả không như ta mong muốn. Tiếp
sau đó tôi cộng tác với Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin qua cuốn sách mang
tên: “Hồ Gươm - Hà Nội, Việt Nam” nhân kỷ niệm 990
năm Thăng Long - Hà Nội. Từ khi ra đời, cuốn sách “Hồ Gươm - Hà Nội, Việt Nam” được giới thiệu trên truyền hình Trung
ương và Truyền hình Hà Nội đến lần thứ 7, với độ dài 30 phút phát sóng; đã có
trên 40 bài báo viết về cuốn sách Hồ Gươm.
Năm 2007 tôi cộng tác với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia thực hiện cuốn sách
ảnh mang tên “Đường Hồ Chí Minh
trong chiến tranh”. Cuốn sách đó khi ra đời được đánh giá cao về nội
dung và hình thức qua các nhà quản lý nghệ thuật như Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam, các nhà khoa học và lịch sử, được Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương ghi
nhận và được Hội sách Việt Nam tặng Huy chương Đồng về sách hay sách đẹp. Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo khen ngợi và đánh giá cao
công trình sách ảnh trên.
Đặc
biệt, năm 2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cũng vừa tròn 20 năm,
tôi lại được Nhà xuất bản Hà Nội mời cộng tác thực hiện cuốn sách ảnh lớn mang
tên: “Thăng Long - Hà Nội qua hình
ảnh”. Bằng bài viết làm lời dẫn và hình ảnh để chứng minh,
cuốn sách được đề cập đến qua thời gian và không gian 1000 năm, với các triều
đại: Lý, Trần, Lê, Tây Sơn, nhà Nguyễn - Gia Long và thời đại Hồ Chí Minh.
Với
tôi, trong quá trình thực hiện, nhiều lúc cảm thấy mình quá sức, như một bà mẹ
mang thai sức khỏe kém, nhiều lúc tưởng chứng như hụt hơi, không đủ điều kiện
để sản sinh ra một đứa con tinh thần như ý muốn. Nhưng mỗi khi cảm thấy nản,
thiếu tự tin, tôi lại được các “bà đỡ”
có trình độ bác sĩ giỏi như Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Oánh, như Chánh văn phòng
dự án Phạm Quốc Tuấn động viên, khuyến khích, “tiêm” cho tôi liều thuốc tăng lực để có đủ sức khỏe hoàn thành chức năng của một người mẹ; lại
được tiếp nhận những ý kiến có tính gợi mở với những hiểu biết sâu sắc về Nhiếp
ảnh của nhà thơ Bằng Việt, đương kim là Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học -
Nghệ thuật Hà Nội và cuối cùng thì đứa con tinh thần ấy cũng được ra đời có đầy
đủ giấy khai sinh hẳn hoi, được tuyển chọn là những đứa con đủ sức khỏe để bước
vào cuộc sống.
Thăng
Long xưa và Thủ đô Hà Nội hôm nay đã tròn 1000 năm tuổi, nơi có trường Đại học
cũng sấp sỉ nghìn năm, là một trong số ít quốc gia có Trường Đại học vào loại
sớm nhất trên thế giới, được các nguyên thủ quốc gia mỗi khi sang Việt Nam thăm
viếng đã ghi vào sổ Vàng truyền thống những lời hay, ý đẹp về thủ đô Hà Nội, về
Tổ quốc Việt Nam. Trong gần 1000 năm qua, Trường Đại học Việt Nam đã đào tạo ra
hàng trăm nhân tài về văn hóa, về khoa học, những nhà quân sự lỗi lạc mà tên
tuổi họ còn mãi với non sông đất nước, còn mãi với Thăng Long - Hà Nội. Tôi
quan niệm rằng: “Dù họ sinh ra bất cứ ở nơi đâu nhưng đều trở về Thăng Long để
học mà thành tài, để từ Thăng Long kinh đô nước Việt, trực tiếp chỉ huy quân
dân ta đánh tan những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới thì đều trở
thành Người Hà Nội. Những nhà quản lý văn hóa, những Nhà xuất bản đương đại cần
bảo lưu những giá trị thông tin đã có, tiếp tục sưu tầm, bổ sung và hoàn thiện những
công trình để tôn vinh họ, để tôn vinh dân tộc Việt Nam. Những con người cụ thể
xứng đáng đứng trong danh sách đó là những nhà làm văn hóa, khoa học lịch sử ai
ai cùng điều biết. Bên cạnh những danh nhân cần tôn vinh, thiết tưởng chúng ta
cũng cần cho ra đời một bộ sách lịch sử thủ đô Hà Nội thật hoành tráng để cho “dân ta phải biết sử ta”, để
những người dân sống trên đất thủ đô Hà Nội phải biết mảnh đất đó linh thiêng
và anh hùng như thế nào, để họ sống sao cho xứng đáng với truyền thống của một
công dân Thủ đô anh hùng, có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, nơi kết tinh
những giá trị văn hiến Việt Nam.
