Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Tin dự án |  Bạn đang ở:Trang chủ » Chi tiết tin dự án
Đôi điều suy nghĩ về Dự án Tủ sách "Thăng Long ngàn năm văn hiến"
Thứ sáu, 11/03/2011 10:50
Tham luận viết cho Hội thảo "Hoạt động xuất bản với Thăng Long ngàn năm văn hiến" ngày 19/9/2010

1. Mặc dù quá trình chuẩn bị cho Dự án đã được khởi đầu từ năm 2002, nhưng trên thực tế, tháng 9/2006 Dự án mới được phê duyệt. Ban đầu là ý tưởng của Lãnh đạo Nhà xuất bản Hà Nội, sau được sự ủng hộ của Lãnh đạo Thành ủy, UBND và các sở ngành hữu quan Thành phố, Dự án từng bước được hoàn thiện để trình các cấp có thẩm quyền thông qua. Như vậy, một ý tưởng tâm huyết, có trách nhiệm của một cơ quan xuất bản đã trở thành một chủ trương quan trọng, thiết thực kỷ niệm ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Với tư cách thành viên của Hội đồng tư vấn của Dự án, từ đầu chúng tôi cho rằng đây là một Dự án văn hóa rộng lớn về qui mô, phong phú về thể loại, lớn lao về giá trị, thuận lợi về nhân lực, nhưng eo hẹp về thời gian, có hạn về kinh phí, cho nên đòi hỏi sự nỗ lực cao độ của nhiều chủ thể.

2. Sau khi Dự án được phê duyệt, Nhà xuất bản trở thành Chủ đầu tư của Dự án và nhanh chóngxây dựng kế hoạch triển khai: Đề xuất Thành phố lập Hội đồng tư vấn và 6 Ban tư vấn chuyên môn. Chủ đầu tư xây dựng kết cấu tủ sách và trình Hội đồng tư vấn thảo luận, bổ sung, hoàn thiện. Trên cơ sở thống nhất mảng sách, tên sách và tác giả thực hiện, Ban tư vấn chuyên môn có nhiệm vụ thẩm định chuyên môn từ đề cương đến bản thảo. Ở đây, cũng cần nhấn mạnh rằng, không phải tất cả các cuốn sách được viết mới, mà lựa chọn những tác phẩm đã thành danh thì tái bản hoặc tái bản có bổ sung. Bên cạnh đó, Dự án đã tổ chức sưu tầm, phát hiện, thống kê, mua những tư liệu quí đang lưu giữ trong nhân dân. Với phương thức làm việc như vậy, đến nay Dự án cơ bản đã hoàn thành.

           3. Sau hơn 3 năm triển khai sưu tầm, lựa chọn, biên dịch, biên soạn theo kế hoạch của chủ đầu tư và 3 năm hoạt động của Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KX.09 “Nghiên cứu, phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử - văn hóa nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”, đến nay Tủ sách với gần 90 đầu sách thuộc lĩnh vực Địa lý, Lịch sử, Văn hóa - Xã hội, Kinh tế, Văn học - Nghệ thuật, Tư liệu - Tổng hợp cơ bản đã hoàn thành và sẽ ra mắt bạn đọc vào dịp Đại lễ sắp tới. Với kết quả trên, có thể rút ra một số suy nghĩ sau:

            - Lần đầu tiên một phần quan trọng giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế và những yếu tố địa lợi của Thăng Long - Hà Nội qua tư liệu thành văn được hệ thống hóa trongbộ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Bộ sách có giá trị nhiều mặt, đặc biệt là gía trị giáo dục truyền thống và xây dựng con người Hà Nội trong thời đổi mới và hội nhập quốc tế. Một nét đặc trưng của Bộ sách thể hiện ở chỗ, dù mỗi cuốn sách đề cập từng vấn đề cụ thể, từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, nhưng đều toát lên cái xuyên suốt, cái luôn đọng lại sống mãi với thời gian là cốt cách văn hóa Thăng Long - Hà Nội tiêu biểu cho bản sắc văn hóa Việt Nam. Bộ sách này còn là, phải là cơ sở để các thế hệ côngdân Thủ đô khai thác, tiếp tục thu thập bổ sung, tiếp tục sáng tạo và thông qua đó cùng nhau giữ gìn và nhân lên những giá trị văn hiến của dân tộc.

             - Kết quả thực hiện Dự án thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo Thành phố gần chục năm nay, sự cố gắng hết mình của chủ đầu tư và đặc biệt, sự tâm huyết và lao động trí óc không mệt mỏi của đội ngũ trí thức trên đất Thủ đô hôm nay. Có lẽ trong tời kỳ đổi mới, đây là lần đầu tiên Thành phố huy động được khá đông các nhà khoa học, văn nghệ sĩ hội tụ xung quanh Dự án xây dựng Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Phải khẳng định rằng, nếu không có sự tâm huyết với tinh thần vinh dự được cống hiến xen lẫn trách nhiệm công dân, không có một tình yêu Thăng Long - Hà Nội đến cháy bỏng, thì Bộ sách cũng khó có thể hoàn thành trong điều kiện quan hệ kinh tế thị trường và thời gian thực thi rất eo hẹp. Phải chăng thông qua đây cung tcấp cho các nhà quản lý Thủ đô một bài học kinh nghiệm đậm đà chất thực tiễn trong việc phát huy nguồn nhân lực chất xám vốn đang phong phú và dồi dào trên đất Hà Nội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển Thủ đô toàn diện, bền vững.

            4. Đôi điều kiến nghị:

            - Ngoài việc xây dựng một số sách điện tử theo kế hoạch lần này, cần có kế hoạch xây dựng một “Kho tư liệu ảo” (công nghệ số) để quần chúng hóa nội dung những tư liệu ngàn năm văn hiến mà Dự án tổ chức sưu tầm được trong thời gian qua. Trong thời đại “Thế giới phẳng”, những người quan tâm có thể ngồi nhà khai thác kho tư liệu này và có thể tham gia làm giàu thêm giá trị của Bộ sách hôm nay. Hiện tại, mới dừng lại ở mức độ công bố thư mục các nguồn tư liệu khác nhau.

- Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô vào lúc Dự án đã khởi động được quá nửa thời gian, nên sau Đại lễ cần tiếp tục có Dự án triển khai nghiên cứu bổ sung những giá trị nhiều mặt của “vùng đất mới”.

- Đề nghị Thành phố giao cho ngành Giáo dục - Đào tạo Thủ đô xây dựng dự án, tập hợp các nhà giáo dục, các nhà khoa học nghiên cứu Bộ sách này để biên soạn bộ sách Hà Nội học phục vụ cho giáo dục phổ thông. Đây là việc làm có tính chất chiến lược trong giáo dục, cho nên không vội vã, phải có lộ trình cụ thể và có thể thực hiện trong 10 năm.

- Thành phố nên có động thái giao các sở ngành, tùy thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình, có kế hoạch nghiên cứu những vấn đề liên quan đểgiữ gìn, vận dụng phát huy những giá trị trong hoạt động của mình. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thành phố cần nghiên cứu những vấn đề liên quan để phục vụ cho công tác vận động quần chúng trong việc tạo sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp./.


(*) PGS.TS Phạm Xuân Hằng Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Dự án


Nhà xuất bản Hà Nội

  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá