Ngày 3/3, trao đổi với VietNamNet, ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết:

|
Ông Lê Thanh Hải - Ảnh: C.Quyên |
Hiện
tượng mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc xảy ra có tính chu kì theo mùa. Có
năm rất nhiều, có năm rất ít, song trung bình vào tháng 2 và tháng 3 thì
chu kì này thường kéo dài 15-20 ngày rồi kết thúc.
Tuy nhiên, năm nay hiện tượng mưa phùn, nồm ẩm đang nhiều hơn mức trung bình nhiều năm.
Hiện
tượng này chỉ chấm dứt khi có 1 trong 3 dấu hiệu sau: Thứ nhất là áp
thấp nóng phía Tây mở rộng (như hôm thứ 7 tuần trước trời hơi hửng nắng
ấm áp nên khô ráo hơn); Thứ 2 là có mưa rào và dông mạnh; Thứ 3 là có
gió mùa cường độ mạnh.
Như vậy mới đủ sức xua tan thời tiết như
hiện nay. Tuy nhiên, từ nay tới hết tuần, chưa có dấu hiệu nào trong 3
dấu hiệu trên được thiết lập nên ở thời điểm hiện tại có thể dự báo hiện
tượng nồm ẩm, mưa phùn còn kéo dài ít nhất đến hết tuần này, đến đầu
tuần sau có thể sẽ có diễn biến mới.
Chủ nhật tuần này miền Bắc sẽ
đón một đợt không khí lạnh cường độ yếu, chỉ gây rét nhẹ và làm thời
tiết khô ráo hơn nhưng không đáng kể.

|
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc tiếp tục có mưa phùn, nồm ẩm đến hết tuần (Ảnh: C.Quyên) |
Mưa phùn khá dày ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc sẽ kết thúc khi nào, thưa ông?
Mưa
như hiện nay chỉ xảy ra ở các tỉnh Đông Bắc Bộ và một số tỉnh từ Thanh
Hóa trở vào, còn cách tỉnh phía Tây Bắc Bộ (bên kia dãy Hoàng Liên Sơn)
không có mưa, thậm chí còn có nắng nóng (nhiệt độ có nơi dự báo lên mức
31-34 độ - PV).
Mưa phùn chủ yếu xảy ra vào đêm và sáng sớm và sẽ kết thúc vào đầu tuần sau.
Trong
thời điểm cuối đông, dự báo nhiệt độ miền Bắc sẽ thế nào và còn nhiều
đợt không khí lạnh không? Có hiện tượng thời tiết cực đoan nào cần lưu ý
ở thời điểm này?
Từ thời điểm này trở đi, rét đậm rét hại ở
miền Bắc coi như kết thúc. Trong tháng 3 còn khoảng 3-4 đợt không khí
lạnh tràn về nhưng cường độ yếu (rét nàng Bân, chỉ kéo dài 1-2 ngày rồi
hết).
Ở thời điểm hiện tại, đối với khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ cần
cảnh giác với nguy cơ cháy rừng vì các khu vực này đã bước vào mùa khô,
hạn hán.
Còn với các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là địa phương vùng
núi cao đã bắt đầu phải cảnh giác với mưa đá, dông lốc vì sắp bước vào
giai đoạn chuyển mùa từ lạnh sang nóng dễ gây thời tiết cực đoan. Thời
điểm tháng 3 năm ngoái các tỉnh miền núi phía Bắc đã ghi nhận mưa đá lớn
gây thiệt hại cho bà con.
Xin cảm ơn ông!
(Theo vietnamnet.vn)