|
PGS. TS. Phạm Thị Thùy Vinh viết ngày 24/08/2011
Với bản thảo gồm 778 trang, Tuyển tập Hương ước Tục lệ Thăng Long Hà Nội đã mang đến cho người đọc nhiều cảm nhận về đời sống làng xã của địa dư Hà Nội rộng lớn hôm nay.
1. Đây là tập bản thảo có được nhiều văn bản từ vùng Hà Nội mới sát nhập nên tính chất làng xã được phản ánh trong nội dung văn bản rất đậm và phong phú. Điều này cũng phù hợp với loại hình văn bản hương ước là loại hình tư liệu rất phổ biến trong đời sống làng xã Việt Nam truyền thống. Hà Nội mở rộng ngày nay được tập hợp bởi những vùng quê khác nhau xung quanh kinh thành Thăng Long xưa, vì vậy nơi đây cũng còn lưu giữ được khá nhiều truyền thống sinh hoạt làng xã.
2. Với bố cục gồm 50 trang giới thiệu về văn bản hương ước của Hà Nội và công bố 57 bản dịch hương ước viết tay và 5 bản hương ước khắc trên đá của Hà Nội theo chúng tôi là vừa phải. Riêng phần tên gọi của tập sách, theo chúng tôi nên gọi là Tuyển tập Hương ước Thăng Long Hà Nội là hợp lý hơn, bởi khái niệm hương ước rộng hơn tục lệ, hương ước bao trùm lên tục lệ. Phần giải thích của chủ nhiệm đề tài về các khái niệm hương ước, tục lệ, khoán ước là đủ để người đọc rộng rãi hiểu hơn về nguồn tài liệu hương ước của Hà Nội. Tuy nhiên, nếu chủ nhiệm đề tài cho biết về niên đại và địa điểm của các bản hương ước của Hà Nội trong tập sách này trong phần giới thiệu thì người đọc sẽ có được những thông tin cần thiết hơn trước khi đi vào từng văn bản. Chúng tôi rất muốn biết những thông tin này trong phần giới thiệu để có thể cảm nhận tổng quan về nguồn tài liệu hương ước Hà Nội đang đựợc công bố. Cũng sẽ thú vị hơn nếu có thêm nhiều bản hương ước của Hà Nội trước ngày sát nhập.
3. Phần giới thiệu 5 văn bia hương ước theo chúng tôi có đến 3/5 văn bia chỉ ghi một số điều ước của làng nên tính khái quát chưa cao. Bởi nếu chỉ là những điều ước như thế thôi thì hầu như trong tất cả văn bia đều có phản ánh ước thệ của làng xã trước một hoặc một số vấn đề nào đó. Như vậy chỉ là một phần rất nhỏ của hương ước.
4. Phần phụ lục về số tài liệu hương ước hiện còn của Hà Nội trong thư viện Viện Hán Nôm và Viện Thông tin KHXH là rất hữu ích cho thấy hương ước của Hà Nội chủ yếu được viết lại vào đầu thế kỷ XX, chỉ có 5 bản được sao trong thế kỷ XIX.
5. Bảng từ vựng ở cuối tập sách đã cung cấp thêm những tri thức Hán Nôm để người đọc dễ hiểu khi đọc hương ước. Phần trình bày mục lục nên đưa thêm yếu tố niên đại của văn bản để người đọc dễ hình dung về giá trị số bản hương ước đã công bố.
6. Chủ trì đề tài là một chuyên gia lâu năm có rất nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác nguồn tư liệu làng xã như hương ước Hà Tây, văn bia Hà Tây cho thấy đề tài này được triển khai hợp lý, đảm bảo chất lượng. Việc chỉ công bố bản dịch cũng là một thuận lợi cho nhóm công trình. Tuy không có phần chữ Hán để đối chiếu nhưng qua các bản dịch cũng có thể tin cậy được.
