Tìm kiếm
Chào mừng bạn đến với trang điện tử của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Sách tư liệu tổng hợp |  Bạn đang ở:Trang chủ » Sách tư liệu tổng hợp
Giới thiệu về sách

Tóm tắt nội dung:

- Thư mục Thăng Long - Hà Nội - Công trình nghiên cứu  là cuốn sách đầu tiên tập hợp rộng rãi và tương đối đầy đủ các công trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Thư mục các công trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội được tập hợp từ các công trình nghiên cứu đã được công bố dưới dạng sách, kỷ yếu hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành và các luận án Tiến sĩ đã bảo vệ gồm cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. 

Đối với mỗi công trình nghiên cứu, cuốn sách giúp người tra cứu có được các thông tin cụ thể:

- Đối với công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng tạp chí: tên tác giả, tên tác phẩm, tên tạp chí, số tạp chí, năm xuất bản tạp chí và số trang bài được đăng.

- Đối với công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng sách, kỷ yếu hội thảo khoa học: tên tác giả, tên sách, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản và tổng số trang sách.

- Cuốn sách cung cấp cho người đọc, đặc biệt là các nhà nghiên cứu Hà Nội những thông tin chỉ dẫn cần thiết và chính xác về các công trình nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội trên tất cả các phương diện: địa lý, hành chính, lịch sử, kinh tế, y tế, thể dục thể thao, khoa học giáo dục, văn học - ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo - tín ngưỡng, nhân vật và di tích lịch sử văn hóa và cách mạng.

- Cuốn sách được chia làm hai phần:

+ Phần thứ nhất: Danh mục các công trình nghiên cứu được xếp theo aphabet

+ Phần thứ hai: bảng tra cứu (Index) được phân loại theo mục lục vấn đề và theo địa danh hành chính.

Chi tiết sách
  • Tác giả:  PGS.TS. Vũ Văn Quân; ThS. Đỗ Thị Hương Thảo (Đồng chủ trì tuyển chọn, giới thiệu)
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất bản Hà Nội 
  • Năm xuất bản:  
  • Tổng số trang:  ước 624 trang
  • Kích thước:  
  • Mã số:  
  Bình luận (9)  
PGS.TS. Hoàng Hồng viết ngày 05/09/2011
1. Đề tài “Thăng Long - Hà Nội: Thư mục công trình nghiên cứu” đã tập hợp được 6014 công trình nghiên cứu của hàng nghìn tác giả trong nước và nước ngoài, khai thác từ rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau, hình thành một tập bản thảo dày dặn bao hàm tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau về Thăng Long - Hà Nội từ xưa đến nay. Có thể khẳng định đây là thành quả lao động công phu, nghiêm túc của nhóm tác giả biên soạn đề tài này. 2. Xem xét kết cấu và các chủ đề tra cứu có thể thấy các tác giả đã tuân thủ nghiêm túc những kết luận của Hội đồng nghiệm thu đề cương họp ngày 24 tháng 8 năm 2009. Phần một của đề tài thống kê các công trình nghiên cứu theo tên tác giả (xếp theo abc). Phần hai là thư mục tra cứu với 10 chủ đề xây dựng từ chính nội dung các công trình được sưu tập. Phần một đề tài cho thấy qui mô to lớn về lượng công trình nghiên cứu, lượng tác giả tham gia nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội (có thể nhận ra những chuyên gia Hà Nội học như Trần Quốc Vượng: 118 bài NC, Nguyễn Vinh Phúc: 95 bài NC... ). Phần hai đã thể hiện rõ mục tiêu chủ yếu của đề tài là tra cứu phục vụ nghiên cứu. Các chủ đề: Địa lý tự nhiên; Địa danh hành chính; Lịch sử; Kinh tế; Y tế , thể dục thể thao; Khoa học giáo dục; Văn học , ngôn ngữ; Văn học nghệ thuật; Nhân vật; Di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng đã bao quát được các lĩnh vực nghiên cứu về Hà Nội và phù hợp với thực tiễn nghiên cứu. Các tiểu mục có kết cấu tương đối hợp lý, phản ánh được nội dung của chủ đề. 3. Các công trình nghiên cứu tập hợp trong đề tài có sự chọn lựa kỹ càng, nghiêm túc, tính chất nghiên cứu của các công trình được thể hiện rõ. Các công trình đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy. Các tiêu chí trình bày, giới thiệu công trình nghiên cứu cụ thể rành mạch và nhất quán. 4. Một số vấn đề trao đổi, góp ý 4.1 Đề tài sẽ đầy đủ và có giá trị hơn đồng thời cũng giúp người nghiên cứu khẳng định được hệ thống kiến thức qua phần tra cứu nếu như có phần trình bày các nguồn khai thác tài liệu. Các nguồn này tuy đã được ghi rõ trong khi trình bày tên công trình nghiên cứu nhưng vì xuất hiện rời rạc nên không mang lại cho người tra cứu một hình dung tổng thể về các nguồn khai thác tài liệu 4.2 Phần thống kê công trình nghiên cứu bằng tiếng Viêt, tiêu chí sắp xếp là theo tên tác giả (thứ tự abc...) gồm tác giả trong nước và tác giả nước ngoài. Tuy nhiên trong phần trình bày, chỉ tác giả trong nước xếp theo tên còn tác giả nước ngoài xếp theo họ. Theo tôi nên trình bày hai nhóm tác giả này thành những phần riêng để tiện theo dõi 4.3 Một số chủ đề trong phần tra cứu quá rộng về nội dung, quá nhiều về lượng bài nên tác dụng tra cứu bị hạn chế. Ví dụ : Chủ đề Thăng Long 502 bài; chủ đề Hà Nội 2962 bài. Những phần này nêú được phân loại thành nhiều vấn đề và phân chia thành nhiều tiểu mục thì việc tra cứu sẽ hiệu quả hơn 4.4 Phần Văn hoá - Nghệ thuật (trong INDEX) bao hàm cả tôn giáo, tín ngưỡng là chưa phù hợp. Nên đặt Tôn giáo - Tín ngưỡng là một chủ đề riêng. Các chủ đề trong phần tra cứu nên đặt số thứ tự để dễ phân biệt. 4.5 Cần chặt chẽ hơn trong phân loại và sắp xếp công trình nghiên cứu theo tiểu mục ở phần tra cứu, nhất là những vấn đề có nội dung liên quan đến nhau ví dụ Dân cư và Lao động; Dân cư và Người Hà Nội... 5. Đánh giá chung: Công trình “Thăng Long - Hà Nội: Thư mục công trình nghiên cứu” được thực hiện công phu, nghiêm túc, có chất lượng tốt, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà đề tài đăt ra. Sau khi chỉnh sửa một số điểm có thể in thành sách và xuất bản.
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi viết ngày 31/08/2011
1. Sau 5 tháng kể từ ngày 16 - 8- 2009 nghiệm thu đề cương với nhiều nhận xét hay và góp ý tốt, hôm nay, bản thảo “Thăng Long - Hà Nội, Thư mục công trình nghiên cứu” đã hoàn thiện. Tập bản thảo gồm hai phần là Thư mục và Index. Phần Thư mục thống kê được 6014 đầu tài liệu nhiều hơn dự kiến ban đầu hơn một nghìn. Phần Index gồm 9 mục chứ không phải là 12 mục như trong đề cương. Như vậy, cho thấy, tập bản thảo này đã chỉnh sửa với nhiều nỗ lực để hôm nay chúng ta có một tập bản thảo theo tôi là rất tốt. 2. Đây là một bản thảo được hoàn thiện rất công phu về nội dung. Phần Index gồm các mục: 1. Địa lý tự nhiên, gồm: Những vấn đề chung; Vị trí địa lý; Địa chất, địa hình; Khoáng sản; Thuỷ văn; Khí hậu; Thổ nhưỡng; Thực vật; Động vật; môi trường; Dân cư; Lao động (12 mục). 2. Địa danh (Hành chính), gồm: Tống Bình; Đại La (La Thành); Thăng Long; Đông Đô; Đông Kinh; Đông Quan; Hà Nội; Quảng Đức/Vĩnh Thuận; Vĩnh Xương/ Thọ Xuân; Ba Đình; Cầu Giấy; Đống Đa; Hai Bà Trưng; Hoàn Kiếm; Hoàng Mai; Long Biên; Tây Hồ; Thanh Xuân; Đông Anh; Gia Lâm; Sóc Sơn; Thanh Trì; Từ Liêm; Những địa danh khác như Kẻ chợ; Tràng An; Hà Thành. 3. Lịch sử, gồm: Những vấn đề chung; Thời kỳ cổ trung đại (Những vấn đề chung; Các nền văn hóa khảo cổ; Thời kỳ dựng nước Hùng Vương - An Dương Vương cho đến thời Nguyễn); Thời Pháp thuộc (từ 1873 đến 1945) (Những vấn đề chung; Kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX; Phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX; Cuộc vận động thành lập Đảng; Cao trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939, 1939 - 1945 và Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội); Thời hiện đại (Những vấn đề chung; Thời kỳ 1945 - 1946; Thời kỳ 1947 - 1954; Thời kỳ 1954 - 1975 (Những vấn đề chung; Kháng chiến chống Mỹ cứu nước; Thời kỳ 1954 - 1965; Thời kỳ 1965-1972; Thời kỳ 1972 - 1975); Thời kỳ 1976-1986 ; Thời kỳ từ sau 1986. 4. Kinh tế, gồm: Những vấn đề chung; Nông nghiệp (Trồng trọt, Ruộng đất; Chăn nuôi; Ngư nghiệp; Lâm nghiệp); Thủ công nghiệp - Công nghiệp (Thủ công nghiệp; Làng nghề; Công nghiệp; Xây dựng; Quy hoạch đô thị; Thương nghiệp và dịch vụ (Nội thương; Ngoại thương; Du lịch; Gaio thông vận tải; Thông tin liên lạc; Tài chính, ngân hàng); Đầu tư; Cơ sở hạ tầng (Điện, cấp và thoát nước) 5. Y tế, Thể dục - Thể thao, gồm: Y tế; Thể dục Thể thao. 6. Khoa học - Giáo dục, gồm: Khoa học (Những vấn đề chung; Khoa học tự nhiên; Khoa học xã hội) ; Giáo dục (Những vấn đề chung; Giáo dục truyền thống; Giáo dục cận đại; giáo dục hiện đại). 7. Văn học - Ngôn ngữ, gồm: Những vấn đề chung; Văn học (Những vấn đề chung; Văn học viết (Báo chí; Địa chí; Phú; Thơ); Tác phẩm; Văn học dân gian (Ca dao - ngạn ngữ - Tục ngữ; Giai thoại; Huyền thoại; Truyền thuyết); Tư liệu - Tư liệu Hán Nôm (Bản đồ; Câu đối - Hoành phi; Đạo sắc; Địa bạ; Gia phả; Hương ước; Minh văn; Ngọc phả; Sắc phong; Thần tích - thần phả; Thư tịch; Văn bia; Xã chí); Ngôn ngữ (Những vấn đề chung; Ngôn ngữ Thăng Long - Hà Nội) 8. Văn hóa -Nghệ thuật, gồm: Những vấn đề chung; Ẩm thực; Trang phục; Đi lại; Nhà ở; Văn hóa tinh thần; Tôn giáo (Những vấn đề chung; Đạo giáo (Đạo Lão); Hồi giáo; Nho giáo; Phật giáo; Thiên chúa giáo; Tín ngưỡng dân gian; Phong tục tập quán; Lễ hội (Những vấn đề chung; Các lễ hội; Trò chơi dân gian; Tiếp xúc và giao lưu văn hóa; Bảo tồn, tôn tạo các giá trị truyền thống); Nghệ thuật (Những vấn đề chung; Kiến trúc nghệ thuật (Những vấn đề chung; Kiến trúc truyền thống; Kiến trúc cận đại; kiến trúc hiện đại; Nghệ thuật tạo hình; Nghệ thuật hội hoạ, Nghệ thuật điện ảnh, Nghệ thuật âm nhạc (Ả đào; Ca trù; Hát cửa đình; Hát xẩm; Múa); Nghệ thuật sân khấu (Chèo; cải lương; Kịch nói; Múa rối; Múa rối nước); Nhân vật (Chung, Người Hà Nội; Nhân vật cụ thể). 9. Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, gồm: Chung; Di tích lịch sử - văn hóa; Di tích cách mạng (Chung; Di tích cụ thể). Tôi cũng đã tra thử và thấy là số thứ tự trong Thư mục thể hiện ở Index khá chuẩn. Rất tốt. 3. Một số điểm cần lưu ý: - Các mục Giáo dục cận đại, Giáo dục hiện đại ở trang 438, tương tự như vậy mục Kiến trúc cận đại; Kiến trúc hiện đại ở trang 446 cần thêm chữ “thời” vào - Giáo dục thời cận đại… để tránh nhầm lẫn giữa nội dung và hình thức của vấn đề. - Cách trình bày các tiết ở phần Index nên thống nhất. Ví dụ: mục Khoa học - Giáo dục; Văn học - Ngôn ngữ; Văn hóa - Nghệ thuật trình bày chưa thống nhất như các mục khác, các tiết nhỏ cần có 1 dấu cộng và 2 dấu cộng ở mục Văn học; Văn hóa - Nghệ thuật. Mục Văn học, Văn hóa - Nghệ thuật hơi khó theo dõi. Đọc đến đây, tôi nghĩ là các mục trong Index được phân cho một số người thực hiện nên còn vài mục chưa nhất quán trong trình bày. - Mục Văn hóa - Nghệ thuật, thiếu mục Văn hóa, chỉ có Nghệ thuật. Sau Những vấn đề chung ở trang 439-440 phải là Văn hóa. Mục Nghệ thuật hội họa, Nghệ thuật điện ảnh, Nghệ thuật âm nhạc ở trang 446 -447 nên bỏ chữ "nghệ thuật", chỉ để Hội hoạ, Điện ảnh, Âm nhạc là đủ. - Mục Thiên chúa giáo ở trang 442 nên mở ngoặc thêm “Công giáo” cho phù hợp với cách gọi thực tế hiện nay và cũng của Ban Tôn giáo chính phủ nữa. - Trong bản thảo này cũng như một vài bản thảo khác của Nxb Hà Nội nên thống nhất ông Vũ Tuân Sán hay Vũ Tuấn Sán. 4. Kết luận. Đây là một bản thảo được hoàn thiện tốt, rất công phu. Phần Thư mục rất tốt, ít lỗi vi tính. Tôi hoàn toàn nhất trí bản thảo sách "Thăng Long - Hà Nội, thư mục công trình nghiên cứu" do PGS.TS Vũ Văn Quân và Th.s Đỗ Hương Thảo làm đồng chủ nhiệm đề tài đưa vào in ấn cho kịp tiến độ.
GS TS Nguyễn Ngọc Cơ viết ngày 31/08/2011
1- Về tính cấp thiết và ý nghĩa của công trình: Đề tài có ý nghĩa khoa học, mang tính thời sự cao, thiết thực phục vụ đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội , Là tài liệu tra cứu cần thiết cho việc tìm hiểu toàn diện trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực như lịch sử, vùng đất, con người thủ đô. Đề tài kịp thời bổ sung cho Tủ sách Thăng Long - Ngàn năm văn hiến một bộ công cụ hữu ích, lần đầu được sưu tập, biên soạn và công bố ở Việt Nam. 2- Nội dung công trình Công trình tập hợp tương đối đầy đủ các nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội được công bố dưới dạng sách, kỉ yếu Hội thảo, các tạp chí chuyên ngành, các luận án Tiến sĩ, bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Công trình cung cấp các thông tin cụ thể về các tác giả, tác phẩm, số hiệu các tạp chí, năm xuất bản và số trang viết được đăng tải. Sách giới thiệu 6014 danh mục tài liệu (tính cho tới trước 1-8-2008), khi Hà Nội có quyết định mở rộng. Công trình cung cấp cho người đọc những thông tin, chỉ dẫn quý báu trong phần Index, gồm các mục: Địa lý tự nhiên, Địa danh (hành chính), Lịch sử , Kinh tế, Khoa học - Giáo dục,Văn học - Ngôn ngữ, Nhân vật, Di tích lịch sử văn hóa và Cách mạng. Với bảng chỉ dẫn trên (được hệ thống hóa và chi tiế đến từng vấn đề cụ thể), độc giả có thể tra cứu các bài viết, các công trình của các tác giả vè các vấn đề mà mình quan tâm, trên cơ sở đó có thể tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu. Như vậy, cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc liệt kê các tài liệu, mà giá trị hơn, là một cuốn sách công cụ để nghiên cứu và giới thiệu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây là một công trình khoa học, bổ ích và cần thiết, vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuốn Thư mục thông thường. Cuốn sách chia làm 2 phần: Phần thứ nhất: Danh mục các công trình nghiên cứu, được xếp theo thứ tự alphabet (tên tác giả) gồm trên 6000 đầu danh mục. Phần thứ hai: Bảng tra cứu (Inddex) được phân loại theo vấn đề. 3- Kết luận: Như vậy, về cơ bản, công trình đã tiếp thu nghiêm túc các góp ý của Hội đồng đánh giá lần trước (tháng 8-2009), đã chỉnh sửa và cải tiến phần biên soạn để tiện cho việc sử dụng. Bản thảo sách đáp ứng những yêu cầu cần thiết về mặt khoa học và độ chính xác. Sau khi biên tập lại (chỉnh sửa về mặt mĩ thuật) có thể xuất bản để phục vụ yêu cầu bạn đọc.
GS TS Nguyễn Ngọc Cơ viết ngày 31/08/2011
1- Về tính cấp thiết và ý nghĩa của công trình: Đề tài có ý nghĩa khoa học, mang tính thời sự cao, thiết thực phục vụ đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội , Là tài liệu tra cứu cần thiết cho việc tìm hiểu toàn diện trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực như lịch sử, vùng đất, con người thủ đô. Đề tài kịp thời bổ sung cho Tủ sách Thăng Long - Ngàn năm văn hiến một bộ công cụ hữu ích, lần đầu được sưu tập, biên soạn và công bố ở Việt Nam. 2- Nội dung công trình Công trình tập hợp tương đối đầy đủ các nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội được công bố dưới dạng sách, kỉ yếu Hội thảo, các tạp chí chuyên ngành, các luận án Tiến sĩ, bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Công trình cung cấp các thông tin cụ thể về các tác giả, tác phẩm, số hiệu các tạp chí, năm xuất bản và số trang viết được đăng tải. Sách giới thiệu 6014 danh mục tài liệu (tính cho tới trước 1-8-2008), khi Hà Nội có quyết định mở rộng. Công trình cung cấp cho người đọc những thông tin, chỉ dẫn quý báu trong phần Index, gồm các mục: Địa lý tự nhiên, Địa danh (hành chính), Lịch sử , Kinh tế, Khoa học - Giáo dục,Văn học - Ngôn ngữ, Nhân vật, Di tích lịch sử văn hóa và Cách mạng. Với bảng chỉ dẫn trên (được hệ thống hóa và chi tiế đến từng vấn đề cụ thể), độc giả có thể tra cứu các bài viết, các công trình của các tác giả vè các vấn đề mà mình quan tâm, trên cơ sở đó có thể tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu. Như vậy, cuốn sách không chỉ dừng lại ở việc liệt kê các tài liệu, mà giá trị hơn, là một cuốn sách công cụ để nghiên cứu và giới thiệu về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Đây là một công trình khoa học, bổ ích và cần thiết, vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuốn Thư mục thông thường. Cuốn sách chia làm 2 phần: Phần thứ nhất: Danh mục các công trình nghiên cứu, được xếp theo thứ tự alphabet (tên tác giả) gồm trên 6000 đầu danh mục. Phần thứ hai: Bảng tra cứu (Inddex) được phân loại theo vấn đề. 3- Kết luận: Như vậy, về cơ bản, công trình đã tiếp thu nghiêm túc các góp ý của Hội đồng đánh giá lần trước (tháng 8-2009), đã chỉnh sửa và cải tiến phần biên soạn để tiện cho việc sử dụng. Bản thảo sách đáp ứng những yêu cầu cần thiết về mặt khoa học và độ chính xác. Sau khi biên tập lại (chỉnh sửa về mặt mĩ thuật) có thể xuất bản để phục vụ yêu cầu bạn đọc.
PGS. TS. Phan Phương Thảo viết ngày 31/08/2011
1. Trước tiên, tôi đánh giá rất cao tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm của nhóm tác giả, vì chỉ sau hơn 5 tháng nghiệm thu đề cương chi tiết, các tác giả đã hoàn thành bản thảo “Thăng Long - Hà Nội:Thư mục công trình nghiên cứu” với hơn 400 trang. 2. Bản thảo công trình đã thực hiện theo đúng những phần mục mà đề cương chi tiết đã xây dựng, thậm chí đã “vượt mức” kế hoạch đề ra (khoảng 5000 đầu tư liệu), trên thực tế đã thống kê được 6014. Đó cũng là một cố gắng rất lớn của nhóm tác giả. 3. Tôi đặc biệt đánh giá cao phần Index của công trình. Tuy chưa tới 40 trang nhưng đây là phần công việc rất công phu, tỉ mỉ, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn. Các phần, mục của Index cũng đã có những chỉnh sửa theo ý kiến đóng góp của Hội đồng nghiệm thu đề cương chi tiết. 4. Một vài trao đổi với nhóm biên soạn: Tôi hơi băn khoăn vì hình như trong phần Index thiếu mất mục các tổ chức chính trị, xã hội. Theo tôi, ngoài các đơn vị hành chính (được gọi là địa danh hành chính) thì còn có xuất hiện các tổ chức như Hội nghề nghiệp, Mặt trận Tổ quốc, ... mà trong phần Index chưa thấy nhắc tới. Đó là do không có bài viết về những đơn vị này hay ban biên soạn còn bỏ sót? Kết luận: Đây là bản thảo sách công phu, nghiêm túc, có chất lượng. Sau khi hoàn thiện một số chỉnh sửa nhỏ có thể xuất bản ngay. Kính đề nghị chủ Dự án phê duyệt và đưa vào kế hoạch thực hiện càng sớm càng tốt.
GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ viết ngày 31/08/2011
1. Về tính cấp thiết của đề tài Đề tài có ý nghĩa khoa học, mang tính thời sự cao, thiết thực phục vụ đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là tài liệu tra cứu cần thiết cho việc tìm hiểu toàn diện về nhiều khía cạnh, nhất là về lịch sử, vùng đất, con người Thủ đô. Đề tài thành công sẽ kịp thời bổ sung cho Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến một bộ công cụ vô cùng hữu ích mà cho đến nay, theo như điều tra của nhóm tác giả, chưa hề có một công trình nào có nội dung tương tự được công bố. 2. Dự kiến về nội dung công trình Công trình sẽ tập hợp rộng rãi tương đối đầy đủ các nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội đã được công bố dưới dạng sách, kỷ yếu Hội thảo, các tạp chí chuyên ngành, các luận án Tiến sĩ đã bảo vệ, bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Đây quả là một công trình đồ sộ, cũng có thể coi là một “bách khoa thư” về Thủ đô ngàn năm văn hiến. Công trình cung cấp các thông tin cụ thể về các tác giả, tác phẩm, số hiệu các tạp chí, năm xuất bản và số trang viết được đăng tải. Đối với các công trình nghiên cứu được công bố dưới dạng sách, kỷ yếu Hội thảo khoa học… dự kiến cũng có các thông tin tương tự. Với khoảng 5000 tên công trình được viết ra (tính cho tới trước 01/8/2008), khi Hà Nội có quyết định mở rộng, công trình (sách) sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin, chỉ dẫn quý báu để có thể tra cứu các vấn đề về địa lý, hành chính, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, y tế, thể dục thể thao, khoa học giáo dục, văn học - ngôn ngữ, văn hóa - nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng, nhân vật, di tích lịch sử văn hóa và cách mạng ở Thủ đô. Ngoài việc liệt kê các tác phẩm, các công trình nghiên cứu có liên quan, đề tài (sách) cũng phân tích, đánh giá những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của các tác phẩm, các công trình đi trước và những vấn đề cần đặt