Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Sách kinh tế |  Bạn đang ở:Trang chủ » Sách kinh tế
Giới thiệu về sách

Tóm tắt nội dung:

- Đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu một cách có hệ thống về Du lịch Hà Nội theo quá trình phát triển lịch s. Cuốn sách nhằm giới thiệu bức tranh toàn cảnh về du lịch Hà Nội và những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch Thủ đô.

- Cuốn sách trình bày tổng quan những giá trị tự nhiên, văn hóa lịch sử có ý nghĩa với sự phát triển du lịch của Hà Nội; khái quát những thành tựu của ngành Du lịch Hà Nội qua các thời kỳ phát triển (Chủ yếu là của du lịch Hà nội trước thời điểm mở rộng lãnh thổ, 8/2008); phân tích những cơ hội, thách thức đối với du lịch Thủ đô trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng thời đưa ra phương hướng phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới (trên cơ sở tổng kết các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Thành ủy và UBND Thành phố đến thời điểm hiện tại).

- Cuốn sách góp phần làm cơ sở khoa học cho các kế hoạch  phát triển của du lịch Hà Nội; góp phần nâng cao hiểu biết chung và quảng bá về một ngành kinh tế đang phát triển mạnh của Thủ đô - ngành Du lịch.

- Cuốn sách hướng tới phục vụ các nhà nghiên cứu, quản lý, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và những người quan tâm đến sự phát triển của du lịch Hà Nội.

Chi tiết sách
  • Tác giả:  TS. Trương Sỹ Vinh (Chủ biên)
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội 
  • Năm xuất bản:  2010
  • Tổng số trang:  288 trang
  • Kích thước:  16x24cm
  • Mã số:  KT - Du lich Thang Long Ha Noi
  Bình luận (16)  
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà viết ngày 31/08/2011
Nội dung nhận xét: * So với đề cương lần trước, các tác giả sau khi nhận được góp ý của Hội đồng đã chỉnh sửa rất cơ bản. Bản đề cương lần này đã có bố cục rõ ràng, sáng sủa, có nhiều nội dung phong phú, định hướng về du lịch Hà Nội đã rõ. * Ba phần chính trong nội dung đề tài và các mục nhỏ trong từng phần đã có hô ứng lôgic, đều là những nội dung quan trọng, đáng quan tâm. Về cơ bản, những vấn đề tác giả đề cương trình bày có thể chấp nhận được. * Chúng tôi ủng hộ bản đề cương này. * Để có thể hoàn thiện hơn, xin góp ý bổ sung mấy điểm sau: + Mục b, trang 3 “Sự phát triển của du lịch Hà Nội thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển” nên tách làm 2 nội dung cho rõ hơn: - Các văn bản chỉ đạo. - Các thành tựu của du lịch HN từ sau 1986 đến nay. + Phần II, mục 2, trang 5 về khó khăn thách thức cũng cần tách ý và nhấn mạnh thêm, đặc biệt là gạch đầu dòng thứ 3 (thiếu cơ sở vật chất…) để thấy rõ hạn chế của du lịch hiện nay. + Mục 3 trang 5 còn quá sơ sài, chung chung. Các tác giả nên cụ thể hơn và thêm nội dung: Phối hợp với các ngành liên quan để du lịch phát triển cùng với sự phát triển của các ngành khác (ẩm thực văn hóa, thủ công mĩ nghệ, y học dân tộc…). + Về tên sách, theo tôi nên lấy tên “Du lịch Thăng Long - Hà Nội”.
PGS.TS. Đặng Duy Lợi viết ngày 31/08/2011
Tôi đã đọc kỹ bản đề cương chi tiết mà nhóm tác giả đã hoàn thiện sau khi nghiệm thu cuốn sách về du lịch Hà Nội trong Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, tôi xin có một số ý kiến nhận xét sau: 1. Về tên sách Theo tôi, nên chọn tên sách là Du lịch đất ngàn năm. Tên sách vừa gọn gàng, thanh thoát vừa có yếu tố hấp dẫn người đọc vìẫt rất rõ ý (không cần ghi thêm Hà Nội, Thăng Long). Nên dùng từ “ngàn năm” thay cho “nghìn năm” vì “ngàn năm” nghe hay hơn, đậm đà cốt cách dân tộc, tao nhã và thanh lịch; ngàn năm lại phù hợp với tên Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” chứ không phải nghìn năm văn hiến. (Trong khi đó chúng ta vẫn sử dụng cụm từ Lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội). 2. Về mục đích yêu cầu Tôi nhất trí với đề cương đã nêu. Chỉ đề nghị sửa yêu cầu thứ 3 là: Phân tích để thấy rõ những cơ hội và thách thức đối với du lịch Thủ đô trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng thời nêu lên được hướng phát triển du lịch Hà Nội trong tương lai. 3. Về nội dung Tôi nhất trí với bố cục của sách như vậy sẽ rất gọn ghẽ và súc tích, chứa đựng khá đầy đủ các nội dung của cuốn sách theo đúng mục đích và yêu cầu đã đề ra. Tôi chỉ xin bổ sung một số ý cụ thể: - Về cơ hội: Không chỉ khai thác khía cạnh Việt Nam gia nhập WTO mà cần nhấn mạnh vị thế chính trị, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới có sức hấp dẫn du lịch rất cao (mà đương nhiên nói đến Việt Nam thì không thể không nói tới Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất trọng yếu). - Về thách thức: Cần bổ sung thêm sự cần thiết, thích ứng linh hoạt của ngành du lịch trước những biến động bất thường về môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh tế - xã hội, môi trường du lịch. - Về các tuyến du lịch: Nên sắp xếp: + Các tuyến du lịch nội đô (City tour) + Các tuyến du lịch chuyên đề + Các tuyến du lịch trong nước + Các tuyến du lịch quốc tế 4. Kết luận Tôi đồng ý với đề cương chi tiết của nhóm tác giả đã hoàn chỉnh. Đề nghị Ban quản lý Dự án và Nhà xuất bản sớm thông qua để kịp thời triển khai viết cuốn sách đúng tiến độ. Khi bản thảo hoàn thành, chắc chắn còn cơ hội để chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.
GS. Lê Thông viết ngày 31/08/2011
Sau khi đọc xong đề cương chỉnh sửa sau nghiệm thu cuốn sách về du lịch Hà Nội trong Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, tôi xin có một số nhận xét chủ yếu sau đây: 1. Về tên gọi của cuốn sách, tập thể tác giả dự kiến 3 tên khác nhau. Tôi nghiêng về cách thứ 3 (Du lịch Thăng Long - Hà Nội), vì thấy tên này hợp lý hơn cả. Tuy nhiên, nên thêm cụm từ nào đó giữa hai cụm từ: Du lịch và Thăng Long - Hà Nội để cho đỡ cứng hơn về diễn đạt (Thí dụ Du lịch kinh đô Thăng Long - Hà Nội, Du lịch vùng đất kinh đô Thăng Long - Hà Nội…). 2. Tôi đồng ý về mục đích, yêu cầu của cuốn sách như đã trình bày trong đề cương. Về dự kiến kết quả, cần nêu cụ thể hơn về kênh hình (mấy bản đồ, tỷ lệ nào? Các ảnh, minh họa cho nội dung nào?...) 3. Về nội dung các phần, chương mục của cuốn sách, nhìn chung tôi tán thành. Tuy nhiên, xin có một vài tham góp để tập thể tác giả tham khảo: - Cuốn sách có 4 phần: Phần mở đầu, phần I, II, III. Phần mở đầu nên để là Mở đầu (bỏ chữ Phần). Các phần còn lại nên để là chương (I, II, III) nếu như vẫn giữ các tiểu mục 1.1, 1.2… Có thể có phương án khác là về nội dung, cuốn sách có 3 phần. Dưới các phần là chương. Thí dụ: Phần I. Du lịch Hà Nội - Những chặng đường lịch sử có 2 chương: Chương 1 (Giới thiệu chung về Hà Nội) và chương 2 (Du lịch Hà Nội - Sự phát triển của một ngành kinh tế). Các phần II, III tương tự như vậy. Tôi nghiêng về phương án này. - Sửa lại tiêu đề của một vài phần, hoặc tiểu mục: + Tiểu mục 1, 2 (phần II) trang 4 nên xem xét lại “trong những năm tới” và “hiện nay”. + Tiểu mục 3 (trang 5) nên thay tiêu đề (không nên dùng tiêu đề là câu hỏi). + Tiêu đề phần III (trang 5) nên chọn cách diễn đạt như tiêu đề phần I và phần II. Theo tôi, tiêu đề của 3 phần là: Du lịch Hà Nội - Những chặng đường lịch sử (phần I); Du lịch Hà Nội - Hướng tới tương lai (phần II) và Du lịch Hà Nội - Những địa chỉ tiêu biểu (phần III). - Ở phần III, nên thêm các điểm du lịch tiêu biểu, sau đó mới đến một số tuyến du lịch… 4. Kết luận Sau khi đã sửa chữa, bản đề cương chỉnh sửa sau nghiệm thu cuốn sách về Du lịch Hà Nội nhìn chung đạt yêu cầu. Đề nghị NXB Hà Nội và Ban quản lý Dự án cho phép tập thể tác giả được triển khai các bước tiếp theo.
TS. Nguyễn Quang Lân viết ngày 24/08/2011
A. Tính cần thiết của cuốn sách: Du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Trên giác độ kinh tế, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các ngành kinh tế khác. Có thể xem du lịch như một ngành "xuất khẩu tại chỗ", góp phần đáng kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ ở mỗi quốc gia. Xét trên giác độ xã hội, du lịch được coi như một ngành kinh tế tham gia tích cực vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, làm cho khoảng cách thu nhập giữa các vùng xa xôi, hẻo lánh so với các vùng đô thị thu hẹp lại rất đáng kể. Du lịch còn là loại hình nghỉ ngơi tích cực, giúp con người tái tạo sức lao động. Từ khái niệm này hình thành một loại hình mới - đó là loại hình công nghiệp giải trí phục vụ sự nghỉ ngơi tích cực của loài người. Trên giác độ văn hóa, du lịch được coi là hiện tượng nhân văn vì nó thể hiện ở ý thức qua các giác quan. Du lịch là phương tiện để giáo dục lòng yêu nước, yêu truyền thống dân tộc, nâng cao hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán các vùng, miền khác nhau tại các điểm đến du lịch. Nhiều quốc gia đã tận dụng yếu tố này để tổ chức kinh doanh dịch vụ và hình thành các khu văn hóa lớn hoặc các điểm tham quan du lịch phục vụ du khách. Thủ đô Hà Nội - một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, trọng tâm giao lưu quốc tế lớn của đất nước đang bước đến ngưỡng cửa kỷ niệm một ngàn năm thành lập - Đây là một sự kiện hết sức to lớn của dân tộc. Với những tài nguyên văn hóa vật thể, phi vật thể kết tinh của một ngàn năm văn hiến, với vị trí đắc địa "rồng cuộn, hổ ngồi", Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã được biết đến như một địa chỉ du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhiều tạp chí, sách báo nước ngoài đã tốn nhiều giấy mực ngợi ca Hà Nội như một địa chỉ du lịch đáng đến nhất trong khu vực. Gần đây, Tạp chí Leisure & travel Hoa Kỳ đã nhiều năm bình xét Hà Nội là một trong 10 điểm du lịch - Thủ đô hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hà Nội từ lâu đã được các nhà lãnh đạo hết sức quan tâm và khai thác trên giác độ một điểm du lịch tổng hợp, một trung tâm giao lưu quốc tế hàng đầu của cả nước. Chắc chắn trong tương lai, thế hệ của chúng ta và con cháu sau này sẽ còn làm rất nhiều để Hà Nội ngày càng xứng đáng là một trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực như nghị quyết các Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định mục tiêu. Việc tổng hợp lại quá trình phát triển du lịch Hà Nội qua những thời kỳ, những năm tháng vẻ vang của dân tộc và đất nước nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một việc làm rất cần thiết. Nó không chỉ giúp chúng ta hệ thống hóa lại quá trình hình thành và phát triển của du lịch Thủ đô. Những khó khăn, những thành tựu, những bài học mà bất kỳ ai, từ người dân đến các nhà lãnh đạo cần nghiên cứu (vì du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội rất cao), là một bước giúp cho các nhà quy hoạch, quản lý thành phố, ngành du lịch và những người làm du lịch rút ra những điều cần làm cho du lịch Thủ đô Vương lên xứng với tầm vóc của một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Vì lẽ đó, việc ra đời cuốn sách Du lịch Thăng Long - Hà Nội trong thời khắc thiêng liêng này rất có ý nghĩa. B. Nội dung và bố cục cuốn sách: Cuốn sách được bố trí gồm 02 phần, 04 chương chưa kể phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Phần I: 61 trang gồm 02 chương: Du lịch Hà Nội - Những chặng đường Phần II: 50 trang gồm 02 chương: Du lịch Hà Nội hướng tới tương lai Chi tiết: Phần I: Du lịch Hà Nội - Những chặng đường Trong chương này nhóm tác giả tập trung vào giới thiệu khái quát về Hà Nội dưới giác độ du lịch. Cuốn sách cũng nêu lên những thành tựu cơ bản, những khiếm khuyết của du lịch Hà Nội dưới giác độ một ngành kinh tế. Trong phần này những tiềm năng về thiên nhiên, văn hóa, kiến trúc của Hà Nội được tác giả nêu tổng quát khá đầy đủ. Với những tư liệu trong cuốn sách đủ để người đọc thấy một Hà Nội rất hấp dẫn về thiên nhiên, con người, nét kiến trúc, văn hóa đặc sắc, một điểm du lịch hấp dẫn không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Với truyền thống 1000 năm tuổi, các thế hệ người Việt Nam đã xây dựng nên một Hà Nội với những nét hào hoa, thanh lịch, khác hẳn các nơi khác trên đất nước và trên thế giới. Trong những nét đặc trưng đó, con người Hà Nội nổi lên như một trung tâm, một sự kết tinh hào hoa phong nhã của đất trời tạo nên con người Hà Nội: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Trong bối cảnh đó, du lịch Hà Nội với tư cách là một ngành kinh tế tổng hợp được phát triển dựa trên nền tảng những tài nguyên vô cùng quý giá của đất kinh kỳ. Cùng với đất nước, du lịch Hà Nội đã song hành cùng các ngành khác phát triển không ngừng. Du lịch Hà Nội trong quá khứ đã hoàn thành sứ mệnh của mình một cách xuất sắc cùng với sự nghiệp giải phóng Thủ đô. Du lịch với chức năng kinh tế tổng hợp đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp thống nhất đất nước, phục vụ các hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước giai đoạn 1954 - 1975 và sau đó là 1986 (bình minh của quá trình đổi mới của đất nước). Giai đoạn đổi mới cho đến nay, tác giả đã khái quát những thành tựu của ngành du lịch: Đó là: * Thu hút ngày càng nhiều du khách * Tạo nhiều việc làm cho xã hội * Hệ thống các đơn vị kinh doanh du lịch phát triển không ngừng * Cơ sở vật chất không ngừng được hoàn thiện * Công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng hiệu quả * Sản phẩm du lịch ngày càng được hoàn thiện Nói tóm lại du lịch Hà Nội đã đi đúng hướng theo sự định hướng của Thành phố, phù hợp với quy luật phát triển du lịch trên thế giới. Tuy nhiên, tác giả cũng nêu những trăn trở của du lịch Hà Nội khi thấy ngành kinh tế này phát triển chưa đúng với tiềm năng và tầm vóc của Thủ đô Hà Nội. Đó là sản phẩm du lịch chưa phong phú, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hiệu quả quảng bá du lịch Hà Nội chưa cao, nguồn nhân lực du lịch Hà Nội còn yếu kém... Từ những nhận định trên cuốn sách đi đến khái quát như sau: Suốt 20 năm đổi mới, du lịch Hà Nội đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Thủ đô. Thông qua du lịch, hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình... được quảng bá mạnh mẽ trên thế giới. Thủ đô Hà Nội với tư cách một địa chỉ du lịch đã được biết đến như thành phố an ninh, an toàn và hấp dẫn nhất trong khu vực. Phần thứ 2: Du lịch Hà Nội hướng tới tương lai Chương 1: Trong phần này tác giả đã phân tích sâu sắc, thời sự những thách thức của du lịch Hà Nội trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc vào nền kinh tế thế giới vốn có rất nhiều biến động không lường. Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, du lịch Hà Nội cũng đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Du lịch Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng và chi phối sâu sắc bởi các yếu tối kinh tế vĩ mô của đất nước. Nhận định đó hoàn toàn chính xác vì không có một ngành kinh tế nào, không có một quốc gia nào không chịu sự tác động qua lại khác nhau trong xu thế hiện nay. Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên các yếu tố kinh tế, sự phát triển hạ tầng xã hội sẽ có tác động rất lớn mà ngành du lịch càng phải khôn khéo kết hợp, nắm chặt lấy những lợi thế so sánh mà phát triển, hạn chế tối đa những yếu tố tiêu cực. Chương 2: Từ những phân tích như trên cuốn sách đã nêu lên mục tiêu chiến lược phát triển của du lịch Hà Nội: Đó là Hà Nội phải trở thành một trung tâm du lịch của khu vực. Kinh tế du lịch phải trở thành kinh tế trọng điểm Đó là mục tiêu hết sức tổng quát hợp lý. Trên cơ sở trên cuốn sách đã nêu các giải pháp mà Hà Nội sẽ triển khai nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Đó là phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển du lịch... Như vậy tác giả đã phần nào khái quát khá đầy đủ tình hình du lịch Hà Nội, thực trạng và những giải pháp phát triển. Thông qua cuốn sách, người đọc rộng rãi có thể hình dung được những nét rất khái quát về du lịch Hà Nội. Trong phạm vi một cuốn sách như vậy là khá đầy đủ thông tin. Hơn thế nữa, các thông tin không chỉ là sao chép một cách cứng nhắc mà có sự phân tích khá sắc sảo, có khái quát tổng hợp khá cao. Đặc biệt phần cuối chương 2 phần 1 của cuốn sách. Tuy nhiên, trong những định hướng ở phần II, tác giả chưa khái quát đầy đủ những giải pháp mà Hà Nội đang quyết liệt triển khai vì mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế trọng điểm. Trong các giải pháp phát triển du lịch, cuốn sách chưa đề cập đến việc nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng đồng trong phát triển du lịch. Chưa nêu đầy đủ vai trò con người - nguồn nhân lực trong phát triển du lịch. Cuốn sách cũng chưa nêu đầy đủ vai trò quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quan trọng thế nào trong phát triển du lịch. C. Kết luận Cuốn sách "Du lịch Thăng Long - Hà Nội" ra đời trong bối cảnh toàn dân tộc đang hướng tới đại lễ một ngàn năm Thăng Long - Hà Nội là một sự kiện quan trọng của ngành du lịch Thủ đô, của du lịch cả nước. Với kết cấu hợp lý, cách sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê so sánh và dự báo, cuốn sách đã vẽ được rõ nét, khoa học bức tranh tổng thể, có nhiều phần chi tiết về du lịch Thủ đô. Cuốn sách sẽ giúp ích nhiều cho người đọc những thông tin về du lịch Thủ đô - một ngành kinh tế còn đang có nhiều nhận thức khác nhau, chắc chắn sẽ mang lại cái nhìn thấu đáo hơn về ngành kinh tế tuy không mới trong thực tế nhưng chưa đặt đúng vị trí vốn có của nó trong cộng đồng. Mặc dù còn một số khiếm khuyết nhưng tôi đánh giá rất cao nội dung cuốn sách. Thể hiện sự nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng xét duyệt đề cương và các chuyên gia. Những số liệu thông tin trong cuốn sách là đáng tin cậy.
