Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Tin dự án |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết tin dự án
Về "Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến" - Đánh giá và kiến nghị
Thứ sáu, 11/03/2011 10:58
Tham luận viết cho Hội thảo "Hoạt động xuất bản với Thăng Long ngàn năm văn hiến" ngày 19/9/2010

          A. ĐÁNH GIÁ

          Chúng ta thật sự vui mừng khi tận mắt nhìn thấy một bộ Tùng thư về Thăng Long ngàn năm văn hiến đồ sộ như thế, nội dung bao quát được nhiều lĩnh vực như thế, và kỹ thuật in ấn trình bày cũng chẳng nhường ai!

          Đây là kết quả bao nhiêu công sức của các nhà khoa học, nhà quản lý... trong đó có Nhà xuất bản Hà Nội là đơn vị tổ chức thực hiện một cách “khôn khéo” và “mát tay”, nếu có thể nói được như vậy.

          Tôi nói “khôn khéo”, vì Nhà xuất bản Hà Nội đã biết cách lấy “tép” câu “tôm”, sử dụng một khoản kinh phí không nhiều để tập hợp một đội ngũ trí thức phần lớn là chuyên gia đầu ngành, gây men cho họ, rồi tự họ lao vào khoa học là cái họ vốn say mê mà không tính toán.

          Tôi nói “mát tay”, vì Nhà xuất bản Hà Nội đã đề ra một quy trình làm việc mà ai cũng thấy là hợp lý: tổ chức một Hội đồng nghiệm thu vô tư, khách quan để trao đổi, góp ý kiến cho các tác giả công trình, từ khâu thông qua đề cương chi tiết, cho đến khâu nghiệm thu bản thảo. Và thường sau mỗi buổi họp, mà tính chất của nó cũng giống như một buổi sinh hoạt khoa học, cả phía tác giả cũng như phía Hội đồng đều cảm thấy hài lòng, do công trình được phản biện từ nhiều mặt, chất lượng khoa học, học thuật đảm bảo được nâng cao, và các “ngòi nổ” nếu có, đều được tháo gỡ.

          Chỉ tiếc là thời gian thực hiện công trình thường quá ít, và cũng có trường hợp công trình đến “hẹn” mà không “lên” được.

          B. KIẾN NGHỊ

          1. Thăng Long - Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa lâu đời của nước ta. Nhân dịp này, chúng ta cố gắng xây dựng một khó thông tin tư liệu đầy đủ và có hệ thống về nó để nghiên cứu, quảng bá, thậm chí có thể đưa lên mạng để phục vụ rộng rãi cho các nhà nghiên cứu trong nước cũng như ở nước ngoài.

          2. Các vùng đất mới sáp nhập vào Hà Nội cũng có nhiều tư liệu, nhưng trong lần xây dựng Tủ sách vừa qua, chúng ta nói chung là chưa với tới, cần có kế hoạch tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu, khai thác.

          3. Trên cơ sở những gì đã làm được, có thể tiếp tục biên soạn những cống trình mang tính tổng hợp, nâng cao, chẳng hạn một bộ sách Địa chí Hà Nội tương đối bề thế, nhiều toàn tập (chứ không chủ tuyển tập) thơ văn của các tác gia lớn ở Thăng Long - Hà Nội, hoặc viết về Thăng Long - Hà Nội v.v...

          4. Tôi đã thử làm một thống kê về môn loại tác phẩm trong “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, kết quả thấy:

          - Sử (sử - địa, sử - văn hóa, sử - kinh tế, sử chính trị): 45 cuốn

          - Địa (địa - chính, địa kinh tế): 8 cuốn

          - Văn (văn - sử): 19 cuốn

          - Văn hóa (văn hóa dân gian): 9 cuốn

          - Văn nghệ (sân khấu, nghệ thuật): 8 cuốn

- Các loại khác (tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế, giáo dục đào tạo): 6 cuốn.

          Như vậy là Sử chiếm gần một nửa “Tủ sách”; Văn và Địa hãy còn ít quá.

          Sắp tới, nếu công việc được tiếp tục, sẽ có sự điều chỉnh cho cân đối, hợp lý hơn.

          5. Ta còn có kho sách Hán Nôm với số lượng lớn, chủng loại sách rất đa dạng, nhưng hiện “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến” chưa khai thác được mấy, rất cần được bổ sung, nhất là về mặt ĐịaVăn... trong dịp tới.

          Với tình hình như vậy, đề nghị Thành phố Hà Nội đầu tư thêm thời gian và kinh phí thích đáng để tiếp tục tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn bổ sung, nhằm khắc họa đầy đủ và nhiều đường nét hơn diện mạo của THỦ ĐÔ NGÀN NĂM VĂN HIẾN ./.

 

Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá