Thị trường bất động sản: Sôi động nhưng không sốt nóng
|
Khu căn hộ và chung cư Ciputra.
Ảnh: Nguyệt Ánh
|
Thế
nhưng đây lại là thời điểm tốt để các chủ đầu tư trong nước mở rộng dự
án, chiếm lĩnh thị phần bằng các phân khúc nhà ở bình dân với chi phí
thấp hơn. Mặt khác, nhu cầu nhà ở phân khúc này rất lớn và đang tăng
mạnh nhờ luồng
tiền từ thị trường chứng khoán (TTCK) "chảy" sang...
Thị trường nhà ở: Sôi động nhờ những dòng
tiền "nóng"
Khi TTCK hồi phục, thị trường nhà ở cũng có dấu hiệu sôi động lại nhờ dòng
tiền
"nóng" từ chứng khoán "chảy" sang. Theo ông Marc Townsend, Giám đốc
điều hành Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE), quý II-2009 đã
chứng kiến sự đảo chiều trong giá chào bán ở tất cả các phân khúc của
thị trường căn hộ sau 4 quý sụt giảm liên
tiếp. Nếu căn hộ hạng sang
tăng nhẹ, khoảng 2%, giá bán ở dự án cao cấp và trung cấp tăng 4-5%,
thì phân khúc căn hộ bình dân có giá bán tăng mạnh, mức 12-30%. Nguyên
nhân tăng giá không chỉ ở số lượng người có nhu cầu mua nhà thực sự mà
cả cánh đầu cơ cũng đã quan tâm hơn đến các dự án nhà ở bình dân. Đặc
biệt, giá bán một số dự án chung cư cũ có vị trí đẹp, được quy hoạch
cải tạo, xây dựng lại trong thời gian tới tăng mạnh nhất.
Mặc
dù có nhiều dự án nhà ở được chào bán, song thị trường nhà ở vẫn được
dự báo nguồn cung thấp hơn nhu cầu trong thời gian tới, bởi ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế làm cho
tiến độ của nhiều dự án bị trễ trong năm
2008 và đầu năm 2009. Tuy nhiên, mức độ được hy vọng không như thời
điểm năm 2006-2007, khi nhiều người phải xếp hàng tranh nhau đặt cọc
mua căn hộ. Mặt khác, nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp
đang được dự báo tăng thêm nguồn cung trong tương lai gần, nhưng số
lượng dự án thực sự được triển khai và thời gian hoàn thành vẫn là câu
hỏi lớn.
Văn phòng cho thuê: Thời điểm quan trọng hơn địa điểm
Theo
đánh giá tổng quan thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội trong quý
II-2009 của CBRE, thị trường văn phòng cho thuê vẫn khó khăn, tác động
của suy giảm kinh tế khiến nhiều công ty thu nhỏ diện tích, dừng mở
rộng kinh doanh. Một dự án mới được khởi bán trong quý II-2009, diện
tích 12.800m2 sàn, tỷ lệ mặt bằng của văn phòng hạng B đã tăng lên 22%,
trong đó 3 tòa nhà được chào thuê từ đầu năm 2009 chiếm quá nửa diện
tích trống. Giá thuê văn phòng hạng B giảm tới 19%, xuống mức trung
bình 26,5 USD/m2/tháng. Với văn phòng hạng A, mặc dù tỷ lệ trống ước
tính khoảng 3%, song giá thuê trung bình cũng giảm còn 46 USD/m2/tháng
(giảm khoảng 6% so với quý trước). Phân khúc nhà ở cho thuê cũng giảm
đáng kể về giá chào thuê, do áp lực thắt chặt ngân sách của khách thuê.
Với mức trung bình 28,77 USD/m2/tháng, giá thuê nhà ở giảm 12% so với
quý trước. Trung tâm thương mại có vị trí trung tâm vẫn có tỷ lệ lấp
đầy hơn 99%, với mức giá khoảng 54 USD/m2/tháng. Trong khi đó, các
trung tâm thương mại ngoài khu vực trung tâm thành phố gặp khó khăn
trong việc giữ khách, dù giá thuê chỉ 34 USD/m2/tháng, song tỷ lệ mặt
bằng trống đã tăng thêm 33% so với quý I-2009.
Thị
trường văn phòng, nhà ở cho thuê trong thời gian tới còn chịu tác động
khi các tòa nhà văn phòng của nhiều đơn vị lớn bắt đầu hoàn thiện. Như
vậy, nhu cầu thuê văn phòng sẽ
tiếp tục giảm, đồng nghĩa tỷ lệ mặt bằng
trống tăng lên. "Đây là thời điểm khách thuê thuận lợi hơn trong đàm
phán hợp đồng, thậm chí hiện tại khách thuê còn được miễn phí trong
những khoảng thời gian nhất định" - ông Marc
Townsend cho biết. Tuy nhiên, với thị trường BĐS còn non trẻ, ngoài yếu
tố địa điểm, yếu tố thời điểm cũng rất quan trọng. Văn phòng có vị trí
tốt, song chào thuê ở thời điểm nền kinh tế ảm đạm, vẫn có thể bị trống
trong thời gian dài...
Những thông tin tích cực
Hàng
loạt dự án hạ tầng tại Hà Nội đã được khởi động. Chẳng hạn, như các dự
án nâng cấp QL 1A đoạn từ Ngọc Hồi đến Cầu Giẽ; đường nối từ cầu Nhật
Tân đến sân bay Nội Bài; đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông... là
những thông tin tích cực với thị trường BĐS. Cơ sở hạ tầng có tác động
lớn đến thị trường BĐS và tâm lý nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn giá
BĐS tại khu vực dự án có xu hướng tăng, khi dự án khởi công.
Nhìn
tổng quan, mặc dù bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, song
kinh tế Việt Nam trong quý II vẫn đạt mức tăng trưởng 4,5%. Mặt khác,
chỉ số CPI được kiểm soát ở mức 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái và lãi
suất cơ bản duy trì ở mức 7% (lãi suất cho vay xấp xỉ 10,5%) bảo đảm
cho nhà đầu tư vay triển khai dự án... là những yếu tố tích cực tác
động đến thị trường BĐS. Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định, với thị
trường tài chính non trẻ và chưa hội nhập quá sâu, Việt Nam có thể đi
qua khủng hoảng với tổn thất không quá nặng nề. Khi nền kinh tế hồi
phục, nhu cầu thành lập công ty mới hoặc mở rộng kinh doanh sẽ kích
thích thị trường BĐS phát triển.
Theo Hà Nội Mới