PGS.TS. Nguyễn Chí Mỳ viết ngày 24/08/2011
Theo đề nghị của ông Chủ đầu tư Dự án Tủ sách, Tổng giám đốc NXB Hà Nội, đọc nhận xét bản thảo cuốn sách "Du lịch Thăng Long - Hà Nội" sau khi nghiên cứu bản thảo, tôi xin có một số ý kiến như sau: Trước hết, tôi trân trọng ý kiến kết luận của Hội đồng nghiệm thu và sự biên tập công phu của NXB (chữ đỏ đã sửa trên bản thảo). Sau đây, tôi chỉ xin tập trung vào một số ý kiến để hoàn thiện, nâng cao chất lượng bản thảo. 1. Về kết cấu của cuốn sách - Lời mở đầu còn hơi dài, theo tôi nên viết cô đọng hơn. Tuy nhiên cần rà soát lại các mục và tiểu mục trong chương để bảo thảo logic hơn. Cụ thể: + Mục 1 chương I: Thiên nhiên, vùng đất và con người Hà Nội + Mục 2 chương I: Vài nét về sự hình thành và phát triển của vùng đất Hà Nội. Mục 2 đã trùng với mục 1 (vùng đất). Hơn nữa mục 2 cũng chỉ không đầy 2 trang, nên chăng có thể triệt tiêu mục 2, khái quát lại sau khi đã viết về vùng đất Thăng Long - Hà Nội. + Điểm a mục 2 chương II: Du lịch Việt Nam - những thành công và triển vọng phát triển (nên đặt tên như thế nào, nếu không người đọc cảm thấy bàn đến vấn đề rộng hơn tên chương và tên sách). + Chương III, tiết 2: Những cơ hội và thách thức của du lịch Hà Nội (tr.218) rộng hơn cả tên chương. Tên chương chỉ là cơ hội và thách thức hiện nay. Nên xem lại cả tên chương và tiểu mục. Theo logic thông thường tên sách, tên phần, tên chương, tên mục, tiểu mục không được trùng nhau và phạm vi khái quát của tiểu mục không lớn hơn mục, mục không lớn hơn chương, chương không lớn hơn tên sách. Do vậy tên của chương III có thể là: Những cơ hội và thách thức của du lịch Hà Nội (không có chữ "hiện nay"). Còn tên của tiết 2 (mục 2) chương III có thể là: Những cơ hội và thách thức của du lịch Hà Nội hiện nay (thêm 2 chữ "hiện nay" chẳng hạn). 2. Ngoài sự biên tập, chỉnh sửa của NXB (chữ đỏ trong bản thảo), cần lưu ý thêm: - Tr.1: giao dịch quốc tế lớn (?); dân số nên lấy theo số liệu công bố điều tra đến 1.4.2009 (gần 6,5 triệu người). - Tr.5: Tượng vua Lý Thái Tổ mới khánh thành năm 2004 thì không nên xếp hạng di tích lịch sử. Nên lấy tượng vua lê Thái Tổ. - Tr.6: Thế kỷ 11, 15 nên viết XI, XV. - Tr.9: từ tháng cuối tháng 4 → từ cuối tháng 4 - Tr.13: khổ 2: một tuyến liên vận, diễn đạt lại là 2 - Tr.31: dòng 4↓: Quận Ba Đình không có phường Cầu Giấy - Tr.51: dòng 5↓: Sau khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, không nên dùng 2 từ "sát nhập"; nên dùng từ "hợp nhất" với Hà Nội. - Tr.61: tháng 6/1978 thì chủ thể nhận định là chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng XHCN (lúc này đang lo đối phó với nguy cơ chiến tranh và tìm tòi con đường đổi mới. Tháng 6.1979 mới có Hội nghị TW 6 "cho sản xuất bung ra". - Tr.62: "Chỉ một năm sau khi thực hiện đổi mới, Việt Nam từ một nước thiếu đói đã trở thành xuất khẩu gạo". Nhận định chưa chính xác. Năm 1989, Việt Nam vẫn còn đang đói. - Tr.67: những trích dẫn ở khổ 3: Năng lực cạnh tranh ngành lữ hành và du lịch tăng 7 bậc so với 2008, xếp thứ 89/133 quốc gia. Như vậy năm 2008 thứ bậc là 96/133, nhưng ở trang 118 cũng vẫn là Diễn đàn kinh tế thế giới lại là 122/133 quốc gia (cần xem lại nhận định và số liệu trích dẫn khi viết về thành tựu và khi viết về hạn chế để khỏi mâu thuẫn nhau, thiếu nhất quán). - Tr.85: Cần thêm du lịch kết hợp chữa bệnh (châm cứu của bác sĩ Nguyễn Tài Thu) và chăm sóc sức khỏe. - Tr.96: Không nên dùng từ: Những tồn tại hay còn nhiều tồn tại. Nên dùng Những hạn chế hoặc còn nhiều hạn chế. - Tr.108: Nhận định: Trong những năm qua, nền kinh tế Việt nam đã có những bước tiến vững vàng. Thực ra là kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc (phát triển thiếu bền vững). - Tr.114: khổ 2 chú ý thêm cách diễn đạt để khỏi phạm logic (hình thức). - Tr.119: diễn đạt lại để chuẩn xác hơn về vị thế Hà Nội (đã tạm sửa trong bản thảo). - Tr.120: chú ý 3 dòng cuối về cách diễn đạt vì liên quan đến nhận định, đánh giá. - Tr.121: chú ý lặp - Tr.122: chú ý về nhận định để nhất quán trong cuốn sách - Tr.127: sát nhập → hợp nhất - Tr.128: Nhận định: khu phố cổ chưa được xếp hạng... Nhận định này không chính xác. Quận Hoàn Kiếm đã tổ chức long trọng đón nhận di tích văn hóa cấp quốc gia cho khu phố cổ mấy năm nay (chỉ chưa làm hồ sơ để công nhận cấp quốc tế). - Tr.156: không nên gọi là trục Thăng Long kết nối giữa Ba Vì với Trung tâm Ba Đình (dòng cuối trang và 3 dòng đầu tr157) vì có lẽ sẽ không có cái gọi là "trục Thăng Long và khu hành chính Ba Vì". Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội kỳ họp vừa qua đã đổi tên đường Láng - Hòa Lạc dài 28km là Đại lộ Thăng Long. - Tr.169: sát nhập → hợp nhất - tr.170: 5,5m2/người (cây xanh) chứ không phải 4,7m2/người - Tr.172: sát nhập → hợp nhất; vào → với 3. Kết luận Đề nghị NXB và tác giả rà soát kỹ để đặt tên phần, chương, tiết, tiểu mục cho logic hơn. Chú ý các nhận định để bảo đảm sự nhất quán và tránh trùng lặp trước khi xuất bản.