7. Một vài điều cần chỉnh sửa thêm cho hoàn thiện như: chú thích của bia số 2 trang 679 là chưa đúng. Đây là bia đặt tại Đình thôn xã Nhân Mỹ huyện Từ Liêm nay là thôn Nhân Mỹ xã Mỹ Đình huyện Từ Liêm Hà Nội. Hoặc còn một số bản hương ước chưa cho biết nguồn gốc, ký hiệu như hương ước làng Xa Mạc trang 656, hương ước làng Ước Lễ trang 644, hương ước sách Mông Hóa trang 462…
Đây là tập bản thảo đảm bảo chất lượng, chi cần chỉnh sửa đôi chút là có thể xuất bản được.
|
|
TS. Nguyễn Công Việt viết ngày 24/08/2011
- Trên cơ sở tư liệu Hán Nôm là những bản hương ước tục lệ Thăng Long - Hà Nội có xuất xứ rõ ràng và giá trị văn bản trung thực nhóm tác giả đã hoàn thành bản thảo đề tài với số lượng gần 800 trang (trong đó có 90 trang phụ lục). Với định hướng đúng đắn và tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu đề cương chi tiết, bản thảo công trình đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ với các chi tiết rõ ràng, điều khoản ghi có trình tự.
- Kết cấu nội dung gồm phần giới thiệu 50 trang và hơn 600 trang là phần công bố 57 bản dịch hương ước tục lệ của 57 thôn, xã khác nhau thuộc đất Thăng Long - Hà Nội. Phần giới thiệu không chỉ bao quát được ý nghĩa nội dung của đề tài mà còn được giới thiệu theo các tiêu đề rành mạch từ tổng quan hương ước tục lệ, các dạng thức văn bản, tổ chức xây dựng và phổ biến hương ước đến nội dung cụ thể của hương ước… Mục giới thiệu kèm quy tắc biên soạn về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của người đọc về những khái niệm chung và thuận tiện trong theo dõi.
- Phần nội dung từng bản hương ước tục lệ hoàn toàn dựa trên cơ sở bản dịch từ các văn bản Hán Nôm từ tài liệu thư tịch đến tài liệu văn khắc mà chủ yếu là dạng thư tịch sách chép tay.
- Đọc nội dung từng bản hương ước ta thấy được chất lượng của bản dịch khá tốt, trung thực và đầy đủ. Các tiêu chí, quy định, điều khoản của mỗi thôn, xã nhiều chỗ khác nhau, song ở mỗi bản quy trình thực hiện đều có trình tự riêng theo logic nhất định với các điều mục rõ ràng, con số cụ thể. Việc ghi đầy đủ ngày, tháng, năm, niên hiệu vua ở mỗi văn bản hoặc mỗi điều khoản trong từng văn bản hương ước đã thể hiện rõ tính pháp lí, độ xác thực của một loại hình văn bản mang tính quy ước ở cấp xã thôn giai đoạn cuối thời kì Trung đại đến Cận đại.
- Các chú thích tuy không nhiều nhưng khá chuẩn xác, có tra cứu cẩn thận.
* Đây là bản thảo đề tài chuẩn bị xuất bản ra mắt bạn đọc do đó cũng cần rà sóat kĩ lại lần cuối. Ở phần Giới thiệu tiểu mục 3.1 nên chăng thay thế hai chữ “lí do” trong Lí do xây dựng hương ước tục lệ bằng Mục đích xây dựng Hương ước tục lệ thì có vẻ thuận hơn.
Phần giới thiệu vắn tắt dưới mỗi tiêu đề Hương ước tục lệ nên thể hiện theo trình tự thống nhất và đầy đủ các tiêu chí: Địa danh cũ và mới, nơi tàng trữ, kí hiệu thư viện, tình trạng văn bản (ví dụ: Tr. 53: Khoán ước trên sách đồng hiện lưu giữ ở đình? Khoán ước A ghi số trang, tờ, khoán ước B không ghi số trang…).
Phần phụ lục cần có nguyên tác văn bản Hán Nôm in kèm.
* Tóm lại: Đây là bản thảo khá hoàn chỉnh của một đề tài có ý nghĩa khoa học, văn hoá và tính cấp thiết. Chất lượng nội dung bản thảo về cơ bản đáp ứng yêu cầu của một xuất bản sách. Sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng bản thảo sẽ hoàn thiện để nhà xuất bản kịp ấn hành ra mắt bạn đọc.
|
|
TS. Nguyễn Đức Nhuệ viết ngày 24/08/2011
Bản thảo dày tổng cộng 778 trang bao gồm:
1. Lời giới thiệu
2. Quy tắc biên soạn.
3. Nôi dung Hương ước tục lệ.
4. Phụ lục (Bảng tra từ vựng, phụ lục 1 và 2 : Danh mục các Hương ước tục lệ).
Nội dung chính tập trung ở phần 1 và 3.
Về cơ bản, nhóm tác giả đã thể hiện công trình theo như bản Đề cương đã được Hội đồng thông qua.
Phần nội dung chính, nhóm tác giả tuyển dịch 57 Hương ước tục lệ và 5 văn bia.
Số lượng Hương ước tục lệ, văn bia được phân ra theo địa bàn như sau:
Huyện Thường Tín: 9
Huyện Từ Liêm: 8
Huyện Mỹ Đức: 1
Huyện Đông Anh: 2
Huyện Sóc Sơn: 2
Quận Thanh Xuân: 1
Quận Đống Đa: 1
Quận Cầu Giấy: 1
Quận Hoàn Kiếm: 4
Huyện Hoài Đức: 9
Huyện Ba Vì: 1
Huyện Phúc Thọ: 4
Huyện Thanh Trì: 1
Huyện Thạch Thất: 2
Quận Hoàng Mai: 2
Quận Hà Đông: 4
Huyện Ứng Hoà: 1
Huyện Bất Bạt: 1
Thị xã Sơn Tây: 1
Huyện Chương Mỹ: 1
Huyện Thanh Oai: 1
Có một vài Hương ước các tác giả không cho biết thuộc quận, huyện nào: Hương ước làng Liễu Nộn (tr. 399) và Ước lệ khắc trên bia đá thôn Hữu Đạo (tr. 686).
Trong 29 quận, huyện, thị của Hà Nội ngày nay, nhóm tác giả đã tuyển dịch Hương ước tục lệ của 21 đơn vị hành chính. Địa phương nhiều nhất là 9 văn bản (Thường Tín, Hoài Đức); địa phương ít nhất là 1 văn bản. Địa bàn Hà Tây cũ là 36 văn bản.
Phần phụ lục, nhóm tác giả cho biết danh mục 632 Tục lệ và 372 Hương ước ở các địa phương thuộc Hà Nội ngày nay. Đây là bản chỉ dẫn rất có ý nghĩa đối với những người nghiên cứu về làng xã Hà Nội xưa.
Phần giới thiệu Tổng quan, Nội dung phần giới thiệu Hương ước tục lệ qua bản dịch và phần Phụ lục đã cho thấy giá trị khoa học và thực tiễn của công trình.
Để cho bản thảo được hoàn thiện hơn, chúng tôi xin góp một số ý kiến tản mạn sau:
1. Khi giới thiệu 1 Hương ước nào đó, nhóm tác giả đều có giới thiệu niên đại soạn Hương ước (hoặc sao lại) cũng như địa danh hành chính hiện tại (đình Kim Ngân, tr. 352; Hương ước làng Liễu Nộn (tr. 399); Hương ước làng Xa Mạc, tr 656 và Ước lệ khắc trên bia đá thôn Hữu Đạo (tr. 686). Tuy nhiên, có một số Hương ước không thấy nhắc đến niên đại. Đọc văn bản chúng ta thấy niên đại xuất hiện ở dưới, nhưng theo tôi vẫn phải đưa lên phần giới thiệu cho thống nhất cả công trình.
2. Có một số văn bản thiếu ký hiệu kho, ví dụ: Hương ước sách Mông Hoá, tr. 462; Khoán ước làng Phú Cốc, tr 496 v.v…).
3. Nhiều chỗ quy đổi năm Âm lịch ra năm Dương lịch còn sai: ví dụ tr. 85 (Tự Đức 25 là 1872, không phải 1871); tr. 305, Cnhr Hương 44 là 1783 chứ không phải 1744; tr 473, Khải Định thứ 6 là 1921, không phải 1931; tr. 531, Đồng Khánh 3 là 1888, không pahỉ 1889
4. Một số chức quan nên kiểm tra lại, ví dụ, tr. 507: Quang tiến thiện lộc đại phu, đúng ra là Quang tiến thận lộc đại phu; tr. 509: Mặc lâm tá lang, đúng ra là Mậu lâm tá lang, tr. 510: Cẩn sử tá lang, đúng ra là Cẩn sự tá lang và các lỗi trang tiếp đó.
5. Bảng từ vựng cần kiểm tra lại một số mục từ:
- Chuyển vận sứ (tr. 692): Đây là chức quan sử dụng phổ biến từ thời Trần sang đầu triều Lê.
- Chưởng bộ lục sư (tr. 693) đổi là Chưởng bộ lục sự
- Cử nhân, Tú tài: Từ 1828 trở về trước là Hương cống, sinh đồ.
- Thiếu mục từ Đốc học (có Giáo thụ, Huấn đạo): là chức quan trông coi việc học của một hoặc 2 tỉnh (trấn).
- Chức Hữu thị lang (tr. 696): Từ thời Lê về trước là chức quan đứng sau Thượng thư (và Tả Thị lang, hàm ngang nhau), nhưng dưới triều Nguyễn có các chức Thượng thư, Tả hữu Tham tri rồi mới đến Tả hữu Thị lang).
Nội dung bản thảo vẫn còn nhiều lỗi kỹ thuật.
Kết luận: Tôi đánh giá cao chất lượng của bản thảo. Sau khi nghiệm thu, đề nghị nhóm tác giả chỉnh sử bổ sung theo ý kiến Hội đồng để công trình sớm được xuất bản, phục vụ bạn đọc xa gần.
|
|
PGS. TS. Phạm Thị Thùy Vinh viết ngày 23/08/2011
Hương ước viết bằng chữ Hán và chữ Nôm là loại hình tư liệu rất phổ biến trong đời sống làng xã Việt Nam truyền thống.Hà Nội ngày nay được tập hợp bởi những vùng quê khác nhau xung quanh kinh thành Thăng Long xưa,vi vậy nơi đây cũng còn lưu giữ được khá nhiều tài liệu hương ước.Nghiên cứu các văn bản hương ước của Hà Nội để tìm hiểu những tục lệ,quy ước của từng vùng địa lý khác nhau ,để hiểu lệ làng của từng nơi có gì tương đồng và dị biệt thực sự là rất cần thiết đối với sự phát triển của Thăng Long Hà Nội.
1. Chủ trì đề tài là PGS.TS Nguyễn Tá Nhí,một chuyên gia lâu năm có rất nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác nguồn tư liệu làng xã như hương ước Hà Tây,văn bia Hà Tây đã cho thấy đề tài này sẽ được triển khai hợp lý, đảm bảo đúng tiến độ theo những tiêu chí mà bản đề cương đã nêu.
2. Với việc tuyển dịch 60 văn bản trên tổng số328 văn bản của Hà Nội ( có lẽ là địa danh Hà Nội sau khi sát nhập 1/8/2008) theo chúng tôi cũng là vừa phải.Bởi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn không thể cho phép tiến hành trên phạm vi rộng.
3. Tác giả cũng nên chỉ rõ trong số 328 văn bản hương ước đã tìm thấy của Hà Nội thì có bao nhiêu văn bản thuộc thế kỷ 17,18,hoặc 19,20, có bao nhiêu văn bản hương ước cải lương trong phong trào đề xướng cải lương hương chính do chính quyền bảo hộ Pháp đề ra đầu thế kỷ 20 để có một cảm quan chung về hương ước Hà Nội.
4. Tiêu chí tuyển dịch văn bản hương ước cho từng vùng của Hà Nội ngày nay cũng cần được đề cập cho rõ hơn,để đảm bảo tính đại diện cho từng quận,huyện.
5. Kết cấu của cuốn sách gồm hai phần: giới thiệu,khảo cứu về hương ước Hà Nội và tuyển dịch là hơp lý.Phần tuyển chọn để dịch gồm cả những bản khắc trên kim loại hoặc trên đá và những bản trên giấy cho thấy su phong hú da dạng của loại hình tư liệu này
6. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ đề tài Hương ước Thăng Long,Hà Nội và hy vọng qua tập sách này chúng ta lại có những cảm nhận mới về Hà Nội trong quá trình phát triển và hội nhập.Đề nghi cho phép đề tài nhanh chóng được thông qua và triển khai sớm.
|
|
TS. Nguyễn Công Việt viết ngày 23/08/2011
Hương ước viết bằng chữ Hán và chữ Nôm là loại hình tư liệu rất phổ biến trong đời sống làng xã Việt Nam truyền thống.Hà Nội ngày nay được tập hợp bởi những vùng quê khác nhau xung quanh kinh thành Thăng Long xưa,vi vậy nơi đây cũng còn lưu giữ được khá nhiều tài liệu hương ước.Nghiên cứu các văn bản hương ước của Hà Nội để tìm hiểu những tục lệ,quy ước của từng vùng địa lý khác nhau ,để hiểu lệ làng của từng nơi có gì tương đồng và dị biệt thực sự là rất cần thiết đối với sự phát triển của Thăng Long Hà Nội.
7. Chủ trì đề tài là PGS.TS Nguyễn Tá Nhí,một chuyên gia lâu năm có rất nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác nguồn tư liệu làng xã như hương ước Hà Tây,văn bia Hà Tây đã cho thấy đề tài này sẽ được triển khai hợp lý, đảm bảo đúng tiến độ theo những tiêu chí mà bản đề cương đã nêu.
8. Với việc tuyển dịch 60 văn bản trên tổng số328 văn bản của Hà Nội ( có lẽ là địa danh Hà Nội sau khi sát nhập 1/8/2008) theo chúng tôi cũng là vừa phải.Bởi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn không thể cho phép tiến hành trên phạm vi rộng.
9. Tác giả cũng nên chỉ rõ trong số 328 văn bản hương ước đã tìm thấy của Hà Nội thì có bao nhiêu văn bản thuộc thế kỷ 17,18,hoặc 19,20, có bao nhiêu văn bản hương ước cải lương trong phong trào đề xướng cải lương hương chính do chính quyền bảo hộ Pháp đề ra đầu thế kỷ 20 để có một cảm quan chung về hương ước Hà Nội.
10. Tiêu chí tuyển dịch văn bản hương ước cho từng vùng của Hà Nội ngày nay cũng cần được đề cập cho rõ hơn,để đảm bảo tính đại diện cho từng quận,huyện.
11. Kết cấu của cuốn sách gồm hai phần: giới thiệu,khảo cứu về hương ước Hà Nội và tuyển dịch là hơp lý.Phần tuyển chọn để dịch gồm cả những bản khắc trên kim loại hoặc trên đá và những bản trên giấy cho thấy su phong hú da dạng của loại hình tư liệu này
12. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ đề tài Hương ước Thăng Long,Hà Nội và hy vọng qua tập sách này chúng ta lại có những cảm nhận mới về Hà Nội trong quá trình phát triển và hội nhập.Đề nghi cho phép đề tài nhanh chóng được thông qua và triển khai sớm.
|
|
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn viết ngày 23/08/2011
1. Đây là một đề tài hay, có giá trị khoa học, giá trị văn hóa và thực tiễn. Đề tài đi sâu vào một lĩnh vực văn hóa truyền thống sống động, cụ thể, phong phú của Thăng Long Hà Nội vì vậy rất có ý nghĩa trong việc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
2. Đề cương đã được chuẩn bị khá tốt, thể hiện được ưu thế của chủ trì đề tài và nhóm tác giả trên các phương diện:
- Những hiểu biết chung và kinh nghiệm nghiên cứu về hương ước khá sâu sắc, dồi dào.
- Nguồn tư liệu đã được thống kê, sưu tầm phong phú, hứa hẹn một kết quả nghiên cứu tốt, bề thế.