ra trong khuôn khổ nghiên cứu và mục tiêu của công trình. Đây là một việc làm mang tính khoa học, thực sự bổ ích và cần thiết, vượt ra ngoài khuôn khổ của một cuốn Thư mục thông thường. Theo dự kiến, đề tài (sách) sẽ có hai phần chính: Phần thứ nhất: Danh mục các công trình nghiên cứu (khoảng 5000 công trình) được xếp theo alphabet (theo tên tác giả). Phần thứ hai: Bảng tra cứu (Index) được phân loại theo vấn đề và theo địa danh hành chính. Trong đề cương, nhóm tác giả đã liệt kê (chưa đầy đủ) một số mục từ trong bảng tra cứu (nằm trong phần hai) có lẽ mới chỉ là ví dụ. Trong việc sắp xếp các vấn đề ở phần này có lẽ cần rà soát lại cho thật khoa học, ví dụ, khi dùng các thuật ngữ phân kỳ lịch sử với các thuật ngữ cổ, trung đại thì nên có phần cận, hiện đại. Các khái niệm này chỉ là tương đối, không rõ ràng. Vì vậy theo chúng tôi chỉ nên phân kỳ thành các giai đoạn. Ví dụ giai đoạn: Từ đầu đến thế kỷ X, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, từ thế kỷ XV đến XIX… Khi đã giới hạn thời gian đến trước tháng 1/2008 thì các mục từ cũng nên dừng lại ở thời điểm này, ví dụ: nên viết từ 1986 đến 2008 (chứ không dùng khái niệm từ 1996 đến nay (vì “đến nay” là cụm từ chỉ thời gian không xác định). Tên đề tài và tên sách (dự kiến) cũng nên có sự thống nhất, cho dù là hình thức. Trong loại vấn đè 4 có y tế, trùng với các mục trong loại vấn đề 5. Tóm lại đề cương đề tài đã gợi mở nhiều hy vọng cho bạn đọc về một cuốn sách công cụ hết sức lý thú và bổ ích. Tuy nhiên, chúng tôi cũng còn băn khoăn về khối lượng công việc của nhóm tác giả trong khoảng thời gian không nhiều từ nay (trung tuần tháng 8 đến hết tháng 12/2009). Một vấn đề cần đặt ra để dự liệu trước là về các mục tiêu cần đạt được của cuốn sách. Ngoài phần liệt kê các công trình, xếp vào phần tra cứu, lại còn có phần phân tích đánh giá, tồn tại, hạn chế của các công trình đã công bố. Những phần viết như vậy đặt ở đâu trong cuốn sách? Ai sẽ làm và làm như thế nào? Tất nhiên những vấn đề trên chắc đã được nhóm tác giả lên kế hoạch, trù tính cụ thể. Với đội ngũ các nhà khoa học có uy tín, giàu kinh nghiệm và lực lượng cộng tác hùng hậu thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Khoa Lịch sử Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội… hy vọng công trình khối lượng dự tính 800 trang bản thảo, xuất bản thành sách 400-450 trang khổ 16x24 sẽ sớm ra mắt bạn đọc.
TS. Trần Hữu Huỳnh viết ngày 31/08/2011
1. Về mục đích, ý nghĩa và đối tượng phục vụ của đề tài Tác giả đã xác định mục đích, ý nghĩa của đề tài là dạng thông tin thư mục các công trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội đã được công bố như: sách, kỷ yếu Hội thảo khoa học, các tạp chí chuyên ngành và các luận án Tiến sĩ đã bảo vệ gồm tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Đây là thư mục địa chí về Thăng Long - Hà Nội. Thư mục địa chí này trong nghiên cứu lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội về lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa cũng như về tài nguyên và môi trường địa phương. Đối tượng phục vụ: bạn đọc quan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội trên tất cả các phương diện: địa lý, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội… Theo quan điểm của tôi: khi thực hiện làm thư mục mỗi tác phẩm nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, tác giả cần tóm tắt ngắn gọn, cô đọng và mang tính chất thông tin những nét chính nội dung, giúp cho bạn đọc nắm được tác phẩm. Đề tài