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà viết ngày 22/08/2011
* So với đề cương lần trước, các tác giả sau khi nhận được góp ý của Hội đồng đã chỉnh sửa rất cơ bản. Bản đề cương lần này đã có bố cục rõ ràng, sáng sủa, có nhiều nội dung phong phú, định hướng về du lịch Hà Nội đã rõ. * Ba phần chính trong nội dung đề tài và các mục nhỏ trong từng phần đã có hô ứng lôgic, đều là những nội dung quan trọng, đáng quan tâm. Về cơ bản, những vấn đề tác giả đề cương trình bày có thể chấp nhận được. * Chúng tôi ủng hộ bản đề cương này. * Để có thể hoàn thiện hơn, xin góp ý bổ sung mấy điểm sau: + Mục b, tr.3 “Sự phát triển của du lịch Hà Nội thời kì đổi mới, hội nhập và phát triển” nên tách làm 2 nội dung cho rõ hơn: - Các văn bản chỉ đạo. - Các thành tựu của du lịch Hà Nội từ sau 1986 đến nay. + Phần II, mục 2, tr.5 về khó khăn thách thức cũng cần tách ý và nhấn mạnh thêm, đặc biệt là gạch đầu dòng thứ 3 (thiếu cơ sở vật chất…) để thấy rõ hạn chế của du lịch hiện nay. + Mục 3 tr.5 còn quá sơ sài, chung chung. Các tác giả nên cụ thể hơn và thêm nội dung: Phối hợp với các ngành liên quan để du lịch phát triển cùng với sự phát triển của các ngành khác (ẩm thực văn hóa, thủ công mĩ nghệ, y học dân tộc…). + Về tên sách, theo tôi nên lấy tên “Du lịch Thăng Long - Hà Nội”.
PGS.TS. Đặng Duy Lợi viết ngày 22/08/2011
Tôi đã đọc kỹ bản đề cương chi tiết mà nhóm tác giả đã hoàn thiện sau khi nghiệm thu cuốn sách về du lịch Hà Nội trong Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, tôi xin có một số ý kiến nhận xét sau: 1. Về tên sách Theo tôi, nên chọn tên sách là Du lịch đất ngàn năm. Tên sách vừa gọn gàng, thanh thoát vừa có yếu tố hấp dẫn người đọc vìẫt rất rõ ý (không cần ghi thêm Hà Nội, Thăng Long). Nên dùng từ “ngàn năm” thay cho “nghìn năm” vì “ngàn năm” nghe hay hơn, đậm đà cốt cách dân tộc, tao nhã và thanh lịch; ngàn năm lại phù hợp với tên Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” chứ không phải nghìn năm văn hiến. (Trong khi đó chúng ta vẫn sử dụng cụm từ Lễ hội kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội). 2. Về mục đích yêu cầu Tôi nhất trí với đề cương đã nêu. Chỉ đề nghị sửa yêu cầu thứ 3 là: Phân tích để thấy rõ những cơ hội và thách thức đối với du lịch Thủ đô trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng thời nêu lên được hướng phát triển du lịch Hà Nội trong tương lai. 3. Về nội dung Tôi nhất trí với bố cục của sách như vậy sẽ rất gọn ghẽ và súc tích, chứa đựng khá đầy đủ các nội dung của cuốn sách theo đúng mục đích và yêu cầu đã đề ra. Tôi chỉ xin bổ sung một số ý cụ thể: - Về cơ hội: Không chỉ khai thác khía cạnh Việt Nam gia nhập WTO mà cần nhấn mạnh vị thế chính trị, văn hóa, xã hội và hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới có sức hấp dẫn du lịch rất cao (mà đương nhiên nói đến Việt Nam thì không thể không nói tới Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất trọng yếu). - Về thách thức: Cần bổ sung thêm sự cần thiết, thích ứng linh hoạt của ngành du lịch trước những biến động bất thường về môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh tế - xã hội, môi trường du lịch. - Về các tuyến du lịch: Nên sắp xếp: + Các tuyến du lịch nội đô (City tour) + Các tuyến du lịch chuyên đề + Các tuyến du lịch trong nước + Các tuyến du lịch quốc tế 4. Kết luận Tôi đồng ý với đề cương chi tiết của nhóm tác giả đã hoàn chỉnh. Đề nghị Ban quản lý Dự án và Nhà xuất bản sớm thông qua để kịp thời triển khai viết cuốn sách đúng tiến độ. Khi bản thảo hoàn thành, chắc chắn còn cơ hội để chỉnh sửa, hoàn thiện thêm.
GS. Lê Thông viết ngày 22/08/2011
Sau khi đọc xong đề cương chỉnh sửa sau nghiệm thu cuốn sách về du lịch Hà Nội trong Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, tôi xin có một số nhận xét chủ yếu sau đây: 1. Về tên gọi của cuốn sách, tập thể tác giả dự kiến 3 tên khác nhau. Tôi nghiêng về cách thứ 3 (Du lịch Thăng Long - Hà Nội), vì thấy tên này hợp lý hơn cả. Tuy nhiên, nên thêm cụm từ nào đó giữa hai cụm từ: Du lịch và Thăng Long - Hà Nội để cho đỡ cứng hơn về diễn đạt (Thí dụ Du lịch kinh đô Thăng Long - Hà Nội, Du lịch vùng đất kinh đô Thăng Long - Hà Nội…). 2. Tôi đồng ý về mục đích, yêu cầu của cuốn sách như đã trình bày trong đề cương. Về dự kiến kết quả, cần nêu cụ thể hơn về kênh hình (mấy bản đồ, tỷ lệ nào? Các ảnh, minh họa cho nội dung nào?...) 3. Về nội dung các phần, chương mục của cuốn sách, nhìn chung tôi tán thành. Tuy nhiên, xin có một vài tham góp để tập thể tác giả tham khảo: - Cuốn sách có 4 phần: Phần mở đầu, phần I, II, III. Phần mở đầu nên để là Mở đầu (bỏ chữ Phần). Các phần còn lại nên để là chương (I, II, III) nếu như vẫn giữ các tiểu mục 1.1, 1.2… Có thể có phương án khác là về nội dung, cuốn sách có 3 phần. Dưới các phần là chương. Thí dụ: Phần I. Du lịch Hà Nội - Những chặng đường lịch sử có 2 chương: Chương 1 (Giới thiệu chung về Hà Nội) và chương 2 (Du lịch Hà Nội - Sự phát triển của một ngành kinh tế). Các phần II, III tương tự như vậy. Tôi nghiêng về phương án này. - Sửa lại tiêu đề của một vài phần, hoặc tiểu mục: + Tiểu mục 1, 2 (phần II) trang 4 nên xem xét lại “trong những năm tới” và “hiện nay”. + Tiểu mục 3 (trang 5) nên thay tiêu đề (không nên dùng tiêu đề là câu hỏi). + Tiêu đề phần III (trang 5) nên chọn cách diễn đạt như tiêu đề phần I và phần II. Theo tôi, tiêu đề của 3 phần là: Du lịch Hà Nội - Những chặng đường lịch sử (phần I); Du lịch Hà Nội - Hướng tới tương lai (phần II) và Du lịch Hà Nội - Những địa chỉ tiêu biểu (phần III). - Ở phần III, nên thêm các điểm du lịch tiêu biểu, sau đó mới đến một số tuyến du lịch… 4. Kết luận Sau khi đã sửa chữa, bản đề cương chỉnh sửa sau nghiệm thu cuốn sách về Du lịch Hà Nội nhìn chung đạt yêu cầu. Đề nghị NXB Hà Nội và Ban quản lý Dự án cho phép tập thể tác giả được triển khai các bước tiếp theo.
TS.KTS. Lê Trọng Bình viết ngày 22/08/2011
- Tên đề tài phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, biên soạn tài liệu khoa học về phát triển du lịch Hà Nội phục vụ Dự án tủ sách: "Thăng Long ngàn năm văn hiến". - Các luận cứ của nhiệm vụ về tổng quan, giới thiệu những kiến thức, thông tin về phát triển du lịch thông qua đề tài là hợp lý với quy mô, hình thức và sản phẩm dự kiến đạt được. 2. Về nội dung: 2.1. Nhất trí với nội dung dự kiến nghiên cứu: + Xác định tình hình phát triển du lịch thế giới, khu vực và Việt Nam; + Vị trí của du lịch Hà Nội; + Tiềm năng phát triển du lịch về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá lịch sử. + Các yếu tố động lực phát triển du lịch Thủ đô,.. + Lịch sử phát triển của du lịch Thủ đô; + Những cơ hội, thách thức và bối cảnh phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập; + Một số biện pháp, giải pháp kiến nghị thúc đẩy phát triển du lịch. - Nhất trí với nội dung dự kiến nghiên cứu như trên. 2.2. Tuy nhiên lưu ý nghiên cứu bổ sung như sau: - Về bố cục, hình thức đề cương cần tuân thủ quy định đối với một đề cương của đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Trong đó quy định rõ nhiều nội dung mà dự thảo đề cương chưa đề cập: mục tiêu, giới hạn nghiên cứu, sản phẩm, dự toán kinh phí, tổ chức thực hiện,.. - Nội dung tại phần 2 quá chi tiết không cần thiết, nhiều khi có thể gây khó khăn cho quá trình thực hiện về sau nếu được phê duyệt theo đề cương. - Chỉ nên giới hạn giới thiệu những nội dung dự kiến nghiên cứu kèm theo đề cương báo cáo. 3. Kết luận: Cơ bản thống nhất với nội dung Đề cương đề tài: "Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới". Đề nghị Hội đồng quyết định thông qua làm cơ sở thực hiện theo tiến độ được duyệt sau khi chủ nhiệm đề tài bổ sung những ý kiến của Hội đồng.
