|
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh viết ngày 22/08/2011
I. Về những vấn đề chung:
- Về cơ bản tôi tán thành tiêu chí tuyển chọn, số lượng tác phẩm tuyển chọn, trình tự sắp xếp tác phẩm của nhóm tuyển chọn.
- Xem Mục lục thấy tác phẩm tuyển chọn sát với tiêu chí đề ra.
- Cách phân kỳ như vậy cũng thoả đáng, tiện cho việc tuyển chọn thơ và sự theo dõi, thưởng lãm của độc giả.
- Những bài thơ tuyển chọn đại đa số đều hay, có giá trị mỹ cảm cao.
- Tuy nhiên giữa tác phẩm và bài tổng luận vẫn còn những điểm chênh nhau. Lấy ngay mục I của bài Lời giới thiệu làm ví dụ. Trong đây có những điểm không nhất thiết liên quan đến văn học Thăng Long, đó là các tác gia người gốc Việt làm quan ở đời Đường, nếu muốn nhắc đến thì có lẽ phải dẫn giải xa xôi, phân tích kỹ hơn nữa, có thể điều đó chỉ chứng tỏ ở Giao Châu hồi đó việc học chữ Hán đã có cơ sở, có thể phổ cập đến một mức độ nào đó, làm cơ sở cho văn thơ phát triển rực rỡ ngay sau ngày đất nước giành lại độc lập. Nhưng trung tâm học vấn lúc đó chưa phải là Thăng Long. Thăng Long chính là phát hiện của Cao Biền rồi đến Lý Công Uẩn, cho nên có lẽ cần nói sâu hơn ở căn rễ bản địa, ở sự đột phá từ thời nhà Lý. Hơn nữa đối chiếu với phần tuyển chọn, nhất là phần thơ hiện đại người đọc có cảm giác như thiếu hụt, chưa đủ minh chứng cho phần đề dẫn.
II. Về phần tuyển chọn cụ thể:
Trong phần tuyển chọn thơ, nhất là phần thơ hiện đại, dường như chưa thể hiện đủ mức nét đặc trưng về tinh thần “tính suy tưởng đầy trí tuệ mang dấu ấn triết học”, “lòng yêu nước mãnh liệt”, tính “anh hùng”. Tất nhiên trong phần tuyển chọn có những bài thơ nói được những điều đó, nhưng vẫn có độ chênh với phần tổng luận. Tôi cho rằng các nhà tuyển chọn đã chú ý hơi nhiều đến tiêu chí địa lý, ví như thơ nói về hoặc liên quan đến Thăng Long – Hà Nội mà chưa chú ý đến phong cách thời đại, nên chăng có một vài biện pháp linh động:
- Đối với các tác giả sinh trưởng - gốc Thăng Long - Hà Nội nên chọn những bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng phong cách thơ của họ mà không cần cứ phải nói về Hà Nội, và có thể ưu tiên cả về số bài. Ví dụ như Chính Hữu nên chọn những bài trong tập Đầu súng trăng treo, tôi nhớ có những câu thơ rất tiêu biểu, rất lãng mạn mà cũng rất tráng ca, như Áo anh bộ đội xanh màu cốm, Mai mốt hành quân bạc gió may; Nguyễn Đình Thi nên chọn thêm, có thể là bài Nhớ, Quang Dũng cũng nên thêm bài nào đó gần gũi với bút pháp Tây tiến, hình như Sông Mã thì phải.
- Nên chú ý đến phong cách thơ từng thời đại. Các nhà tuyển chọn đã chia thành các giai đoạn 1945-1954, 1954-1975, 1975-2010 thì tác phẩm tuyển chọn cần làm nổi rõ đặc điểm của mỗi giai đoạn mà theo tôi là có thực những nét riêng đó. Do vậy có thể nên điều chỉnh một số tác giả giữa các giai đoạn, như Văn Cao nªn đưa xuống phần 1945-1954; Ngô Quân Miện có thể đưa xuống giai đoạn sau...
- Tác giả xếp vào giai đoạn nào (chủ yếu dựa vào hoạt động văn học) thì phải chọn tác phẩm ở giai đoạn ấy, ít ra cũng là phần sáng tác chủ yếu. Ví như Hoàng Trung Thông ít ra cũng phải có một vài bài thời chống Pháp, Trần Lê Văn cũng vậy, bài Đoàn Vệ quốc áo đen chẳng hạn. Trường hợp Bằng Việt, Phạm Tiến Duật cũng nên chọn thêm một vài bài về thời kháng chiến chống Mỹ ... Nếu không chọn được bài trong giai đoạn ấy thì phải chuyển xuống giai đoạn sau.