sẽ mang tính giá trị khoa học và tính thực tiễn. 2. Về phương pháp nghiên cứu Tác giả đã xác định không gian hành chính Hà Nội trước thời điểm 01/8/2008 là phù hợp. Nguồn tài liệu cần khai thác như trong đề cương là cần thiết và mang tính khoa học cao. Hình thức triển khai tiến hành sưu tầm, khai thác nguồn tư liệu và lập danh mục. Xây dựng thư mục (có tóm tắt) các công trình nghiên cứu sắp xếp theo Alphabet (tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và bảng tra cứu (Index) theo mục lục phân loại giúp cho bạn đọc tra cứu là phù hợp và cần thiết. 3. Về kết cấu thư mục “Thư mục tóm tắt về Thăng Long - Hà Nội - Các công trình nghiên cứu” cần có những phần chính: a. Lời giới thiệu b. Phần thư mục c. Hệ thống bảng tra cứu d. Mục lục Phần bảng tra cứu tác giả đã phân loại theo địa lý tự nhiên, hành chính, lịch sử… Như vậy là phù hợp giúp cho người đọc dùng tin dễ tra cứu thông tin. * Những đóng góp về kết cấu - Phần 4: Kinh tế 4.1. Những vấn đề chung 4.2. Nông nghiệp (nên: 4.2.1. Đất đai 4.2.2. Trồng trọt 4.2.3. Chăn nuôi 4.2.4. Ngư nghiệp) Trong phần 4.4. Thương nghiệp và dịch vụ, bỏ 4.4.5. Y tế Phần 4.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng (4.5.1. Đường sá 4.5.2. Hệ thống điện 4.5.3. Hệ thống cấp và thoát nước) - Phần 5: Y tế, Thể dục thể thao, Môi trường. Nên đề cập: Môi trường, Y tế, Thể dục thể thao. 5.1. Môi trường (trong đó: 5.1.1. Các vấn đề chung về môi trường 5.1.2. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 5.1.3. Ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ 5.1.4. Công tác bảo tồn thiên nhiên đã xếp hạng 5.1.5. Thiên tai và phòng chống thiên tai 5.1.6. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) 5.2. Y tế 5.2.1 Y tế ở Hà Nội 5.2.2. Cán bộ y tế 5.2.3. Giáo dục y tế cộng đồng 5.2.4. Vệ sinh lao động, nghề nghiệp, cộng đồng 5.2.5. Điều trị học đại cương 5.3. Thể dục thể thao 5.3.1. Các vấn đề chung 5.3.2. Thể dục: Điền kinh nhẹ như: đi bộ, chạy việt dã…; điền kinh nặng: vật, quyền anh, đấu kiếm… 5.3.3. Thể thao: bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bơi, lặn… - Phần 6: Khoa học - Giáo dục. Nên đề cập Khoa học trước 6.1. Những vấn đề chung 6.2. Khoa học 6.2.1. Khoa học tự nhiên 6.2.2. Khoa học xã hội 6.2.3. Các khoa học khác Sắp xếp như vậy sẽ mang tính logic. Về giáo dục nên phân chia: giáo dục truyền thống, giáo dục hiện đại. - Phần 7: Văn học - Ngôn ngữ 7.1. Những vấn đề chung văn học 7.1.1. Văn học trước Cách mạng tháng 8/1945 (thế kỷ XI - XV; thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XIX; 1858 - 1930; 1930 - 1945) 7.1.2. Văn học sau Cách mạng tháng 8 (8/1945 - 1954; 1954 - 1975; 1975 - 1986; 1986 - nay). 7.2. Những vấn đề chung ngôn ngữ 7.2.1 Chữ viết và các văn tự 7.2.2. Cộng đồng ngôn ngữ (quan hệ cội nguồn, quan hệ khu vực Thăng Long - Hà Nội) 7.2.3. Ngôn ngữ Thăng Long - Hà Nội - Phần 8: Văn hóa 8.1. Những vấn đề chung 8.2. Văn hóa đời sống 8.3. Văn hóa tinh thần - Phần 9: Nghệ thuật 9.1. Nghệ thuật kiến trúc 9.2. Nghệ thuật tạo hình 9.3. Nghệ thuật hội họa 9.4. Nghệ thuật đồ họa 9.5. Nghệ thuật nhiếp ảnh 9.6. Nghệ thuật điện ảnh 9.7. Nghệ thuật âm nhạc 9.8. Nghệ thuật sân khấu Các phần khác tôi nhất trí với tác giả, trên đây là những đóng góp của tôi nhằm hoàn chỉnh “Thư mục Thăng Long - Hà Nội, tập 1: Các công trình nghiên cứu” của tác giả Vũ Văn Quân và Đỗ Hương Thảo chủ biên. Rất mong thư mục trên được thực hiện trong thời gian tới, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Xin trân trọng cảm ơn.
PGS.TS. Hoàng Hồng viết ngày 31/08/2011
1. Đề tài Thăng Long - Hà Nội, Thư mục công trình nghiên cứu có cấu trúc khoa học chặt chẽ. Với kết cấu làm 2 phần, người muốn tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội có thể dễ dàng tra cứu tiếp cận công trình qua tên tác giả hoặc qua hệ thống vấn đề nghiên cứu. Từ kết cấu này còn có thể chỉ ra các chuyên gia nghiên cứu về Hà Nội và những vấn đề được nghiên cứu nổi trội nhất về Hà Nội. 2. Đề tài đã bao quát được tất cả các lĩnh vực nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội. Việc xác định tiêu chí theo không gian hành chính Hà Nội trước thời điểm 01/8/2008 không tính những đơn vị hành chính đã từng là Hà Nội nhưng nay không thuộc Hà Nội hoặc mới sáp nhập Hà Nội là phù hợp với thực tế Hà Nội vốn có rất nhiều biến đổi về địa giới hành chính từ sau năm 1954. 3. Nguồn tài liệu được khai thác như trong đề tài đã nêu là hợp lý vì sẽ lựa chọn được những công trình có giá trị khoa học và mặt khác cũng mang tính khả thi phù hợp với thời gian 6 tháng thực hiện đề tài. 4. Một số vấn đề trao đổi - Việc tập hợp các công trình nghiên cứu theo vấn đề đôi khi gặp khó khăn vì một công trình nghiên cứu có thể có nội dung của một số vấn đề khác nhau, vậy đề tài sẽ xếp công trình này theo một vấn đề hay theo một số vấn đề. - Mục 1: Địa lý tự nhiên, có tiểu mục Dân cư, Lao động → Dân cư, Lao động không thuộc lĩnh vực địa lý tự nhiên. - Mục 3: Lịch sử: + Tiểu mục 3.4. Thời cận hiện đại → bắt đầu từ năm 1945 là không đúng. + Tiểu mục 3.4.6. Thời kỳ từ 1986 đến nay nên đổi lại là Thời kỳ từ 1986 đến 2008 cho đúng với giới hạn thời gian của đề tài. - Mục 6: Khoa học giáo dục: Có các tiểu mục Giáo dục truyền thống, Giáo dục cận đại, Giáo dục hiện đại → Cách thể hiện này không có sự thống nhất về tiêu chí (vấn đề hay thời đại). - Mục 9: Nghệ thuật, có tiểu mục Quy hoạch đô thị → Quy hoạch đô thị có thuộc lĩnh vực nghệ thuật không? 5. Nhận xét chung Đề cương đề tài dược xây dựng công phu, nghiêm túc, kết cấu khoa học, chặt chẽ, có giá trị thực tiễn cao và có tính khả thi.
TS. Nguyễn Thị Phương Chi viết ngày 31/08/2011
1. Tôi nhất trí về mục đích, ý nghĩa của bản đề cương, theo đó nội dung công trình đặt ra mục đích cơ bản là để phục vụ việc tra cứu các công trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội đã được xuất bản (bài tạp chí, sách, kỷ yếu hội thảo, các luận án tiến sĩ) tính đến thời điểm 7 - 2008. Và, số lượng công trình được xây dựng lên tới con số 5 nghìn. Như thế, theo sự tưởng tượng của tôi là rất phong phú. 2. Đây là một bản đề cương được chuẩn bị công phu về nội dung, đầy đủ về kết cấu. Có hai phần chính được thiết kế cho nội dung sách là: 1. Danh mục các công trình nghiên cứu; 2. Bảng tra cứu (Index). 3. Nội dung của phần 2: Bảng tra cứu được phân loại thành 12 mục như trong Đề cương là toàn diện (trong đề cương đánh nhầm 2 lần mục 11, nên chỉ có đến mục 11). 4. Một số điểm cần lưu ý: 4.1. Mục 9.3 ở trang 3 đặt ra mục tiêu: “Phân tích đánh giá những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của tác phẩm, công trình nghiên cứu trước và các yếu tố, các nội dung cần đặt ra ở đề tài này (nêu rõ thành công thì đạt được vấn đề gì)”, theo tôi đây là việc không dễ dàng, nếu thực hiện thì ai đọc, ai thẩm định, ai nhận xét?, hơi khó và phức tạp. 4.2. Mục 1. Địa lý tự nhiên, ở mục 1.11: Dân cư; 1.12. Lao động (Di cư) (tr.5) sao lại xếp vào địa lý tự nhiên. Nếu để hai mục này thì phải thêm từ xã hội, tức là Địa lý tự nhiên- xã hội. 4.3. Mục 4. Kinh tế (tr. 7), nên để Giao thông vận tải thành mục riêng, không nên xếp vào Thương nghiệp và dịch vụ; Mục Y tế sao lại xếp vào Thương nghiệp và dịch vụ, hơn nữa trùng với mục 5 - Y tế, thể dục thể thao, môi trường ở liền sau. 4.4. Mục 5. Y tế, Thể dục thể thao, Môi trường, nhưng chỉ thấy nêu y tế và thể dục thể thao mà không có môi trường. Nên bổ sung mục môi trường. 4.5. Trong đề cương, cần viết cho thống nhất là Những vấn đề chung, không nên viết quá ngắn: “Chung” 5. Kết luận, mặc dù có một số điểm cần lưu ý nêu trên nhưng đây là một bản đề cương được chuẩn bị tốt, đầu tư nhiều công sức, tỷ mỷ, đầy đủ. Tôi hoàn toàn tán thành bản đề cương sách “Thăng Long- Hà Nội, thư mục công trình nghiên cứu” do PGS.TS. Vũ Văn Quân làm đồng chủ nhiệm đề tài.
  • Thời tiết - Tỉ giá
  • Giá vàng
    Tỉ giá