TS. Nguyễn Quang Lân viết ngày 22/08/2011
1. Tính cấp thiết của đề tài: Tôi đồng tình với cách đặt vấn đề của tác giả về lý do lựa chọn đề tài. Tuy nhiên có một số điểm cần nêu thêm: - Mặc dù đã xác định được tính tất yếu khách quan phát triển du lịch, nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Hà Nội về đu lịch đã được ban hành nhưng còn tồn tại quá nhiều bất cập từ không thống nhất về nhận thức vai trò của du lịch cho đến cách triển khai phân tán giữa ngành nọ ngành kia của Hà Nội đã và đang là những cản trở lớn cho du lịch phát triển. - Hà Nội đang đứng trước những thách thức lớn về cơ sở vật chất, các giải pháp xúc tiến du lịch cũng như thị trường đu lịch nhỏ bé. Nếu những vấn đề trên không được quan tâm giải quyết thì Hà Nội khó xây dựng thành công ngành du lịch thành một ngành mũi nhọn. Trong tr.1, tác giả nhận xét không chính xác: Từ một thành phố nhỏ với rất ít các hoạt động… là không đúng. Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của cả nước. Hà Nội có thể nhỏ so với các thủ đô các nước phát triển nhưng với Việt Nam, các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã nói rất rõ. Vì vậy, không thể dùng từ Thành phố nhỏ bé với Hà Nội. 2. Nội dung cụ thể: Chương 1: Tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội. Mặc dù ở đây tác giả muốn nói đến tiềm năng tự nhiên, các yếu tố do con người tạo nên cho Hà Nội trong du lịch (Phần kể về các chi tiết vụn vặn rất nhiều) nhưng thiếu hẳn lợi thế mà cách đây gần 1000 năm vua Lý Công Uẩn đã chọn Hà Nội là Thủ đô của đất Việt. Từ vị trí chính trị ấy, Hà Nội còn có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch mà các nơi khác không thể có. Vì vậy, cần phân tích những lợi thế mà Thủ đô Hà Nội có được trong vị trí hành chính quốc gia. Chương 2: Du lịch Hà Nội những chặng đường phát triển. Mặc dù tác giả muốn đi sâu phân tích thời kỳ đổi mới nhưng cũng cần soi lại lịch sử thì mới có điều kiện so sánh, làm bật lên thành tựu mà du lịch đã đạt được thời kỳ đổi mới. Do đó, nên phân kỳ như sau: Giai đoạn 1954 - 1975; Giai đoạn 1975 - 1986; Giai đoạn 1986 đến nay. Trong chương này, nội dung chủ yếu là vẽ nên bức tranh củađu lịch Hà Nội qua các thời kỳ để làm rõ nét những thành tựu trong công cuộc đổi mới của du lịch Thủ đô. Phần này tác giả còn viết tản mạn. Theo tôi, nên rút gọn, đặc biệt là phân tích các yếu tố bên ngoài như tình hình thế giới, tình hình kinh tế Việt Nam, tình hình du lịch Việt Nam… Những nội dung này là cần thiết nhưng không thể chiếm quá nhiều thời lượng. Cần bổ sung những chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành phố Hà Nội trong giai đoạn đổi mới, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây. Chương 3: nên sửa là: Những dự báo về xu thế phát triển của du lịch Hà Nội những giải pháp cần triển khai để đu lịch Hà Nội phát triển. Xin lưu ý: Trong 10 năm qua, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo ngành Du lịch Thủ đô nghiên cứu thành công rất nhiều đề tài khoa học với sự cộng tác nhiều chuyên gia các trường đại học, các viện nghiên cứu du lịch hướng tới mục tiêu tương tự. Đề nghị tác giả tiếp cận với các công trình để có thể tiếp thu những nội dung tốt, tránh nghiên cứu trùng lặp. Trên đây là những nhận xét góp ý của tôi với bản đề cương chi tiết của đề tài. Đề nghị tác giả sửa chữa để công trình nghiên cứu sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà viết ngày 22/08/2011
Nhìn vào du lịch Hà Nội những năm qua, chúng tôi thấy hoạt động của ngành đã phát triển hơn nhiều so với những năm trước đổi mới, song ngay cả sự phát triển đó cũng vẫn chưa xứng tầm với Thủ đô một nước hơn 80 triệu dân. Nghiên cứu để định hướng phát triển du lịch Hà Nội trong thời gian tới là cần thiết và rất nên khuyến khích. Trên cơ sở ủng hộ hướng nghiên cứu này, chúng tôi xin thẳng thắn phát biểu góp ý cho bản đề cương đề tài “Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” như sau: 1. Đề cương thiếu tính khoa học, chưa thể hiện tư tưởng nhất quán. Người chuẩn bị có phần đơn giản và không chuyên nghiệp. Toàn bộ bản đề cương chỉ có 2 phần: Đặt vấn đề và Nội dung đề tài. Mục tiêu của đề tài là gì không được xác định. Tác giả cũng không cho biết những phương pháp nào sẽ được sử dụng để thực hiện đề tài và cập nhật những tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài. 2. Phần nội dung trình bày chưa khoa học và còn nặng mô tả, tính khái quát chưa cao. Chẳng hạn, chúng tôi muốn biết hiện nay có bao nhiêu tuyến du lịch trong Hà Nội? Bao nhiêu tuyến từ Hà Nội đi các tỉnh? Bao nhiêu viện bảo tàng ở Hà Nội? Bao nhiêu di tích tôn giáo? Di tích lịch sử? Danh lam thắng cảnh? Bao nhiêu cơ sở ẩm thực? Bao nhiêu làng nghề… để có thể phát triển du lịch Hà Nội. Tác giả kể tên các điểm du lịch khá dài nhưng hoàn toàn không đủ và không thể hình dung nó một cách chi tiết. Tiêu chí phân loại các loại hình du lịch cũng lộn xộn và không nhất quán (tr.5, 6), giữa các loại không có sự tương thích. Chẳng hạn, nếu đã chia du lịch ẩm thực thì phải chia: du lịch văn hoá; du lịch sinh thái; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch mạo hiểm…. Nếu Nhà sàn Bác Hồ, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào mục danh lam thắng cảnh rồi thì không nên lặp ở di tích lịch sử nữa (tr.5). Khái niệm danh lam thắng cảnh chỉ nên dành cho những cảnh đẹp tự nhiên, còn Lăng Bác nên đưa vào di tích lịch sử thì tốt hơn. Nếu đã coi nhà tù Hoả Lò, thành cổ Hà Nội là di tích lịch sử thì nên coi một số đền chùa nổi tiếng là di tích tôn giáo cho tương ứng và có tính khái quát (tr.5). 3. Trang 2 và 3 đã nói đến 2 mục: Du lịch thế giới và Du lịch Việt Nam, trang 9 lại có hai mục: Du lịch thế giới và Du lịch Việt Nam là lặp và làm nhạt mục tiêu của chương III. 4. Cần quan tâm đến những hạn chế của du lịch Hà Nội hiện nay để đề ra biện pháp khắc phục cho sát. Hướng phát triển còn nêu chung chung như vậy thì làm sao phát triển được. Trên đây là một số ý kiến góp cho đề tài “Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới”. Chúng tôi rất mong các tác giả bám sát hơn nữa thực tế du lịch Hà Nội và sửa lại bản đề cương này cho mang tính khả thi hơn.