- Một số ý kiến cụ thể: có những tác giả không nên đưa vào tuyển tập, hoặc không nên tính đến trong lời tổng quát, như Nguyễn Công Trứ, Tú Xương, Tương Phố, Tôn Quang Phiệt, nhưng có những tác giả nên thêm, như Chu Mạnh Trinh, Miên Thẩm, Nguyễn Văn Lý, Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh, Huy Thực, Nguyễn Tư Giản, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, có thể còn nữa.
- Một số tác giả ở phần trung đại nên chọn thêm tác phẩm, như Trần Nhân Tông nên lấy thêm bài Xuân hiểu, Nguyệt, Xuân vãn, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca; Huyền Quang cũng nên thêm Tặng sĩ đồ tử đệ, Cúc hoa; Phạm Sư Mạnh cũng có thể thêm, Trần Nguyên Đán cũng chọn thêm (bài có câu Lên trời còn dễ hơn giúp chúa chẳng hạn), Nguyễn Phi Khanh chọn ít và dường như chưa tiêu biểu cho phong cách thơ ông (các bài có thể thêm như Trong núi...); Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Lê Thánh Tông, Phạm Quý Thích, Nguyễn Du, Trịnh Sâm đều chọn quá ít. Lê Thánh Tông nên chọn thêm những bài trong cuộc chinh Chiêm Thành, Thập giíi c« hån quèc ng÷ v¨n (?); đã chọn phú sao không chọn các bµi Bạch Đằng Giang phú, Ngọc tỉnh lên phú, Vịnh Vân Yên tự phú ?
Tóm lại về tiểu tiết, các nhà tuyển chọn nên điều chỉnh thêm.
Kết luận: Bản thảo "Tuyển thơ Thăng Long – Hà Nội, mười thế kỷ" đạt chất lượng tốt, có thể nghiệm thu được, những chỗ nên điều chỉnh không nhiều và nói chung đều là những chi tiết, để tham khảo khi hoàn chỉnh bản thảo.
|
|
Nhà nghiên cứu, phê bình Văn Giá viết ngày 22/08/2011
Xin không nhận xét về những ưu điểm của tuyển thơ này, một tuyển bề thế, bao quát được những vẻ đẹp thơ ca của một đội ngũ đông đảo các nhà thơ ở mọi vùng miền, thuộc mọi thời đại.
Tôi xin góp ý về một số khía cạnh sau:
- Tập sách đã có phần các nhà thơ quốc tế viết về Thăng Long. Tuy nhiên thấy thiếu hẳn thơ của các nhà thơ Hải ngoại viết về Hà Nội. Việc tìm thơ hải ngoại về Hà nội trong tình hình thông tin hiện nay là có thể thực hiện được.
- Cũng như vậy thiếu hẳn thơ của các nhà thơ miền Nam trước 1975 cũng không thấy có. Trong bối cảnh hiện nay, rất nên bổ sung. Thí dụ như Nguyên Sa với Áo lụa Hà đông; thử xem Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên…xem sao.
- Thơ của một số nhà thơ nên xếp theo thứ tự thời gian: Xuân Diệu, Trần Huyền Trân (Hiện đang xếp lộn xộn, không theo thứ tự thời gian).
- Nguyễn Bính thành tựu đáng kể nhất là hồn thơ lục bát. Trong khi đó tuyển thơ không có bài lục bát nào của Nguyễn Bính.
- Huy Cận nên bỏ bài Các vị La hán chùa Tây Phương, cũ, không hợp thời nay, không ai đọc nữa. Thay vào bằng bài Ngậm ngùi.
- Ông Sóng Hồng trước hết là một nhà chính trị. Thơ phú của ông ta cũng rất vừa phải thôi. Nên để 3 bài đã là nhiều, bỏ bài Đi.
- Đoàn Văn Cừ đã mất cách đây hơn năm. Đề nghị kiểm tra lại năm mất cho chính xác (hiện vẫn đang để trống).
- Riêng Lời giới thiệu, chỉnh trang lại các tên tiểu mục; hoặc xem lại cách dùng khái niệm “chủ nghĩa biểu tượng” (tr.14).