- Những đánh giá về hương ước cổ nói chung và hướng sưu tầm tư liệu phục vụ công trình Hương ước Thăng Long - Hà Nội nói riêng, tiêu chí sưu tầm tuyển chọn nhìn chung chấp nhận được.
- Đề tài mang tính khả thi. Tính khả thi thể hiện ở nguồn tư liệu đã được biết tới, và kinh nghiệm của những người tham gia đề tài.
3. Đề cương dành 5/10 trang để giới thiệu về hương ước, đặc trưng hương ước, lịch sử hình thành, vai trò, ý nghĩa của tư liệu hương ước… Giới thiệu tỉ mỉ như vậy, đề cương cho người đọc có được cái nhìn tương đối cụ thể ngay từ đầu về loại hình văn bản hương ước (nhất là đối với người ít tiếp xúc với loại hình văn bản hương ước thì điều đó lại càng là cần thiết). Tuy nhiên phần dành để mô tả về hương ước của Hà Nội thì lại có phần ngắn gọn, chủ yếu được trình bày trong mục 11: Phương pháp nghiên cứu. Trong phần này, nhóm biên soạn chỉ đưa ra các thông tin rất vắn tắt về hương ước cổ Thăng Long, với 328 văn bản đã được sưu tầm và dự kiến chọn 60 bản hương ước để đưa vào tuyển tập. Sẽ là tốt hơn nếu trong phần đầu, giới thiệu về đặc trưng chung của hương ước có thể ngắn hơn, nhưng cần tỉ mỉ hơn ở phần giới thiệu đặc điểm, diện mạo của hương ước Thăng Long. (với tư cách là kinh đô và vùng sản xuất thủ công nghiệp, vùng ven đô… các làng xã có gì khác với hương ước các vùng khác).
4. Phần giới thiệu về hương ước cổ Thăng Long từ góc độ văn bản, đặc điểm nội dung chưa rõ ràng và đủ chi tiết. Đề cương cần dành nhiều hơn nữa để cho người đọc thấy được những thông tin mang tính tổng quan về hơn 300 bản hương ước Thăng Long và đặc biệt là 60 hương ước dự định chọn tuyển. Danh mục dự kiến các hương ước định chọn tuyển cũng cần đưa vào đề cương này.
5. Cần nói cụ thể hơn về các tiêu chí chọn, lý do chọn. Trong số 60 hương ước dự định chọn tuyển cần dự kiến phân bổ theo địa bàn, niên đại, đặc điểm và quy mô của các hương ước… Đề tài dự kiến chọn là hương ước cổ, vậy hương ước cải lương, hương ước xây dựng đầu thế kỷ XX nhưng thể hiện nhiều đặc sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội thì có chọn không?
Đánh giá chung: Đề cương thể hiện được ý tưởng của người biên soạn và thực hiện công trình, cũng đã thể hiện được sự am hiểu sâu sắc đối tượng, mức độ nắm bắt tư liệu tốt, khả thi, tuy nhiên cần bổ sung thêm một số chi tiết trong đề cương như phần góp ý trên.
|
|
TS.Phạm Văn Thắm viết ngày 23/08/2011
1. Sự cần thiết của đề tài
Hương ước là một thuật ngữ mang nhiều nét nghĩa trong đó có nét nghĩa chỉ một loại hình văn bản ghi chép các qui ước của một cộng đồng làng xã phường hội. Hương ước cũng còn được gọi bằng các tên khác như tục lệ, hương khoán, hương lệ, hương biên, khoán bạ, khoán lệ, khoán ước, phong tục, hội ước, dân ước, lệ bạ, điều khoản, điều lệ... nội dung các văn bản này cũng đều ghi lại các qui ước liên quan tới đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội của một làng xã ở nông thôn Việt Nam.
Hương ước Hà Nội chỉ các văn bản tục lệ ghi chép các qui ước của một làng xã, phường hội của Hà Nôi.