GS. Lê Thông viết ngày 22/08/2011
Tôi đã nhận được thư mời của ông Tổng giám đốc NXB Hà Nội và đề cương chi tiết đề tài “Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” do TS. Trương Sỹ Vinh phụ trách (đề cương lần 1 ngày 16-11-2007 và lần 2 ngày 05-1-2008). Sau khi đọc xong, tôi xin có một số nhận xét chính sau đây: 1. Theo tôi hiểu, NXB Hà Nội được UBND Thành phố giao cho biên soạn và xuất bản Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, trong đó có dự kiến về đề tài “Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới”. Tôi cho rằng, đây là một đề tài khá thú vị và cần thiết về một ngành rất có thế mạnh của Thủ đô Hà Nội. Thông qua việc xuất bản cuốn sách này, bè bạn quốc tế cũng như nhân dân cả nước có dịp được hiểu biết thêm về Hà Nội dưới góc độ du lịch – một lĩnh vực đang ngày càng phát triển trong xu thế mở hiện nay trên toàn thế giới. Vì thế điều đầu tiên cần khẳng định ý nghĩa của công trình này trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. 2. Đề cương “Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới” được biên soạn và chỉnh sửa lần cuối cùng vào tháng 1/2008. Tuy nhiên, Quốc hội đã quyết định mở rộng địa giới của Thủ đô và có hiệu lực từ 1-8-2008. Với bối cảnh đó, rõ ràng đề cương của đề tài phải thay đổi rất nhiều. Tôi xin nêu một số gợi ý để tác giả tham khảo: a. Đối với một cuốn sách, trước hết phải quan tâm tới mục tiêu và đối tượng sử dụng. Trong đề cương, những vấn đề này tác giả cần làm rõ hơn, bởi vì mục tiêu và đối tượng sử dụng sẽ quyết định đến nội dung cũng như hình thức của cuốn sách. b. Nội dung chính của cuốn sách dự kiến gồm 3 chương (Tiềm năng phát triển du lịch của Hà Nội; Du lịch Hà Nội - Những chặng đường phát triển; Phát triển của du lịch Hà Nội trong thời kỳ hội nhập). Về đại thể, tôi cũng đồng tình với những nét phác thảo đó. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn và giới thiệu được những nét độc đáo tiêu biểu của Hà Nội cả về tự nhiên và nhân văn cùng với những điểm đến, thậm chí cả một số tuyến du lịch riêng của Thủ đô. Ở phần mở đầu không nên trình bày quá dài dòng về du lịch thế giới, khu vực, Việt Nam sau đó mới đến Hà Nội. Cần phải chọn cách tiếp cận khác cho phần mở đầu. Còn nội dung của chương 2 và 3 không nên trình bày như kiểu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội. c. Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính và vì thế, cần phải có tổng quan về vấn đề này (cho tới ngày 1-8-2008). Như mọi người đều biết, sau ngày 1-8-2008, Hà Nội bao gồm thêm lãnh thổ của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình) với diện tích 3.300km2, số dân 6,3 triệu người. Như vậy, Thủ đô Hà Nội trong cuốn sách này phải là Hà Nội sau khi được mở rộng. Nội dung trong các chương 1, 2, 3 của cuốn sách phải là Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đó, tiềm năng để phát triển du lịch của Hà Nội ở chương 1 phải phân tích trong lãnh thổ Hà Nội mới. Tương tự như vậy, đối với chương 2 (những chặng đường phát triển) và chương 3 (Phát triển trong thời kỳ hội nhập). Nội dung của chương 3 cũng cần trình bày một cách uyển chuyển, hấp dẫn, tránh cứng nhắc kiểu quy hoạch. d. Đối với một cuốn sách, bên cạnh kênh chữ còn có kênh hình. Tôi cho rằng, ở cuốn sách này kênh hình cũng là một nội dung quan trọng không thua kém gì kênh chữ. Kênh hình bao gồm ít nhất 2 loại: hệ thống bản đồ và ảnh tiêu biểu. Vì thế, trong đề cương phải làm rõ nội dung này. Trong đề cương chi tiết của tác giả (lần 2 ngày 5-1-2008) ở phần phụ lục có nêu bản đồ các điểm du lịch ở Hà Nội. Song theo tôi, như vậy là chưa đủ. Cần phải làm rõ, trong cuốn sách có bao nhiêu bản đồ (hoặc các ảnh tiêu biểu) và nhằm mục tiêu gì… e. Diễn đạt cũng là một vấn đề cần phải trao đổi, mặc dù đề cập đến ở thời điểm này là hơi sớm. Tuy nhiên, cuốn sách trong Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến” nhất thiết phải có diễn đạt khúc chiết, có hồn, tránh cách diễn đạt vô cảm. f. Đối với một cuốn sách, theo thông lệ, cần phải dự kiến số trang (khổ sách), thời hạn nộp bản thảo. Còn riêng đối với cuốn sách đặc biệt này, cần có sự rõ ràng, thống nhất giữa bên đặt hàng (NXB Hà Nội) và bên nhận đặt hàng (đại diện là TS. Trương Sỹ Vinh, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch) về tất cả các vấn đề có liên quan (nội dung, hình thức, kinh phí, thời hạn…). 3. Trên tinh thần tán thành có một cuốn sácch về du lịch Thủ đô trong Tủ sách của NXB Hà Nội và với mong muốn chất lượng của nó xứng tầm với ngàn năm văn hiến, tôi xin có ý một số ý kiến chính như đã nêu ở trên để trao đổi với tác giả. Xin cảm ơn lãnh đạo NXB Hà Nội đã cho tôi có điều kiện tham góp và nhận xét bản đề cương này.
PGS.TS. Đặng Duy Lợi  viết ngày 20/05/2010
Sau khi đọc bản thảo Du lịch Thăng Long - Hà Nội tôi xin có một số ý kiến nhận xét sau: 1. Sách được biên soạn (bản thảo lần 2) theo đề cương chi tiết đã được nghiệm thu tại Hội đồng nghiệm thu với sự có mặt của đại diện Nhà xuất bản Hà Nội ngày 29/11/2008 2. Về nội dung và hình thức trình bày: Sách đã thể hiện tốt được các mục tiêu đã đề ra: Giới thiệu bức tranh toàn cảnh về Du lịch Hà Nội, những vấn đề đặt ra cho Du lịch Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. Sách có bố cục hợp lý, chặt chẽ đã chuyền tài được đầy đủ các nội dung chính nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra để phục vụ đông đảo bạn đọc. 3. Về các ý kiến đóng góp: - Nên bổ sung một số bản đồ Du lịch. - Chọn lọc và thể hiện rõ một số ảnh minh họa (chú ý đến hoạt động Du lịch trong đó và khổ ảnh lớn hơn) - Các tác giả và ban biên tập có thể tham khảo các ý kiến đóng góp bổ sung, sửa chữa mà tôi đã trực tiếp ghi vào các trang của bản thảo. - Có thể sửa chữa một số câu văn cho trau chuốt hơn và tránh trùng lặp ý đã trình bày. 4. Kết luận: Sách Du lịch Thăng Long – Hà Nội là công trình nghiên cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc, đầy tâm huyết của tập thể tác giả. Đây là món quà quý thực sự bổ ích cho tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến Đề nghị Ban quản lý dự án và Nhà xuất bản Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách Du lịch Thăng Long – Hà Nội sớm được ra mắt phục vụ đông đảo bạn đọc nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
TS. Trần Kim Hào  viết ngày 20/05/2010
Sau khi đọc kỹ bản thảo cuốn sách “Du Lịch Thăng Long – Hà Nội” của nhóm tác giả do TS Trương Sỹ Vinh chủ biên, tôi có một số ý kiến sau đây: 1. Nhận xét chung về cuốn sách Kết cấu: Với dung lượng 253 trang, trong đó có 145 trang nội dung chính và 108 trang phần phụ lục, Cuốn sách được chia làm 3 phần. Phần I “Du lịch Hà Nội – Những chặng đường lịch sử” bao gồm 2 chương: - Chương 1. Giới thiệu chung về Hà Nội - Chương 2. Du lịch Hà Nội – Sự phát triển của một ngành kinh tế. Phần 2 “Du lịch Hà Nội – Hướng tới tương lai” cũng bao gồm 2 chương: - Chương 1. Những cơ hội và thách thức của Du lịch Hà Nội - Chương 2. Du lịch Hà Nội – Những định hướng phát triển cho tương lai. Phần III. Gồm có 7 Phụ lục cung cấp những thông tin chi tiết về Du lịch Hà Nội. Chương 1 phần I được trình bày từ trang 1 đến trang 51 đã giới thiệu khái quát về vùng đất và con người Hà Nội, sự hình thành và phát triển của vùng đất Hà Nội, những giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội. Chương này cũng đã giới thiệu được những nét cơ bản nhất về văn hóa nghệ thuật Hà Nội, di tích lịch sử, công trình kiến trúc, lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống. Chương 2 phần I (từ trang 52 đến trang 144) đã trình bày những đánh giá về Du lịch Hà Nội trước thời kỳ đổi mới, cũng như trong thời kỳ hội nhập và phát triển (điểm a và b mục 2 chương này có tiêu đề trùng nhau) Chương 1 Phần II trình bày những cơ hội và thách thức của du lịch Hà