- Sai lỗi đánh máy cực kỳ nhiều.
Tôi mới chỉ có điều kiện bao quát phần thơ hiện đại. Và mới chỉ có mấy nhận xét bước đầu. Một số nhận xét và đề xuất cụ thể sẽ trao đổi trong hôm Nghiệm thu.
|
|
Nhà thơ Vương Trọng viết ngày 22/08/2011
Tôi nhận được bản thảo Tuyển thơ dày dặn với gần 2500 trang cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ. Với tư cách là một phản biện, tôi xin không nói đến những “cái hay”của bản thảo, mà chỉ xin góp một vài ý kiến nhỏ để nhóm biên soạn hoàn thiện thêm bản thảo:
1. Nếu đọc cả bản thảo thì sẽ thấy rằng cách sắp xếp tác phẩm sưu tầm ở hai phần sẽ theo hai tiêu chí khác nhau:
- Theo năm sinh, năm mất của tác giả đối với phần Thơ Cổ trung cận đại (tức là trước 1930).
- Theo thời kì và trong từng thời kì thì theo A,B,C tên tác giả.
Nhưng khi đọc vào tác phẩm thì thấy có rất nhiều chỗ chưa tuân thủ chặt chẽ tiêu chí này. Ví dụ phần Thế kỉ XVIII thì xếp Nguyễn Công Trứ trước Nguyễn Du, Nguyễn Hành… Trong khi đó ai cũng biết theo năm sinh Nguyễn Du phải xếp trước.
2. Cần chính xác lại một số thông tin với những tác giả năm sinh, năm mất đã được xác định rõ ràng: Lấy ví dụ trường hợp của Nguyễn Du, trong tác phẩm có ghi là Nguyễn Du (1766-1820), nhưng hiện nay chúng ta vẫn kỉ niệm năm sinh của Nguyễn Du là 1765.
Còn Nguyễn Công Trứ ghi là (1778-1859) nhưng theo những cuộc hội thảo khoa học gần đây nhất thì năm mất của Nguyễn Công Trứ là 1858.
3. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả xếp theo A,B,C tên tác giả ở phần Thơ Hiện đại. Nhưng có rất nhiều chỗ xếp không triệt để: Ví dụ: Vần tên tác giả là vần T, nhưng trong vẫn T có Th, Tr… lại không xếp. Công việc này rất đơn giản vì trong máy vi tính đã có công cụ này, nhưng cũng cần phải chú ý vì nó thể hiện tính chuyên nghiệp, cẩn trọng của người biên soạn. Việc sắp xếp như vậy sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho người tra cứu.
4. Nên cập nhật thông tin về trích ngang của các tác giả. Nhất là với những tác giả hiện đang còn sống thì những thông tin được trích dẫn từ những tài liệu đã được công bố cách đây 20 năm thì nhiều thông tin không còn phù hợp. Hoặc nhiều trường hợp những tác phẩm được trích dẫn chưa thực sự là những tác phẩm tiêu biểu nhất của họ khi viết về Thăng Long – Hà Nội. Một số tác giả được trao giải thưởng lớn như giải thưởng Hồ Chí Minh thì nên đưa vào.
Công việc này sẽ mất nhiều thời gian nhưng là rất tốt nếu như nhóm biên soạn có thể thực hiện được.
5. Ngoài ra tôi xin có hai đề xuất nhỏ:
* Thay bài Cảm tử quân thay cho bài Chiều Hồ Tây
* Trong tác phẩm có trích bài Dịch thơ của Học Canh thể Song thất lục bát. Gần đây tôi có công bố công trình dịch tất cả những tác phẩm của Nguyễn Du được nhiều nhà nghiên cứu, dịch thuật khen ngợi, trong đó có Long Thành cầm giả ca theo thể lục bát.
Tôi xin gửi lại bản dịch thơ của tác phẩm này, để nhóm biên soạn tham khảo. Nếu bản dịch của tôi được đứng trong tuyển tập này thì thật là một vinh dự lớn.
|
|
GS.TS. Mã Giang Lân viết ngày 18/08/2011
- Đề cương đã chỉnh sửa một số nội dung theo góp ý của Hội đồng: bổ sung những phần chưa có: phương pháp biên soạn, tiêu chí lựa chọn, tài liệu tham khảo, phần các tác giả và tác phẩm được tuyển chọn cũng được bổ sung, thay đổi. Tuy nhiên phần phương pháp biên soạn và tiêu chí đưa ra còn sơ sài. Cần phải làm rõ tiêu chí tiêu chí tập thơ kỉ niệm ngàn năm Thăng Long phải thể hiện được tâm hồn, tình cảm, phong cách riêng độc đáo của Hà Nội.
