Và quốc gia đầu tiên phản ứng đối với cuộc hạ thủy của tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ là đối thủ lâu năm
Pakistan.
Nước láng giềng này cảnh báo cuộc hạ thủy “gây hại” cho hòa bình, ổn
định của khu vực và tuyên bố sẽ có “những biện pháp thích hợp” để duy
trì thế “cân bằng chiến lược” với Ấn Độ.
Vẫn còn quá sớm để đánh giá thành công của Ấn Độ
Tuy nhiên, các nhà phân tích Ấn Độ, lại cho rằng quan ngại của
Pakistan cũng như những lời khen ngợi ồ ạt của báo chí trong nước đều quá sớm.
“Chúng tôi đồng ý đó
là bước đầu tiên mang tính biểu tượng”, Uday Bhaskar, giám đốc Quỹ hàng
hải quốc gia, cho biết. Quỹ này được thành lập để tăng cường an ninh bờ
biển Ấn Độ kể từ sau các cuộc tấn công khủng bố vào Mumbai năm ngoái.
“Nhưng những lời khen
ngợi cũng không phải không đúng ở thời điểm này, bởi giai đoạn hạ thủy
là gia đoạn hết sức khó khăn”, Bhaskar giải thích thêm đất nước láng
giềng Trung Quốc đã phải mất tới 12 năm để xây dựng được một tàu ngầm
hạt nhân đáng tin cậy vào năm 1986.
“Các nhà phát triển
Arihant đầu tiên sẽ phải đảm bảo cho lò phản ứng đạt chuẩn rồi sau đó
là đến bước trồi lên của tàu ngầm. Nhưng thách thức thực sự là khi nó
được thử nghiệm hoàn toàn trên biển”.
Cuối cùng, sẽ còn
nhiều thử nghiệm nữa đối với kế hoạch trang bị 12 tên lửa tầm ngắn đầu
đạn hạt nhân trên chiếc tàu ngầm “Hủy diệt kẻ thù” dài 111m và có thể
đạt tốc độ dưới nước là 44km/h.
“Chúng ta nên hi vọng
vào điều tốt đẹp nhất, nhưng cũng cần phải nhận thức rõ rằng có thể có
một số thách thức khiến chúng ta phải mất thêm một thời gian nữa”.
Tham vọng lớn hơn
“Hủy diệt kẻ thù” là
một phần chính trong chương trình hiện đại hóa quân sự đầy tham vọng
của Ấn Độ. Nước này đã tăng ngân sách cho quốc phòng trong năm tài
chính này lên tới 24%, tức 28,4 tỷ USD.
Cuộc hạ thủy tàu ngầm
diễn ra hai tháng sau khi Ấn Độ trở thành cường quốc Nam Á đầu tiên sở
hữu chiếc Airborne AWACS (có Hệ thống cảnh báo và điều khiển sớm) và
chỉ trước khi nước này bắt đầu thử nghiệm 126 máy bay chiến đầu mới mua
được.