Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Sách tư liệu tổng hợp |  Bạn đang ở:Trang chủ » Sách tư liệu tổng hợp
  • Giới thiệu sách Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)
  •  Thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, Nhà xuất bản Hà Nội đã phối hợp cùng PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức điều tra, sưu tầm biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII”. Tiếp nối thành công đó, ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức điều tra bổ sung, khai thác thêm hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặt tại Nagasaki (Nhật Bản), Zeelandia (Đài Loan), Ayutthaya (Xiêm), Batavia (Indonesia), hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Hay. Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của hai đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn cuốn chuyên khảo “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)”.

  • Tác giả :   Hoàng Anh Tuấn
  • Bình chọn:
    (Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
  •   Bình luận   |  Ý kiến của bạn |  Xem thêm sách cùng chủ đề
Giới thiệu về sách

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, biểu đồ, bảng thống kê và các nguồn tài liệu trích dẫn. Cuốn sách gồm 8 chương chính:

Trong Chương 1: Công ty Đông Ấn Hà Lan, tác giả đã khái lược về Vương quốc Hà Lan trong bối cảnh chuyển biến mạnh mẽ của thương mại Tây Âu thế kỷ XVI-XVII, đưa đến sự ra đời của Công ty Đông Ấn Hà Lan năm 1602.

Tiếp đó, ở Chương 2 (Quan hệ VOC - Đàng Trong (1601-1638)) giới thiệu những nỗ lực thâm nhập thị trường phương Đông của người Hà Lan, những tiếp xúc đầu tiên trong quan hệ hai nước diễn ra ở vùng đất Hội An, những nguyên nhân thôi thúc người Hà Lan chuyển hướng chiến lược ra Đàng Ngoài.

Nếu như ở chương 2, tác giả tập trung mô tả quan hệ giữa Công ty Đông ấn Hà Lan với Đàng Trong thì ở Chương 3 tác giả tập trung phân tích quan hệ giữa Công ty Đông ấn Hà Lan với Đàng Ngoài thời kỳ thân thiện, hợp tác hòa bình hữu hảo(1637-1651). Nhưng đến khoảng thời gian từ 1651-1700 mối quan hệ này không được “đằm thắm” như xưa mà có nhiều thăng trầm trong quan hệ chính trị giữa chính quyền VOC ở Batavia với triều đình Lê - Trịnh ở Kẻ Chợ trong gần 7 thập niên. Sự khác biệt lợi ích khiến mối quan hệ giữa Công ty Đông ấn Hà Lan và  Đàng Ngoài trải qua nhiều thăng trầm, đôi lúc xảy ra xung đột. Vì vậy, sau hơn một thập kỷ tương đối thân thiện, từ giữa thế kỷ XVII, quan hệ giữa Công ty Đông ấn Hà Lan và Đàng Ngoài ngày càng lạnh nhạt và chính thức chấm dứt vào năm 1700.

 Trong ba chương tiếp theo: Chương 5: Mậu dịch nhập khẩu; Chương 6:  Mậu dịch xuất khẩu: Tơ lụa Đàng Ngoài;  Chương 7: Mậu dịch xuất khẩu: Thương phẩm khác, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn tập trung phân tích hoạt động thương mại của Công ty Đông ấn Hà Lan ở Đàng Ngoài từ khi đặt quan hệ chính thức vào năm 1637 đến khi chấm dứt thương điếm ở Kẻ Chợ vào năm 1700.

Chương 8: Công ty Đông Ấn Hà Lan và xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII: nhận định sơ bộ về chuyển biến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng... ở Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII, dưới tác động của người Hà Lan và một số cộng đồng thương nhân ngoại quốc khác như người Hoa, người Anh...

Cuốn sách mô tả về tình hình hoạt động của Công ty Đông Ấn Hà Lan thế kỷ XVI - XVII. Bên cạnh đó là những bản trích lược nhật ký của thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài, phân tích những thăng trầm trong quan hệ chính trị giữa Công ty Đông Ấn Hà Lan với triểu đình Lê - Trịnh. Ngoài ra là những nhận định sơ bộ về chuyển biến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo ... ở Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII dưới góc nhìn của người Hà Lan.

Có thể nói, cuốn sách chủ yếu tập hợp những ghi chép của Công ty Đông ấn Hà Lan về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài, nhưng chính những ghi chép cụ thể của các thương nhân đã cung cấp một khối lượng thông tin tương đối lớn về hoạt động giao thương củaĐàng Ngoài. Qua đó phần nào phác họa bức tranh kinh tế sôi động và sầm uất của Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Dù sản xuất nông nghiệp là chính, nhưng thủ công nghiệp cũng phát triển, một năm họ làm ra cả trăm tấn tơ (tơ rất nhẹ, nên một trăm tấn là con số lớn), ấy là còn gấm lụa, đồ gốm cũng rất phát triển…  Để minh chứng cho điều này PGS. TS Hoàng Anh Tuấn đã tổng hợp, phân tích, vẽ biểu đồ về sự biến động của giá cả một số mặt hàng tiều thủ công nghiệp được buôn bán ở Đàng Ngoài, từ đó cho thấy sự phát triển năng động của nền kinh tế Đàng Ngoài thời kỳ này. Bên cạnh đó là những ghi chép nhỏ về xã hội, chính trị, văn hóa, phong tục của Kẻ Chợ - Đàng Ngoài.

Với niềm đam mê nghiên cứu cùng sự quyết tâm, cố gắng vượt bậc tác giả Hoàng Anh Tuấn, cuốn sách đã được nâng tầm, trở thành một chuyên luận mang tính khảo cứu . GS.TS Vũ Văn Quân - Chủ nhiệm khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - nhận xét: “ cuốn sách là phần lược dịch, nhưng nó điền lấp vào tư liệu của chúng ta, bổ sung vào tư liệu về một thời lịch sử đã qua, các thông tin rất cụ thể. Ở đây, những mô tả, ghi chép của các thương nhân cực kỳ sinh động, không chỉ cho hậu thế mà ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ sử dụng và nhìn thấy giá trị của cuốn sách này”.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Chi tiết sách
  • Tác giả:  Hoàng Anh Tuấn
  • Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội 
  • Năm xuất bản:  2019
  • Tổng số trang:  624
  • Kích thước:  16x24
  • Mã số:  
  Bình luận (0)  
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá