Đưa sự kiện lịch sử liên quan đến Hoàng Sa - Trường Sa vào SGK
Thủ tướng rất ủng hộ kiến nghị
này, hiện nay Hội đang chờ quyết định chính thức từ Thủ tướng Chính phủ và các
bộ ngành liên quan.

GS Phan Huy Lê -
Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam.
Theo GS Phan Huy Lê, các nội dung này chưa có trong chương trình SGK lịch sử là
một thiếu sót đáng tiếc. Trong bất kỳ SGK của đất nước nào, quá trình hình
thành, xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một nội dung bắt buộc phải có
trong môn lịch sử. Chúng ta đã có nhiều cơ sở về mặt lịch sử và pháp lý quốc tế
để có thể khẳng định chủ quyền của 2 quần đảo này. Vì vậy, những kiến thức về
chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa gắn liền với những biến động về “vấn đề Biển
Đông” cần được cập nhật trong sách để khơi dậy tình yêu tổ quốc, ý thức và
trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trong học sinh Việt Nam.
GS Phan Huy Lê cũng cho rằng, sự kiện này cần được trình bày một cách khách
quan và khoa học, nêu lên quá trình lịch sử, các luận cứ lịch sử pháp lý về chủ
quyền biển đảo. Cần lựa chọn tư liệu và cách trình bày cho phù hợp với nhận
thức của học sinh. Nên viết trong nội dung bao quát cả lãnh thổ toàn vẹn và
thống nhất của quốc gia.
GS Phan Huy Lê cũng cho biết, khi đề xuất vấn đề này lên Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng, Thủ tướng cũng nhận định rõ tầm quan trọng của vấn đề chủ quyền biển đảo
cần có trong SGK. Thủ tướng cũng cho rằng Bộ GDĐT cần phối hợp với Bộ Ngoại
giao thống nhất về cấp học, mức độ để đưa rõ vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa khi
tiến hành chương trình đổi mới xây dựng SGK phổ thông sau năm 2015. Định hướng
là bổ sung những nội dung nghiên cứu đã rõ ràng vào sách.
(Theo danviet.vn)