Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 17/01/2014 04:43
Toàn cảnh “Hà Nội học” qua Thăng Long – Hà Nội - Thư mục các công trình nghiên cứu”
Với vai trò trung tâm chính trị - hành chính của đất nước, trải qua hàng ngàn năm, Thăng Long – Hà Nội trở thành nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị tiêu biểu của lịch sử và văn hóa Việt Nam, thành hình ảnh của quốc gia – dân tộc. Trên những ý nghĩa như thế nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội trên mọi phương diện, từ lâu đã thu hút các học giả trong và ngoài nước quan tâm. Với mục đích cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về “Hà Nội học”, đồng thời có được một công cụ tra cứu về lịch sử vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Thăng Long – Hà Nội, PGS.TS Vũ Văn Quân, ThS. Đỗ Thị Hương Thảo và các cộng sự đã biên soạn thành công cuốn sách “Thăng Long – Hà Nội - Thư mục công trình nghiên cứu”.

Cuốn sách này là kết quả của việc phân tích thống kê danh mục hơn 6000 công trình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội. Thăng Long – Hà Nội - Thư mục công trình nghiên cứu là thư mục các nghiên cứu đã được công bố dưới dạng sách, các bài viết đăng trên các tạp chí và kỷ yếu khoa học bao gồm cả các luận án tiến sĩ (trong đó có cả các nghiên cứu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài) tính đến trước ngày 1 tháng 8 năm 2008 – thời điểm Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính.

Với dung lượng hơn 600 trang, ngoài bài viết “Nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội tiền đề hình thành ngành Hà Nội học” cuốn sách gồm hai phần: Phần Thư mục nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội và phần Sách dẫn. Trong bài “Nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội tiền đề hình thành ngành Hà Nội học” bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội. Bên cạnh đó độc giả sẽ biết thêm về tình hình hình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử từ trước Cách mạng tháng Tám đến trước ngày 1/8/1008.

Việc phân biệt thư mục thành hai khối chữ viết là tiếng Việt và tiếng nước ngoài của cả người trong và ngoài nước giúp bạn đọc thấy được sự đa dạng phong phú về số lượng công trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội trong Phần một của cuốn sách này. Đặc biệt chúng ta sẽ thấy được những góc cạnh khác nhau về Thăng Long – Hà Nội được khúc xạ qua con mắt của các học giả nước ngoài. Bên cạnh việc sắp xếp các công trình nghiên cứu theo ba nhóm (nhóm nghiên cứu là sách hoặc luận án tiến sĩ; nhóm nghiên cứu là bài trên tạp chí khoa học và nhóm nghiên cứu là bài kỷ yếu hội thảo khoa học hoặc bài nghiên cứu in trong sách) nhóm biên soạn đã sắp xếp các nghiên cứu theo trật tự Alphabet tên tác giả, cách sắp xếp này giúp độc giả dễ dàng và thuận tiện khi tra cứu. Còn hệ thống sách dẫn trong phần hai sẽ giúp độc giả dễ dàng tìm được tư liệu về Thăng Long – Hà Nội trong 10 lĩnh vực cụ thể như: Địa lý tự nhiên – xã hội; địa danh hành chính; lịch sử; kinh tế; y tế - thể dục - thể thao; khoa học - giáo dục; văn học - ngôn ngữ; văn hóa - nghệ thuật; nhân vật; di tích lịch sử văn hóa cách mạng.

Thăng Long – Hà Nội, với vai trò trung tâm chính trị - hành chính quốc gia cùng bề dày lịch sử hàng ngàn năm đã và đang là một không gian lịch sử -  văn hóa đặc biệt của Việt Nam. Vì thế Thăng Long – Hà Nội là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó lịch sử và văn hóa là hai lĩnh vực chủ yếu. Điều này phản ánh đặc tính nổi bật của vùng đất này đó là tính hội tụ, kết tinh và lan toả của văn hóa Thăng Long – Hà Nội nói riêng của văn hóa Việt Nam nói chung. Có thể nói, với hơn 6000 công trình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội dù chưa thể gọi là đầy đủ trọn vẹn trong nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội nhưng cũng cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ của khu vực lịch sử - văn hóa này đối với các học giả, các nhà quản lý và các đối tượng  khác.

Cuốn sách này đã tập hợp tương đối đầy đủ những công trình của các nhà nghiên cứu đã và đang dành nhiều thời gian và công sức để “cày vỡ” và “thâm canh” trên mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Trong số hàng nghìn người có nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội, trong số hàng trăm người có nhiều nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội, nổi bật lên một số “gạo cội” bởi vai trò tiên phong – khai phá, bởi chất lượng các công trình khoa học công bố được đánh giá cao và bởi đóng góp to lớn trong việc phổ biến tri thức về lịch sử và văn hóa Thăng Long – Hà Nội đến với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Họ có thể là những con người sinh ra lớn lên, gắn bó và dành tình yêu sâu sắc cho mảnh đất này, hay là những con người không sinh ra lớn lên ở nơi đây nhưng lại gắn bó và dành nhiều tâm huyết cho nơi đây. Có thể kể trong số này như: Trần Huy Bá, Trần Huy Liệu, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Vũ Tuấn Sán, Nguyễn Vinh Phúc…

Cuốn thư mục các công trình nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội dừng lại trước thời điểm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, nhưng chắc chắn cuốn sách sẽ dày thêm theo thời gian. Nhưng điều quan trọng hơn cà là sự góp phần to lớn của “Hà Nội học” cho sự phát triển bền vững của đất nước, cho sự phát triển bền vững của thủ đô, với một đội ngũ đông đảo những nhà “Hà Nội học” chuyên nghiệp hơn và một ngành Hà Nội học được phát triển có quy hoạch hơn.

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)