Thủ
đô Hà Nội cuối thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XI, chúng ta thật đáng tự hào với
sự đóng góp không nhỏ của quân dân Thủ đô Hà Nội trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, trong hòa bình xây dựng và hôm nay
quân dân Thủ đô ta đang khẩn trương chuẩn bị cho ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội. Đã đến lúc những người làm văn hóa có trách nhiệm cần hoàn
thiện những pho lịch sử bằng Vàng ấy để
cho thế hệ trẻ sau này khỏi quên đi cái hào khí Thăng Long, văn hiến Thăng Long
mà ông cha ta để lại. Trách nhiệm cao quý ấy còn là trách nhiệm của những Nhà
xuất bản đã và đang thực hiện tốt, và có trách nhiệm cao như Nhà xuất bản Hà
Nội. Bên cạnh những công việc Nhà xuất bản đang quan tâm thực hiện như: tiếp
tục khảo sát, điều tra, sưu tầm tư liệu, bổ sung cho kho dữ liệu về văn hiến
Thăng Long, xây dựng một công trình lớn, bộ sách lớn về “Dư địa chí Hà Nội”, các bộ sách
Từ điển về Hà Nội, xây dựng và hoàn thiện các truyển tập tư liệu về Thăng Long
- Hà Nội.
Thủ đô Hà Nội cuối thế kỷ XX và bước sang thế kỷ
XXI đã xuất hiện bao nhiêu nhân tài phụng sự cho đất nước, dân tộc trên các
lĩnh vực: khoa học, quân sự, chính trị, ngoại giao, trong văn học nghệ thuật
như Võ Nguyên Giáp, như Hoàng Minh Thảo, như Vương Thừa Vũ… là những nhà quân
sự gắn với thủ đô Hà Nội, như các nhà Khoa học giáo dục nổi tiếng: như
Nguyễn Văn Huyên, như Tôn Thất Tùng, như Lương Đình Của, như Tạ Quang Bửu, như
Hoàng Đạo Thúy, như Nguyễn Lân; các danh sĩ như Nguyên Tuân, Nguyễn Đình Thi,
Tô Hoài, Văn Cao, Đặng Thái Sơn, như “tứ trụ” ngành sử học “Lâm - Lê - Tấn -
Vượng”, như “tứ trụ” hội họa thế kỷ XX “Nghiêm - Liên - Sáng - Phái”, như Tô
Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung, như Vũ Khiên, như Nguyễn Khắc Viện, Hữu Ngọc v.v…
Có
thể nói nhân tài trên đất Thăng Long - Hà Nội hôm nay nhiều không kể xiết và
các nhân tài, những viên ngọc quý ở thủ đô cũng lần lượt ra đi như lá rụng mùa
thu. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần chớp lấy thời cơ để ghi chép về họ, tôn vinh
họ, thể hiện họ thành những bức chân dung mang tính thời đại, trở thành mực
thước cho các thế hệ sau chiêm ngưỡng và noi theo, để phát huy truyền thống
Thăng Long văn hiến.
Tôi
thiết nghĩ, trách nhiệm đó thuộc về mỗi chúng ta, những người làm văn hóa quan
tâm tới Thủ đô Hà Nội, trong đó có Nhà xuất bản Hà Nội - một bệnh viện Nhi khoa
cao cấp đã và đang làm nhiệm vụ “bà
đỡ mát tay”, đang cho ra đời những đứa con tinh thần là những nhân
tài đã phụng sự cho Tổ quốc!
Nhà Xuất Bản Hà Nội