Nội, trong đó chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của Hà Nội trong những năm tới. Chương 2 Phần II trình bày mục tiêu và những yêu cầu đối với phát triển du lịch Hà Nội những năm tới, đồng thời nêu lên một số định hướng đối với phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội. Có 4 định hướng chính được đưa ra: i) Phát triển sản phẩm du lịch, ii) Phát triển thị trường khách, iii) Phát triển hệ thống khách sạn, cơ sở dịch vụ du lịch và hệ thống công trình vui chơi giải trí, và iv) Phát triển tài nguyên, bảo tồn, tôn tạo các di tích và nâng cao chất lượng môi trường. Phần III cuốn sách bao gồm 7 phụ lục giới thiệu một số nội dung đặc thù của du lịch Hà Nội như các tuyến du lịch của Hà Nội, các món ăn, các điểm vui chơi giải trí, các khách sạn đã xếp hạng, một số thông tin về chính sách phát triển Hà Nội (cũ) và một số thông tin về định hướng và chính sách phát triển du lịch Hà Tây (cũ). Nhìn chung bản thảo cuốn sách đã đề cập được những nét cơ bản nhất của du lịch Hà Nội, đã bám sát đề cương đăng ký với dự án. 2. Một số góp ý với nhóm tác giả: Về kết cấu và trình bày: - Phần phụ lục có thể chuyển thành phần 3 và lấy tiêu đề là: Một số thông tin chi tiết về du lịch Hà Nội, hoặc có thể lấy lại tên như trong đề cương đã đăng ký, đó là “Du lịch Hà Nội – Một số Thông tin Du lịch tiêu biểu. Một cuốn sách chuyên khảo thì không nên có phần phụ lục, phụ lục thường dành cho các công trình nghiên cứu khoa học. Hơn nữa trong cuốn sách này, những nội dung ở phần III là rất quan trọng và là nội dung chính, chứ không còn là phụ lục nữa. - Phụ lục 6 và phụ lục 7 nên chuyến lên phần 2 khi nói về Du lịch Hà Nội – Định hướng tương lai - Cách đánh số chương cũng nên thay đổi lại cho dễ theo dõi, ví dụ phần I có chương 1&2, phần II nên là chương 3&4...Các mục, tiểu mục của chương nào thì bắt đầu từ con số của chương đấy, ví dụ chương 4 thì các mục của nó sẽ là 4.1, 4.2...Không nên phần nào cũng bắt đầu từ chương 1, mục nào cũng bắt đầu từ 1,2,3...như vậy rất khó theo dõi. -Nên chăng có một bảng liệt kê các chữ viết tắt trong cuốn sách để dễ theo dõi - Cũng có thể xem lại lựa chọn khác, đó là không kết cấu thành các phần nữa, mà chỉ có các chương. Như vậy cuốn sách sẽ có 5 chương. - Danh mục tài liệu tham khảo nên đưa về phía cuối cuốn sách. - Các ảnh minh họa phải có chú thích, nêu rõ nguồn, tên danh lam thắng cảnh, người chụp, thời gian chụp...Trong phần 1 có một số bức ảnh chưa có chú thích và nguồn gốc. - Một số câu chữ cần phải chỉnh sửa cho phù hợp và chính xác hơn. Ví dụ mục 2 của chương 2, phần I có 2 tiêu đề giống nhau, nhưng nội dung lại khác nhau. Lời nói đầu viết còn nhiều câu chưa chính xác. Nên viết lại lời nói đầu. - Lỗi chính tả còn nhiều. 3. Kiến nghị. Đề nghị nhóm nghiên cứu phải rà soát lại thật kỹ nội dung cuốn sách, sửa chữa một cách nghiêm túc theo ý kiến của Hội đồng, đồng thời cơ cấu lại cho khoa học hơn. Chỉ có như vậy thì khi xuất bản, cuốn sách mới đáp ứng được kỳ vọng của người đọc và mới đáp ứng được yêu cầu của sách phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
TS. Nguyễn Quang Lân  viết ngày 20/05/2010
A. Tính cần thiết của cuốn sách: Du lịch ngày nay đã trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Trên giác độ kinh tế, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các ngành kinh tế khác. Có thể xem du lịch như một ngành "xuất khẩu tại chỗ", góp phần đáng kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ ở mỗi quốc gia. Xét trên giác độ xã hội, du lịch được coi như một ngành kinh tế tham gia tích cực vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, làm cho khoảng cách thu nhập giữa các vùng xa xôi, hẻo lánh so với các vùng đô thị thu hẹp lại rất đáng kể. Du lịch còn là loại hình nghỉ ngơi tích cực, giúp con người tái tạo sức lao động. Từ khái niệm này hình thành một loại hình mới - đó là loại hình công nghiệp giải trí phục vụ sự nghỉ ngơi tích cực của loài người. Trên giác độ văn hóa, du lịch được coi là hiện tượng nhân văn vì nó thể hiện ở ý thức qua các giác quan. Du lịch là phương tiện để giáo dục lòng yêu nước, yêu truyền thống dân tộc, nâng cao hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán các vùng, miền khác nhau tại các điểm đến du lịch. Nhiều quốc gia đã tận dụng yếu tố này để tổ chức kinh doanh dịch vụ và hình thành các khu văn hóa lớn hoặc các điểm tham quan du lịch phục vụ du khách. Thủ đô Hà Nội - một trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa, trọng tâm giao lưu quốc tế lớn của đất nước đang bước đến ngưỡng cửa kỷ niệm một ngàn năm thành lập - Đây là một sự kiện hết sức to lớn của dân tộc. Với những tài nguyên văn hóa vật thể, phi vật thể kết tinh của một ngàn năm văn hiến, với vị trí đắc địa "rồng cuộn, hổ ngồi", Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã được biết đến như một địa chỉ du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhiều tạp chí, sách báo nước ngoài đã tốn nhiều giấy mực ngợi ca Hà Nội như một địa chỉ du lịch đáng đến nhất trong khu vực. Gần đây, Tạp chí Leisure & travel Hoa Kỳ đã nhiều năm bình xét Hà Nội là một trong 10 điểm du lịch - Thủ đô hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hà Nội từ lâu đã được các nhà lãnh đạo hết sức quan tâm và khai thác trên giác độ một điểm du lịch tổng hợp, một trung tâm giao lưu quốc tế hàng đầu của cả nước. Chắc chắn trong tương lai, thế hệ của chúng ta và con cháu sau này sẽ còn làm rất nhiều để Hà Nội ngày càng xứng đáng là một trung tâm du lịch tầm cỡ của khu vực như nghị quyết các Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định mục tiêu. Việc tổng hợp lại quá trình phát triển du lịch Hà Nội qua những thời kỳ, những năm tháng vẻ vang của dân tộc và đất nước nhân sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một việc làm rất cần thiết. Nó không chỉ giúp chúng ta hệ thống hóa lại quá trình hình thành và phát triển của du lịch Thủ đô. Những khó khăn, những thành tựu, những bài học mà bất kỳ ai, từ người dân đến các nhà lãnh đạo cần nghiên cứu (vì du lịch là một ngành kinh tế mang tính xã hội rất cao), là một bước giúp cho các nhà quy hoạch, quản lý thành phố, ngành du lịch và những người làm du lịch rút ra những điều cần làm cho du lịch Thủ đô Vương lên xứng với tầm vóc của một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Vì lẽ đó, việc ra đời cuốn sách Du lịch Thăng Long - Hà Nội trong thời khắc thiêng liêng này rất có ý nghĩa. B. Nội dung và bố cục cuốn sách: Cuốn sách được bố trí gồm 02 phần, 04 chương chưa kể phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Phần I: 61 trang gồm 02 chương: Du lịch Hà Nội - Những chặng đường Phần II: 50 trang gồm 02 chương: Du lịch Hà Nội hướng tới tương lai Chi tiết: Phần I: Du lịch Hà Nội - Những chặng đường Trong chương này nhóm tác giả tập trung vào giới thiệu khái quát về Hà Nội dưới giác độ du lịch. Cuốn sách cũng nêu lên những thành tựu cơ bản, những khiếm khuyết của du lịch Hà Nội dưới giác độ một ngành kinh tế. Trong phần này những tiềm năng về thiên nhiên, văn hóa, kiến trúc của Hà Nội được tác giả nêu tổng quát khá đầy đủ. Với những tư liệu trong cuốn sách đủ để người đọc thấy một Hà Nội rất hấp dẫn về thiên nhiên, con người, nét kiến trúc, văn hóa đặc sắc, một điểm du lịch hấp dẫn không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Với truyền thống 1000 năm tuổi, các thế hệ người Việt Nam đã xây dựng nên một Hà Nội với những nét hào hoa, thanh lịch, khác hẳn các nơi khác trên đất nước và trên thế giới. Trong những nét đặc trưng đó, con người Hà Nội nổi lên như một trung tâm, một sự kết tinh hào hoa phong nhã của đất trời tạo nên con người Hà Nội: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Trong bối cảnh đó, du lịch Hà Nội với tư cách là một ngành kinh tế