Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ năm, 30/07/2009 09:19
Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án điều chỉnh giá xăng dầu
Doanh nghiệp được quyền tăng hoặc giảm giá xăng dầu theo thế giới và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình mà không cần xin phép. 3 phương án điều chỉnh giá xăng được Bộ Tài chính đưa ra bàn thảo trong cuộc họp sáng nay.
Theo phương án 1, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bình ổn giá bán trước khi áp dụng phương án điều chỉnh căn cứ vào giá thế giới và tự chịu oặc giảm từ 3% đến 12%, doanh nghiệp mới được điều chỉnh giá bán nhưng mức tăng không được vượt quá 50%.trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Nhà nước chỉ can thiệp trong trường hợp giá có biến động bất thường. Nếu các yếu tố cấu thành giá tăng và giảm 3% doanh nghiệp tiếp tục giữ ổn định giá bán lẻ. Trong trường hợp các yếu tố cấu thành giá tăng h

Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã 5 lần được điều chỉnh. Ảnh Hoàng Hà.

Nếu các yếu tố đầu vào tăng trên 12%, doanh nghiệp cũng chỉ được điều chỉnh giá bán lẻ thêm 50%, phần còn lại phải đăng ký với cơ quan quản lý nếu muốn tăng giá lên mức cao hơn. Sau 3 lần tăng giá liên tiếp, giá tiếp tục tăng trên 12% thì Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật...

Phương án 2, Bộ Tài chính đề xuất cho phép doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá theo thị trường trong phạm vi đến 10%. Với cách thức này, doanh nghiệp chỉ được phép tăng hoặc giảm giá bán trong phạm vi nhất định, phần còn lại sẽ được xử lý thông qua quỹ bình ổn giá xăng dầu. Nghĩa là khi các yếu tố đầu vào tăng hoặc giảm dưới 10% các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động quyết định phương án giá. Nhà nước chỉ thực hiện công tác hậu kiểm xem doanh nghiệp có niêm yết giá bán theo quy định hay không.

Trong trường hợp, yếu tố đầu vào tăng khoảng 10-15%, doanh nghiệp được điều chỉnh tăng thêm 60%. Nếu mức tăng này chưa đủ bù cho các khoản lỗ sẽ được hỗ trợ bởi quỹ bình ổn giá và Nhà nước chỉ can thiệp nếu thị trường biến động với nguyên tố đầu vào tăng trên 15%. Nếu giá thế giới giảm mạnh, sau khi trừ đi các khoản chi phí, thuế... doanh nghiệp được quyền giảm giá bán nhưng mức giảm không được thấp hơn giá thành.

Phương án 3, Bộ Tài chính đề xuất các phương thức điều hành giống như phương án 2. Tuy nhiên sự khác biệt ở chỗ biên độ tăng giá được nới rộng hơn ở phạm vi 7 - 12%. Nghĩa là doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá trong phạm vi đến 7%. Nếu tăng 7-12%, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá 60% của giá vốn. Tăng trên 12%, Nhà nước sẽ can thiệp. Phần vốn biến động còn lại sẽ xử lý thông qua quỹ bình ổn giá.

Bộ Tài chính đang nghiêng về phương án 3 vì giá xăng dầu tiệm cận được với giá thị trường thế giới. Thương nhân đầu mối được chủ động quy định giá trong trường hợp tăng hoặc giảm theo định hướng Nhà nước.

Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính - Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng một trong những mục tiêu quan trong nhất của phương án điều hành giá xăng dầu là phải đảm bảo bình ổn giá, ngăn ngừa tác động của thị trường thế giới vào hệ thống giá trong nước, tránh tình trạng “neo giá” cao quá lâu.

Ngoài ra, để tạo yếu tố minh bạch trong quản lý điều hành, Bộ Tài chính cũng công bố công khai công thức tính giá xăng dầu. Căn cứ vào đó, người dân có thể giám sát các doanh nghiệp tăng hoặc giảm giá bán có hợp lý hay không. Ông Thỏa nhấn mạnh "Xăng dầu là mặt hàng nằm trong danh sách bình ổn giá, tác động đến nhiều ngành hàng, lĩnh vực, do vậy, cách thức điều hành luôn được tính toán thận trọng đảm bảo cân bằng lợi ích giữa 3 bên doanh nghiệp - Nhà nước và người tiêu dùng".

Các phương án giá sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ sau khi lấy ý kiến đóng góp từ các bộ ngành và doanh nghiệp.



Theo VnExpress
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)