- Việc phân kì trong đề cương lần này hợp lí và khoa học hơn. Tuy nhiên giai đoạn hiện đại không cần thiết phải chia nhỏ giai đoạn phụ thuộc vào phân kì lịch sử như thế, vì phân kì trong văn học phụ thuộc vào sự phát triển của các dòng, trường phái văn học chứ không chỉ đơn thuần là các mốc lịch sử.
- Trong phần các tác giả, tác phẩm lựa chọn thiếu cụ Hoàng Tạo, Doãn Kế Thiện giai đoạn (1900-1945) nhiều bài thơ về Hà Nội phong tục rất hay.
Quang Dũng có bài: Những làng đi qua viết về Hà Nội rất đặc sắc.
Xuân Quỳnh: Hoa cỏ may không tiêu biểu
Thiếu mảng: Miền Nam trước 1975 viết về Hà Nội như Phan Lạc Tuyên là một người sáng tác về Hà Nội rất hay.
- Nên thêm lớp trẻ sau 1975.
- Đội ngũ biên soạn cần bổ sung thêm những nhà nghiên cứu về mỗi giai đoạn lịch sử để xử lí một số vấn đề như phân kì, với tác giả nào thì lựa chọn tác phẩm nào cho đặc sắc, hợp lí khi đưa vào tuyển tập chứ không thể đưa hết vào khiến công trình rất ôm đồm mà không hay.
|
|
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh viết ngày 18/08/2011
- Đề cương đã được chỉnh sửa rất nhiều theo góp ý của Hội đồng sau buổi nghiệm thu.
- Nhóm biên soạn đã bổ sung thêm một số phần trước khi đưa danh mục các tác giả và tác phẩm: phần phương pháp biên soạn, đối tượng lựa chọn, tiêu chí chọn các tác phẩm để đưa vào công trình. Cơ bản tôi nhất trí với tiêu chí lựa chọn mà nhóm biên soạn đưa ra nhưng cũng cần phải chọn lọc. Nhóm biên soạn cũng phải nghiên cứu xem có nên mở rộng tác phẩm của những tác gia đất kinh kỳ cả sang thể loại khác, vì theo tôi đây là tuyển thơ và các tác giả đó cũng đã có những bài thơ rất tiêu biểu rồi.
- Nội dung: Hịch cũng không phải là thơ, không nên đưa vào tác phẩm. Ngô Chân Lưu chỉ nên chọn 2 bài, xem lại bài Thuỷ chung. Lý Thường Kiệt: Không đưa Nam Quốc Sơn Hà
Đời Trần: Không đưa Trần Quốc Tuấn (không thơ)
Trần Thánh Tông còn nhiều bài hay hơn
Trần Nhân Tông cũng vậy
Trần Quang Triều đại diện phong cách thơ nhà Trần
Bà huyện Thanh Quan nên chọn Qua đèo Ngang
+ Nên bổ sung mảng thơ khuyết sanh về Hà Nội có những bài nghệ thuật và nội dung đều độc đáo có thể đọc xuôi, đọc ngược và các tác giả thời Hà Nội tạm chiếm.
|
|
Nhà thơ Trần Ninh Hồ viết ngày 18/08/2011
- Đề cương đã có sự bổ sung chỉnh sửa.
- Tác giả đã nêu lên phương pháp và tiêu chí lựa chọn, cơ bản là hợp lí. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn cũng cần cân nhắc cẩn thận nhất là những tác gia có khối lượng sáng tác nhiều, cần chọn những bài tiêu biểu nhất cho phong cách của tác giả và cũng nói về thiên nhiên, con người đất Kinh kì.
- Về bố cục: Phân chia giai đoạn như đề cương mới có phần hợp lí hơn so với đề cương lần 1, việc phân chia giai đoạn cụ thể và chính xác hơn. Tuy nhiên cũng cần xem lại một số mốc phân chia của phần hiện đại vì đôi khi việc phân chia trong giai đoạn trong các tuyển tập văn học không cần quá câu nệ vào mốc thời gian lịch sử.