tổng hợp được phát triển dựa trên nền tảng những tài nguyên vô cùng quý giá của đất kinh kỳ. Cùng với đất nước, du lịch Hà Nội đã song hành cùng các ngành khác phát triển không ngừng. Du lịch Hà Nội trong quá khứ đã hoàn thành sứ mệnh của mình một cách xuất sắc cùng với sự nghiệp giải phóng Thủ đô. Du lịch với chức năng kinh tế tổng hợp đã phục vụ đắc lực cho sự nghiệp thống nhất đất nước, phục vụ các hoạt động chính trị của Đảng và Nhà nước giai đoạn 1954 - 1975 và sau đó là 1986 (bình minh của quá trình đổi mới của đất nước). Giai đoạn đổi mới cho đến nay, tác giả đã khái quát những thành tựu của ngành du lịch: Đó là: * Thu hút ngày càng nhiều du khách * Tạo nhiều việc làm cho xã hội * Hệ thống các đơn vị kinh doanh du lịch phát triển không ngừng * Cơ sở vật chất không ngừng được hoàn thiện * Công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng hiệu quả * Sản phẩm du lịch ngày càng được hoàn thiện Nói tóm lại du lịch Hà Nội đã đi đúng hướng theo sự định hướng của Thành phố, phù hợp với quy luật phát triển du lịch trên thế giới. Tuy nhiên, tác giả cũng nêu những trăn trở của du lịch Hà Nội khi thấy ngành kinh tế này phát triển chưa đúng với tiềm năng và tầm vóc của Thủ đô Hà Nội. Đó là sản phẩm du lịch chưa phong phú, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hiệu quả quảng bá du lịch Hà Nội chưa cao, nguồn nhân lực du lịch Hà Nội còn yếu kém... Từ những nhận định trên cuốn sách đi đến khái quát như sau: Suốt 20 năm đổi mới, du lịch Hà Nội đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Thủ đô. Thông qua du lịch, hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến, Thành phố vì hòa bình... được quảng bá mạnh mẽ trên thế giới. Thủ đô Hà Nội với tư cách một địa chỉ du lịch đã được biết đến như thành phố an ninh, an toàn và hấp dẫn nhất trong khu vực. Phần thứ 2: Du lịch Hà Nội hướng tới tương lai Chương 1: Trong phần này tác giả đã phân tích sâu sắc, thời sự những thách thức của du lịch Hà Nội trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc vào nền kinh tế thế giới vốn có rất nhiều biến động không lường. Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, du lịch Hà Nội cũng đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức, cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Du lịch Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng và chi phối sâu sắc bởi các yếu tối kinh tế vĩ mô của đất nước. Nhận định đó hoàn toàn chính xác vì không có một ngành kinh tế nào, không có một quốc gia nào không chịu sự tác động qua lại khác nhau trong xu thế hiện nay. Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên các yếu tố kinh tế, sự phát triển hạ tầng xã hội sẽ có tác động rất lớn mà ngành du lịch càng phải khôn khéo kết hợp, nắm chặt lấy những lợi thế so sánh mà phát triển, hạn chế tối đa những yếu tố tiêu cực. Chương 2: Từ những phân tích như trên cuốn sách đã nêu lên mục tiêu chiến lược phát triển của du lịch Hà Nội: Đó là Hà Nội phải trở thành một trung tâm du lịch của khu vực. Kinh tế du lịch phải trở thành kinh tế trọng điểm Đó là mục tiêu hết sức tổng quát hợp lý. Trên cơ sở trên cuốn sách đã nêu các giải pháp mà Hà Nội sẽ triển khai nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Đó là phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển du lịch... Như vậy tác giả đã phần nào khái quát khá đầy đủ tình hình du lịch Hà Nội, thực trạng và những giải pháp phát triển. Thông qua cuốn sách, người đọc rộng rãi có thể hình dung được những nét rất khái quát về du lịch Hà Nội. Trong phạm vi một cuốn sách như vậy là khá đầy đủ thông tin. Hơn thế nữa, các thông tin không chỉ là sao chép một cách cứng nhắc mà có sự phân tích khá sắc sảo, có khái quát tổng hợp khá cao. Đặc biệt phần cuối chương 2 phần 1 của cuốn sách. Tuy nhiên, trong những định hướng ở phần II, tác giả chưa khái quát đầy đủ những giải pháp mà Hà Nội đang quyết liệt triển khai vì mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế trọng điểm. Trong các giải pháp phát triển du lịch, cuốn sách chưa đề cập đến việc nâng cao nhận thức trách nhiệm cộng đồng trong phát triển du lịch. Chưa nêu đầy đủ vai trò con người - nguồn nhân lực trong phát triển du lịch. Cuốn sách cũng chưa nêu đầy đủ vai trò quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quan trọng thế nào trong phát triển du lịch. C. Kết luận Cuốn sách "Du lịch Thăng Long - Hà Nội" ra đời trong bối cảnh toàn dân tộc đang hướng tới đại lễ một ngàn năm Thăng Long - Hà Nội là một sự kiện quan trọng của ngành du lịch Thủ đô, của du lịch cả nước. Với kết cấu hợp lý, cách sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê so sánh và dự báo, cuốn sách đã vẽ được rõ nét, khoa học bức tranh tổng thể, có nhiều phần chi tiết về du lịch Thủ đô. Cuốn sách sẽ giúp ích nhiều cho người đọc những thông tin về du lịch Thủ đô - một ngành kinh tế còn đang có nhiều nhận thức khác nhau, chắc chắn sẽ mang lại cái nhìn thấu đáo hơn về ngành kinh tế tuy không mới trong thực tế nhưng chưa đặt đúng vị trí vốn có của nó trong cộng đồng. Mặc dù còn một số khiếm khuyết nhưng tôi đánh giá rất cao nội dung cuốn sách. Thể hiện sự nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng xét duyệt đề cương và các chuyên gia. Những số liệu thông tin trong cuốn sách là đáng tin cậy.
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà  viết ngày 20/05/2010
Từ bản đề cương đã được hội đồng nhận xét góp ý, các tác giả đã chỉnh sửa rất cơ bản và đã triển khai thành bản thảo dài 144 trang. Như vậy, bố cục của cuốn sách đã rõ ràng, sáng sủa, có nhiều nội dung, định hướng về du lịch Hà Nội đã rõ. Chúng tôi chỉ xin nhận xét và bổ sung thêm một số chi tiết về nội dung để cuốn sách hoàn chỉnh hơn: + Trong phần I thì chương II viết tốt hơn chương I. Trong phần II, chương II cũng viết tốt hơn chương I. Đặc biệt, phần I, chương I kiến thức về lịch sử văn hóa Hà Nội còn khá lỗ mỗ. Phần II, chương I, mục “Những cơ hội và thách thức của du lịch Hà Nội” viết còn đơn giản, chưa có những phân tích cụ thể, sâu sắc, thuyết phục. Phần này nên bổ sung thêm. + Trang 16, dòng 6, 7, 8 đã kể tên gọi Hà Nội nhưng chưa đủ. Nếu xa xưa, phải kể tên Long Đỗ, Tống Bình, La Thành, Đại La… Nếu chỉ kể thời phong kiến thì có: Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội. Vậy nên kể cho đủ để người đọc có thêm thông tin. + Trang 19. Phần âm nhạc có ghi: “hát giao duyên (hát ví, hát đình, hát trống quân, hát xẩm)”. Như vậy chưa chính xác, những loại hát để trong ngoặc đơn đều không phải là hát giao duyên. + Trang 21. Diễn đạt “trong khu phố cổ có rất nhiều di tích lịch sử…” là chưa chính xác. Không nên dùng “rất nhiều”, “một số”, “đa số”… trong nghiên cứu vì nó thiếu chính xác, không khoa học, nếu có thể thì đưa số liệu cụ thể. + Trang 23. Đền Bạch Mã hiện nay không phải ở số 3 phố Hàng Buồm (nên xem lại!). Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ theo tôi biết thì cao 3.96m (có sách ghi 3,95) chứ không phải cao 3.07m. + Trang 24. Tên Pháp bị giết chết tại Cầu Giấy ngày 21 tháng 12 năm 1873 là Francis Gacnier (cách đây mấy năm còn mộ ở trước cửa Bưu điện Cầu Giấy), không phải Villers. + Trang 26. Trích dẫn từ dòng 6 đến dòng 8 rất hay nhưng không có địa chỉ trích dẫn. + Phần b, trang 19: Di tích lịch sử, công trình kiến trúc (từ trang 19 đến trang 39) nên có số liệu cụ thể trước khi đi vào mô tả. Chẳng hạn, Hà Nội có bao nhiêu di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích đình chùa, nhà thờ (theo tôi biết thì các số liệu này đã có tài liệu viết, chỉ có nhà thờ Thiên chúa giáo là chưa có thống kê mà thôi). Kết luận: Trên đây là một số nhận xét bổ sung của chúng tôi về bản thảo cuốn sách. Rất mong các tác giả sớm sửa chữa để sách được xuất bản.
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá