* Festival Huế 2000:
Khởi đầu với bao khó khăn bộn bề sau trận lũ lịch sử 1999, song được sự
giúp đỡ của người dân cả nước, Cộng hòa Pháp và ĐSQ Pháp tại Việt Nam,
Festival Huế diễn ra với chủ đề: “Huế- thành phố của nghệ thuật sống”.
Lúc này chỉ có vài chục đoàn nghệ thuật của Việt Nam và Pháp, song lễ
hội kéo dài trong 12 ngày đêm. Thiên tai không làm con người Huế nản
chí, bạn bè thấy được sức sống của một Cố đô trầm tĩnh nhưng vẫn đầy sức
sống và nghị lực vươn lên.
* Festival Huế 2002:
được khởi động bằng trại sáng tác điêu khắc quốc tế như một món quà bạn
bè gửi tặng Huế. 33 đoàn nghệ thuật tiêu biểu đến từ các nước Pháp,
Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia… Lễ hội Áo dài
diễn ra trên cây cầu Trường Tiền lịch sử khiến bạn bè trầm trồ khen
ngợi về quy mô, tầm vóc của đêm thời trang. Nâng chất, nâng lượng,
festival kỳ này được bạn bè đánh giá cao hơn trước, người ta đã ví von
Huế như một TP Festival. Điều đó đã tạo động lực cho những người làm
công tác tổ chức nỗ lực nâng tầm festival.
 |
Festival đánh thức những không gian vốn trầm tĩnh bấy lâu ở Cố đô Huế |
* Festival Huế 2004:
Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, giới thiệu giá
trị nghệ thuật đặc sắc của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung đến bạn
bè quốc tế. Diễn ra trong 9 ngày đêm với festival thơ Huế, lễ hội Tế
Giao, trại sáng tác điêu khắc quốc tế, festival này thu hút 1,2 triệu
lượt người tham dự. Đây là kỳ festival diễn ra trong mưa khiến công
chúng ấn tượng với những cơn mưa Huế.
* Festival Huế 2006:
chủ đề "700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, di sản văn hóa
với hội nhập và phát triển” là nơi gặp gỡ của 44 đoàn nghệ thuật trong,
ngoài nước. Các hoạt động, lễ nghi chốn cung đình được đầu tư bài bản,
sân khấu hóa phục vụ công chúng: Lễ hội Nam Giao, Lễ hội Truyền lô –
Vinh quy bái tổ, Đêm Hoàng cung… Sức hút của di sản văn hóa đã mang lại
cho công chúng nhiều cảm xúc gắn liền với lòng tự hào dân tộc.
 |
Các chủ đề liên quan đến di sản văn hóa được khai thác, thể hiện |
* Festival Huế 2008:
Tiếp tục chủ đề năm 2006, song số đoàn nghệ thuật tham gia kỳ này vượt
hẳn: 62 đoàn trong và ngoài nước. Tiêu chí truyền thống, hiện đại được
giữ gìn, phát triển. Kỳ festival này, yếu tố nhân văn đã thành hình,
festival không chỉ dành cho những người có điều kiện thưởng thức mà đến
gần hơn với trẻ em thiệt thòi. “Hành trình nối dài truyện cổ tích” đã
đấu giá tranh, sản phẩm để lấy kinh phí mổ tim và xây một ngôi trường
cho trẻ em vùng khó khăn.
* Festival Huế 2010:
quy tụ 70 đoàn nghệ thuật Việt Nam và 28 quốc gia đến từ 5 châu lục. Các
điểm nhấn: Hành trình mở cõi, Cuộc thao diễn thủy binh, Hơi thở của
nước cùng với các chương trình đặc sắc khác thu hút 3 triệu lượt người
tham dự. Đêm bế mạc tạo ấn tượng mạng tại sân khấu bãi bồi sông Hương
kèm hiệu ứng pháo hoa, thuyền rồng…
 |
Những chương trình kết hợp pháo hoa khiến sông Hương trong festival luôn rực rỡ, sôi động |
* Festival Huế 2012:
chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ của các
thành phố lịch sử” cũng là một hoạt động của Năm Du lịch quốc gia duyên
hải Bắc Trung Bộ Huế - 2012. Cùng với các lễ hội mang đậm dấu ấn chốn
hoàng cung, chương trình Đêm phương đông, Thiên hạ thái bình, Đêm hoàng
cung… góp phần thu hút 2 triệu lượt khách; trong đó có hơn 80 nghìn lượt
khách quốc tế.
* Festival Huế 2014: nơi tụ hội của các thành phố Cố đô của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, hứa hẹn nhiều chương trình đặc sắc…
 |
Đấu giá tranh lấy tiền mổ tim, tặng quà
cho các cung nữ triều Nguyễn còn lại là những hoạt động mang tính nhân
văn chỉ có ở Festival Huế |