- Nội dung: Tương đối toàn diện nhưng tác giả cần chọn lọc nghiêm ngặt hơn để có những bài đắt và bổ sung cho đủ mặt các tác giả tiêu biểu cho từng giai đoạn.
- Tôi có một gợi ý: Có nên bổ sung phần thơ ca dân gian không?
Việc sắp xếp thứ tự các tác giả có năm sinh, năm mất thì đơn giản. Đối với một số tác giả chưa rõ hoặc không có ghi chép về năm sinh thì phải cân nhắc kĩ, dựa vào tác giả cùng thời để sắp xếp cho hợp lí.
- Phần Tài liệu tham khảo cần bổ sung và chỉnh sửa thêm những chỗ chưa chính xác (chắc do lỗi đánh máy).
|
|
Nhà thơ Ngô Văn Phú viết ngày 18/08/2011
- Cơ bản tôi nhận thấy nhóm biên soạn đã chỉnh sửa một số bất cập mà Hội đồng đã chỉ ra của đề cương lần trước.
- Đề cương lần này đã đầy đủ, chi tiết và có chọn lọc hơn lần trước.
- Đề nghị chủ biên hết sức lưu ý tiêu chí phân kì, đảm bảo tính khoa học của một tập tuyển. Làm như đã nêu trong đề cương chỉnh sửa này thì cũng có thể chấp nhận được nhưng nhất thiết phải nói rõ hơn ở phần Tổng luận.
- Nên mở rộng thêm cộng tác viên thẩm định, bổ sung để tập thơ hoàn chỉnh, tránh sai sót, bỏ quên. Cách trình bày tên bài và tác giả cần thống nhất. Còn thiếu nhiều tác giả.
- Phần chống Mỹ và sau đổi mới từ 1975 đến nay nên chọn nhưng khắt khe hơn. Thiên về một số tác giả có xu hướng rõ rệt về sự đổi mới của thơ Hà Nội. Phương pháp: khi chọn bài nào nên trao đổi với tác giả biên tập cho chính xác câu chữ.
- Đề cương đã có sự chỉnh sửa bổ sung nhưng nhiều điểm cần phải cẩn thận hơn.
- Đề nghị Ban tuyển chọn lưu ý:
+ Về tác phẩm
+ Về tác giả
Không thể khi đưa vào tuyển tập phải chú thích rõ ràng không để còn sự nghi ngờ.
- Lưu ý tác giả có tư tưởng phức tạp, số tác giả nước ngoài và Miền Nam trước năm 1975
- Một số tác giả Hải ngoại Tổ quốc, Hà Nội cần được chọn. Về tư liệu văn bản: nên tìm thêm một số người chọn chuẩn theo từng giai đoạn.
|
|
Nhà thơ Phan Hách viết ngày 18/08/2011
1. Bản thảo tuyển khá công phu, cách phân chia khoa học cũng khá khoa học, tuyển có sức thuyết phục, có giá trị.
Phần thơ Lý Trần, hậu Lê, vua Lê - chúa Trịnh, Tây Sơn - triều Nguyễn, thời 1900-1945, chống Pháp 1945-1954… đều sưu tầm được các bài hay, tư liệu quý.
Phần 1975-2005 tuyển chọn chưa bao quát, chưa chọn được những bài hay. Có một số tác giả, một số bài còn mang tính nghiệp dư, phong trào. Tôi nghĩ nên bỏ những bài văn hóa quần chúng, phong trào thì giá trị hơn.
Tác giả Nguyễn Văn Hạnh nên để là Vạn Hạnh thì đúng hơn, là tên được nhiều người biết, để tên hiện tại giống như tên tác giả hiện đại.
- Người dịch Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị), báo chí đều nói thật sự là của Phan Huy Thực (em Phan Huy Vịnh). Nhiều bài nghiên cứu đều khẳng định điều này, nên ghi chính thức là Phan Huy Thực, và có ghi chú (có thuyết cho là của Phan Huy Vịnh…) như một sự tồn nghi.
- Có nên chọn một đoạn “Tự tình khúc” của Cao Bá Nhạ (em Cao Bá quát)… có những câu rất hay (Thân như thân gánh hàng hoa. Sáng qua chợ sáng, chiều qua chợ chiều).
- Phần thơ chống Pháp (1945-1954): Có nên đưa Trần Dần vào? Trần Dần có ghi dấu ấn?
- Phần thơ chống Mỹ xem lại trường hợp Trần Mạnh Hảo.
- Phần thơ 1975-2005:
+ Có những tác giả nghiệp dư, thơ văn hóa quần chúng, rất yếu, có nên đưa vào? Ban tuyển cần xem lại, nên kiên quyết đưa ra các bài thơ “phong trào” thì tuyển mới có giá trị.
+ Đặc biệt thiếu thế hệ trẻ, đang nổi tiếng. Có họ tập thơ sẽ giá trị hơn. Thiếu họ, tập thơ sẽ bị coi là phiến diện, “bảo thủ”. Nên có: Vi Thùy Linh, Bình Nguyên Trang, Nguyễn Vĩnh Tiến, Phan Huyền Thư, Trần Hoàng Thiên Kim, Yên Trang, Dạ Thảo Phương..
Nên bổ sung thêm bài “Vỉa hè Hà Nội” của Hữu Ước, đây là tác giả quan trọng.
Có thể thêm thơ quốc tế viết về Hà Nội, phần thơ “Đông Kinh nghĩa thục”.
|
|
GS.TS. Mã Giang Lân viết ngày 18/08/2011
- Đây là một đề tài lớn, lớn cả về dung lượng và độ dài thời gian của đối tượng nghiên cứu. Trong khi đó dung lượng của kho tàng thơ ca Thăng Long - Hà Nội suốt 10 thế kỉ vô cùng đồ sộ. Nó cũng là một đề tài vô cùng có ý nghĩa trong việc tổng kết những tác phẩm, những giá trị văn chương của thơ ca Thăng Long - Hà Nội, một công trình kỉ niệm Thăng Long 1000 năm.
- Đề cương đã nêu ra những tác gia và tên tác phẩm sẽ được tuyển chọn chia ra theo các thời kì:
+ Thơ Lý - Trần
+ Thời Hậu Lê
+ Thời vua Lê - chúa Trịnh, Tây Sơn, triều Nguyễn
+ Lớp nhà thơ hình thành trước cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Lớp nhà thơ hình thành trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
+ Lớp nhà thơ hình thành trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)
+ Lớp nhà thơ hình thành khi thống nhất đất nước - thời kỳ đổi mới
Về cơ bản cách phân chia này hoàn toàn dựa vào cách phân kỳ lịch sử. Ban biên soạn cũng chưa nêu lên những tiêu chí phân kỳ, vì sao lại chia ra các giai đoạn như vậy.
- Đề cương vẫn chỉ dừng lại là mục lục, chưa có phần phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, tiêu chí lựa chọn. Đề nghị ban biên soạn bổ sung.
- Phần Tổng quan là một phần rất quan trọng nên cần phải nghiêm túc tập trung viết nhằm nêu bật giá trị của thơ Thăng Long - Hà Nội.
|
|
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh viết ngày 18/08/2011
- Trước hết tôi khẳng định ý nghĩa của đề tài này trong cơ cấu của Tủ sách kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội và hoàn toàn yên tâm khi giao cho Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chủ trì, Nhà thơ Bằng Việt phụ trách.
- Phân chia phần văn học theo mốc của các triều đại cũng là một cách chấp nhận được. Phần hiện đại cần phải xem lại cách phân chia và cách đặt tiêu đề cho hợp lí. Cần rà soát lại các tác giả để chọn bài cho xác đáng, tránh hiện tượng bình quân và không nên đưa các bài Chiếu, Phú vào vì nó không phải là thơ và sẽ vướng nhiều bài phú khác chưa đưa vào.
Hịch cũng không phải là thơ, không nên đưa vào tác phẩm. Ngô Chân Lưu chỉ nên chọn 2 bài, nên xem lại bài Thuỷ chung có nên cho vào không? Vạn Hạnh nên bỏ một bài và cũng nên để tên Vạn Hạnh không để tên tác giả là Nguyễn Văn Hạnh. Nhìn chung có rất nhiều tác giả phải cân nhắc lại việc lựa chọn tác phẩm nào vừa tiêu biểu cho văn phong của tác giả đó lại thể hiện cốt cách người Thăng Long – Hà Nội.
