Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ tư, 16/04/2014 04:08
Hoạt động của báo chí ở Điện Biên Phủ
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chưa có chiến dịch nào lại tập trung một lực lượng viết văn, làm báo đông dảo như trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chỉ riêng báo QĐND đã có tới 5 phóng viên dạn dày kinh nghiệm là Hoàng Xuân Tuỳ, Trần Cư, Phạm Phú Bằng, Nguyễn Khắc Tiếp và hoạ sỹ Nguyễn Bích. Việt Nam Thông tấn xã có Hoàng Tuấn; Đài tiếng nói Việt Nam có phóng viên Nguyễn Nhất. Báo Nhân Dân có Thép Mới và Trần Đĩnh; Báo Cứu Quốc có Thái Duy và Chính Yên…
Ngoài ra còn có một số văn nghệ sỹ cũng tích cực tham gia viết báo như các nhà văn Nguyễn Đình Thi, Vũ Cao, Trần Dần, hoạ sỹ Mai Văn Hiến; các nhạc sỹ Đỗ Nhuận, Lương Ngọc Trác; các nhà nhiếp ảnh Triệu Đại, Ngọc Thông; nhà quay phim Tiến Lợi…

Bên cạnh đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp còn có một lực lượng "nhà báo nghiệp dư” đông đảo. Họ là những cán bộ tuyên huấn của các đại đoàn như: Hồ Phương (Đại đoàn 308), Ngọc Tự, Tạ Hữu Thiệu, Ngọc Bằng (Đại đoàn 316), Phác Văn, Lê Nguyễn (Đại đoàn 312)…; hay những cán bộ chính trị như Mạc Ninh, Đoàn Hợp…

Ngoài đội ngũ làm báo "Trung ương”, thì tại mặt trận Điện Biên Phủ còn có một lực lượng làm báo khá đông ở cơ sở hoạt động rất sôi nổi và hiệu quả. Họ là những phóng viên nòng cốt ở các tờ tin của các đại đoàn, trung đoàn. Nhiều người trong số đó về sau này đã trở thành những nhà báo có tên tuổi như Lê Kim, Lục Văn Thao, Nguyễn Trần Thiết, Đỗ Chí, Phạm Thanh Tân…

Lần đầu tiên trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam đã tổ chức được toà soạn báo ở ngay mặt trận. Đó là toà soạn báo QĐND và ban biên tập các tờ tin đại đoàn, trung đoàn tại mặt trận Điện Biên Phủ. Đây cũng là lần đầu tiên ta tổ chức viết báo, in và phát hành báo ngay tại mặt trận.

Để làm được việc này, ta đã phải mất hàng tháng trời để đưa nhà in ra mặt trận, tất nhiên chỉ là những chiếc máy in lăn tay cải tiến. "Đại bản doanh” của cơ quan báo chí và nhà in thời kỳ đầu đặt ở Thẩm Púa về sau di chuyển vào Mường Phăng, gần với cơ quan của Bộ Tư lệnh chiến dịch. Tin tức, bài vở về đều được biên tập và cho sắp chữ ngay, vấn đề gì mới hay chưa rõ thì lập tức cử phóng viên xuống tìm hiểu và lấy thêm tư liệu. Báo in xong vào bất cứ lúc nào là được trao ngay cho đội phát hành chờ sẵn len lỏi tới các chiến hào hoặc chạy đuổi theo các đơn vị đang hành quân đón đầu mà phát.

Mặt trận Điện Biên Phủ thực sự là một trường học mà ở đó những người làm báo được tôi luyện về ý chí, được nâng cao về trình độ nghiệp vụ, trình độ tổ chức, từ đó hình thành nên một phong cách làm báo ở chiến trường rất độc đáo.



(Theo daidoanket.vn)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)