Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 31/07/2009 09:58
Cách ứng phó với cúm A/H1N1
Để phòng lây nhiễm cúm A/H1N1, nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi từ các nơi công cộng về. Vệ sinh các bề mặt vật dụng, đồ đạc trong nhà bằng dung dịch sát khuẩn để hạn chế virus cư trú

Bệnh nhân cúm A/H1N1 điều trị tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia.

Bất kỳ ai có các triệu chứng đột ngột sốt cao, ho, đau cơ… thì nên chủ động nghỉ làm, hoặc tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các phương tiện giao thông công cộng và nên đi khám, tư vấn ngay tại cơ sở y tế.

Triệu chứng cúm A/H1N1
Người mắc cúm A/H1N1 có triệu chứng tương tự cúm thông thường theo mùa như đột nhiên sốt cao; đau khắp người; đau đầu; mệt mỏi; ho khan; chảy nước mũi; đau họng. Một số người có biểu hiện buồn nôn, nôn và tiêu chảy, nhưng đó không phải là những triệu chứng đặc trưng.

Đặc biệt, một yếu tố rất quan trọng khiến người có triệu chứng trên nên nghĩ tới khả năng bị nhiễm virus H1N1, là mới từ vùng dịch trở về hoặc từng tiếp xúc với bệnh nhân mắc cúm A/H1N1.

Cúm A/H1N1 lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Không chỉ có việc nói chuyện, ho hay hắt hơi khiến virus phát tán qua nước bọt; mà người lành còn có thể bị lây nhiễm virus thông qua sờ, cầm vào đồ vật có chứa virus, rồi lại đưa tay lên mũi, miệng hay mắt.

Virus cúm A/H1N1 dễ xâm nhập vào cơ thể người khác, nhất là khi tiếp xúc với người đang trong 5 ngày đầu phát bệnh. Tuy nhiên, trẻ em và cả người lớn vẫn có khả năng bị lây nhiễm trong vòng 10 ngày.

Cách phòng lây nhiễm
Để phòng lây nhiễm cúm A/H1N1, nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là sau khi từ các nơi công cộng về. Vệ sinh các bề mặt vật dụng, đồ đạc trong nhà như bàn, ghế, điện thoại, sàn nhà… bằng dung dịch sát khuẩn để hạn chế virus cư trú nếu có.

Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc cúm A/H1N1 ở nơi đông người. Nếu buộc phải tiếp xúc với người lạ, đến nơi đông người, thì khoảng cách từ 1m trở lên được các chuyên gia khuyến cáo là giúp hạn chế khả năng lây nhiễm. Đặc biệt, nếu bản thân đang yếu, mệt thì càng cần chú ý hạn chế đến nơi đông người, tiếp xúc người lạ, vì cơ thể đề kháng kém, là lúc virus càng dễ xâm nhập hơn.

Bất kỳ ai có các triệu chứng đột ngột sốt cao, ho, đau cơ… như nêu trên thì nên chủ động nghỉ làm, hoặc tránh tới các nơi công cộng, tránh tham gia các phương tiện giao thông công cộng và nên đi khám, tư vấn ngay tại cơ sở y tế.

Tuy cúm A/H1N1 chủng 2009 đã được khuyến cáo không lây trực tiếp từ lợn sang người, nhưng theo các chuyên gia, vào thời điểm này vẫn nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với động vật ốm. Nên tiêm vaccin cho vật nuôi để tránh lây lan bệnh tật. Nhất là những hộ chăn nuôi tập trung, gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm gần nhà.

Khi cần khám ở đâu, gọi số nào?
Khi nghi ngờ mắc cúm A/H1N1, người dân có thể đến trung tâm y tế dự phòng phường, quận đang cư trú để được tư vấn và đến bệnh viện gần nhà nhất để khám.

Ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Sở Y tế Hà Nội cho biết, tất cả các trung tâm y tế dự phòng và bệnh viện trên địa bàn thành phố đã được tập huấn về phòng tránh và ứng phó khi có bệnh nhân nghi ngờ mắc cúm A/H1N1.

Đặc biệt, trước mắt, Sở Y tế Hà Nội đã thiết lập đường dây nóng tại Bệnh viện Đống Đa để tư vấn, khám và điều trị sớm cho những bệnh nhân nghi ngờ mắc cúm A/H1N1. Đó là ba số điện thoại di động của các bác sỹ lãnh đạo Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đống Đa: Ths Trần Quốc Tuấn, 0913513881 - Trưởng khoa; Ths Phạm Bá Hiền, 0912072459 - Phó trưởng khoa; Ths Nguyễn Thị Bích Vân, 0904035363 - Phó trưởng khoa.

Hà Nội đã chuẩn bị 400 giường bệnh sẵn sàng ứng phó nếu dịch cúm A/H1N1 xảy ra trên diện rộng. Các giường bệnh này chủ yếu tập trung tại Bệnh viện Đống Đa, Xanh Pôn, Bắc Thăng Long, Đức Giang. Các bệnh viện khác chuẩn bị mỗi nơi 10 giường bệnh trong trường hợp cần ứng cứu.

Trong trường hợp cơ quan, đơn vị có người nghi ngờ mắc cúm A/H1N1 hoặc có nguy cơ bị dịch xâm nhập thì có thể gọi cho trung tâm y tế dự phòng phường, quận trên địa bàn, hoặc số điện thoại của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội 04.37332592 để được tư vấn.

Ngoài ra, người dân còn có thể gọi tới đường dây nóng Sở Y tế Hà Nội 04.37333071 hoặc thông báo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) theo số điện thoại đường dây nóng: 0989671115, fax: 04.37366241, Email: baocaodich@gmail.com.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ở đâu có một ca dương tính với cúm A/H1N1 thì được coi là ổ dịch. Vì thế, cần phải tiến hành khoanh vùng, dập dịch ngay, tránh để dịch lan rộng.


Theo Hà Nội Mới
 
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)