- Có một lưu ý đối với nhóm biên soạn: Trong đề cương chưa thấy tác giả đề cập đến mảng thơ khuyết danh về Hà Nội có những bài nghệ thuật và nội dung đều độc đáo có thể đọc xuôi, đọc ngược và các tác giả thời Hà Nội tạm chiến.
- Đề cương có độ tin cậy nhất định nhưng còn nhiều điểm phải cẩn thận hơn nữa. Trong đề cương chưa thấy nêu lên phần các tác giả nước ngoài có thơ về Thăng Long – Hà Nội. Tuy nhiên cũng cần phải chọn lọc đưa vào cho hợp lí.
- Cũng chưa có phần Tài liệu tham khảo. Đề nghị nhóm biên soạn bổ sung.
|
|
Nhà thơ Trần Ninh Hồ viết ngày 18/08/2011
I. Quan niệm
1. Đây là một công trình lớn về cả không gian và thời gian. Không gian tuyển chọn là hàng ngàn tác giả, tác phẩm. Thời gian là một thiên niên kỷ, qua nhiều hệ tư tưởng và triều đại.
2. ngoài việ thưởng thức những ánh thơ hay của nhiều thời đại, nhiều hệ tư tưởng - cảm xúc, đây còn là một công trình có giá trị lưu trữ, nghiên cứu cho hôm nay và mai sau trong một lĩnh vực tinh tế nhất của tâm hồn Việt là Thơ.
II. Nhận xét
1. Bố cục của đề cương đã thể hiện khá rõ hai giai đoạn lớn của 1000 năm là:
- Từ thế kỷ I đến hết thế kỷ XIX: Thời kỳ dựng nền tự chủ đất nước - phong kiến tập quyền - với 3 hệ tư tưởng lớn Phật - Lão - Khổng…
- Từ đầu thế kỷ XX đến 2005: rất phong phú bởi cuộc đấu tranh quyết liệt giành độc lập, gạt bỏ và kế thừa giữa các hệ tư tưởng: phong kiến - tư sản - xã hội chủ nghĩa và định hướng lâu dài cho tương lai đất nước, dân tộc.
2. Vì đây là Thủ đô ngàn năm nên cũng là nơi các tài năng trên mọi miền đất nước về thi thố và dựng nghiệp. Đề cương đã giới thiệu được hầu hết các tên tuổi lớn trong thơ Việt Nam, đồng thời cũng là những tên tuổi lớn (danh sĩ, danh tướng, danh thần, minh đế…) từ thế kỷ XIX về trước. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, cần một sự chọn lựa (nhất là tác phẩm) sao cho đắt hơn, nhất là giai đoạn sau thế kỷ XIX đến nay.
3. Đề cương mới chỉ đề cập tới phần văn chương bác học, còn phần văn chương dân gian?
II. Những đề nghị
1. Về nội dung:
Với mục đích thưởng thức, lưu trữ, nghiên cứu, cần bổ sung:
- Phần thơ ca dân gian 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
- Tóm lược tiểu sử (thân thế - tác phẩm) các tác giả
- Tóm tắt (dù là vài dòng) nhữn quan niệm về văn chương nghệ thuật của từng tác giả đã viết hoặc nói; ảnh các nhà thơ hiện đại.
- Với việc bổ sung trên, tuyển tập (với 273 tác giả thơ như trong đề cương) sẽ có khoảng trên 1000 trang, có thể chia ra 2 tập?
2. Về thời gian:
Nếu sách phải phát hành vào 10/2007 thì chúng ta chỉ còn khoảng hơn nửa năm đẻ hoàn thành, đó là thời gian không dài.
3. Về công việc
- Văn phòng đề án cần có nhóm tư liệu: sư tầm, nhất là phần thơ ca dân gian và xây dựng một thư viện nhỏ, mua những cuốn sách liên quan đến đề tài theo một thư mục mà Hội đồng tác giả chọn đề xuất; gửi thư mời các nhà thơ đang sống để lấy thơ, ảnh, tiểu sử, chính kiến văn chương… theo sanh sách Hội đồng tuyển chọn đề nghị (chừng 400 nhà thơ) trong vòng 45 ngày.
- Đồng thời với lịch trình thu gom tư liệu, Hội đồng tuyển chọn sẽ chọn, trích để nhóm tư liệu thực hiện bản thảo.
Sau khi bản thảo hoàn thành, ta có thể mời một số các nhà chuyên môn góp ý hoàn chỉnh trước 9/2007.
|