Địa giới hành chính của Hà Nội trải qua nhiều lần thay đổi, khi thì được mở rộng, khi thì thu hẹp. Từ ngày 1-8-2008, địa giới hành chính của Hà Nội bao gồm:
a- Đơn vị hành chính cấp quận:
1- Ba Đình, 2- Cầu Giấy,
3- Đống Đa, 4- Hà Đông,
5- Hai Bà Trưng, 6- Hoàn Kiếm,
7- Hoàng Mai, 8- Long Biên,
9- Tây Hồ, 10- Thanh Xuân
b- Đơn vị hành chính cấp huyện:
11- Ba Vì, 12- Chương Mỹ,
13- Đan Phượng, 14- Đông Anh,
15- Gia Lâm, 16- Hoài Đức,
17- Mê Linh, 18- Mỹ Đức,
19- Phú Xuyên, 20- Phúc Thọ,
21- Quốc Oai, 22- Sóc Sơn,
23- Thạch Thất, 24- Thanh Oai,
25- Thanh Trì, 26- Thường Tín,
27- Từ Liêm, 28- Ứng Hòa
c- Đơn vị hành chính cấp thị xã:
29- Thị xã Sơn Tây.
Từ trước tới nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm tới mảng tư liệu này. Đã có một số tuyển tập hương ước được công bố, nhưng xét về số lượng cũng còn rất khiêm tốn. PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí đã chọn và thực hiện công việc sưu tập và biên dịch, nghiên cứu, giới thiệu hương ước Hà Nội (tuyển) viết bằng chữ Hán và chữ Nôm là rất cần thiết, không trùng lặp với các công trình của người đi trước. Kết quả của công trình góp phần giúp cho đông đảo bạn đọc ở Thủ đô, bạn đọc trong và ngoài nước hiểu thêm về lịch sử truyền thống vùng đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
2. Hướng tiếp cận
2.1. Cách tuyển chọn văn bản
Văn bản hương ước của Hà Nội được lưu giữ tại Th¬ư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Thư viện Hà Nội phần lớn được lập hoặc sao chép vào các năm cuối thời Nguyễn. Tác giả đi theo hướng chọn văn bản hương ước cổ gồm các bản khắc trên kim loại, khắc trên bia đá. Đây là cách tuyển lựa riêng biệt của tác giả, không trùng lặp với cách tuyển lựa của người đi trước.
2.2. Cách tuyển chọn nội dung
Nội dung thể hiện trong các văn bản hương ước Hà Nội rất phong phú. Tác giả tuyển chọn, công bố các văn bản hương ước của các làng nghề. Các văn bản hương ước ghi rõ các điều về khuyến học, bảo vệ trị an, các văn bản hương ước mang nội dung giáo dục tư cách đạo đức... Cách chọn các văn bản có nội dung như trên là phù hợp.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện công việc này, tác giả nêu phương pháp thực hiện công việc như: điều tra, sưu tầm các văn bản hương ước được lưu giữ tại các thư viện ở Trung ương như: thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm, thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội, thư viện viện Thông tin khoa học xã hội... kết hợp với việc đi thực tế tại một số địa phương của Hà Nội sau đó tiến hành phân loại, phiên âm, dịch nghĩa, chú giải, viết giới thiệu về nguồn gốc tài liệu và giá trị của mảng tài liệu này. Phương pháp nghiên cứu, qui trình thực hiện công việc, kết cấu cuốn sách với độ dày 1.000 trang khổ 16x24cm như vậy là khoa học và hợp lý.
4. Đề nghị
Hà Nội đang chuẩn bị chương trình kỷ niệm 1.000 năm thành lập. C«ng viÖc su tËp, giíi thiÖu các văn bản hương ước của Hµ Néi do PGS.TS Nguyễn Tá Nhí làm chủ biên lµ mét viÖc lµm rất cần thiết, đặc biệt là Hà Nội đang trong quá trình công nghiệp hóa và ciện đại hóa hiện nay. Tôi đề nghị Nhà xuất bản Hà Nội nghiệm thu bản đề cương Tuyển tập Hương ước Hà Nội của PGS.TS Nguyễn Tá Nhí và tạo điều kiện để công trình được thực hiện đúng tiến độ.
|