Sách 'xuống đường' để gần gũi hơn với nhân dân
Ngày
Sách Việt Nam năm nay có sự tham gia của nhiều nhà xuất bản, công ty
sách lớn trong cả nước với các sự kiện trung tâm diễn ra tại Văn Miếu -
Quốc Tử Giám và Thư viện Quốc gia tại Hà Nội. Nhân dịp này, TT&VH đã có cuộc trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL)
*
Trong vài năm gần đây để hưởng ứng ngày sách cũng như ngày bản quyền
thế giới 23/4 năm nào chúng ta cũng tổ chức rất nhiều chương trình sách
cũng như tôn vinh văn hoá đọc, nhưng đây là năm đầu tiên mà chúng ta có
quyết định chính thức của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 21/4 hàng năm là
ngày đọc sách của Việt Nam. Thưa bà Nguyễn Thị Thanh Mai, quyết định này
có ý nghĩa như thế nào đối với bà?
*
Trong năm nay, Ngày sách Việt Nam sẽ được tổ chức ở rất nhiều địa
phương trong cả nước với rất nhiều các hoạt động phong phú, đặc biệt Ban
tổ chức đã lựa chọn một không gian mang tính chất cộng đồng tại quảng
trường tượng đài Lý Thái Tổ để tổ chức lễ phát động. Thưa bà, việc này
có ý nghĩa như thế nào?
-
Chúng tôi đánh giá rất cao việc Ban tổ chức chọn quảng trường tượng đài
Lý Thái Tổ làm địa điểm để công bố một sự kiện rất gần gũi với người
dân. Lúc đầu cũng có một số ý kiến chúng ta nên tổ chức ở chỗ này chỗ
kia, bản thân tôi cũng là một người trong BTC và chúng tôi không đồng
tình. Và chúng tôi cho rằng Quyết định về Ngày Sách Việt Nam phải được
công bố tới toàn thể quần chúng nhân dân.
Như
vậy, việc chọn tổ chức công bố tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, không
chỉ là chọn một vị trí trung tâm của Thủ đô mà đây còn là nơi sinh hoạt
cộng đồng của đông đảo nhân dân. Điều đó nói lên thông điệp rằng, sách
nên đến với nhân dân theo nghĩa “xuống đường” để gần gũi hơn với nhân
dân. Và nhân dân, khi xuống đường, có thể cầm lấy sách. Nghĩa là sách
cần trở nên gần gũi chứ không phải ở trong thư viện hay ở một nơi nào đó
mà người ta phải rất khó khăn mới lấy được sách.
*
Nhiều người cho rằng, công chúng ngày nay rất lười đọc sách, số bản
sách bán ra rất ít. Theo bà, nguyên nhân thực sự là do đâu?
-
Qua thực tiễn tôi thấy, nhu cầu đọc sách của người dân Việt Nam chưa
trở thành một nét sinh hoạt hàng ngày, chúng ta chưa có thói quen đọc.
Ngày nay, văn hoá đọc của chúng ta lại đang đứng trước một áp lực rất
lớn vì sự phát triển của văn hóa nghe nhìn.
Cái
chính ở đây tôi muốn đặt vấn đề là nhà trường đã có những bộ môn hướng
dẫn học sinh đọc chưa, đã có những phương pháp thi cử để khuyến khích
học viên phải đọc sách hay chưa? Đó cũng là một trong những nguyên nhân
khiến văn hoá đọc bị suy giảm trong thực tế hiện nay.
Ngày hội Văn hóa đọc năm 2013 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội
Một
điều nữa là vấn đề thời gian. Ngay cả đối với học sinh tiểu học, thời
gian rảnh rỗi của các em để đọc là quá ít, thậm chí là những ngày Hè,
ngày thứ Bẩy, Chủ nhật, các em cũng rất nặng gánh việc học ở trường. Thế
thì thời gian đâu đọc sách?
Thứ
nữa là nhận thức của các bậc phụ huynh trong gia đình - cái nôi đầu
tiên để hướng các em đến việc đọc sách. Tôi có cảm giác nhiều bậc phụ
huynh quan tâm đến đời sống vật chất cho con em mình, cho ăn ngon, mặc
đẹp hơn là xây dựng cho con em mình văn hoá đọc. Chính những điều đó
khiến cho việc đọc chưa trở thành một nhu cầu, một thói quen. Bởi vậy
trong việc hình thành một thói quen đọc, trách nhiệm trước hết là từ gia
đình, xã hội.
*
Ngoài việc các tổ chức, cá nhân đang đưa sách đến người dân thì Nhà
nước đã có những hoạt động, sự hỗ trợ thế nào đối với những người dân ở
vùng sâu vùng xa đang rất thiếu sách?
-
Chúng ta đưa sách về cho bà con, nhưng quan trọng nhất là chúng ta
hướng dẫn bà con đọc như thế nào và thấy vai trò của sách. Còn nếu chúng
ta chỉ mang sách về để đấy thì sách cũng chỉ là những vật vô tri vô
giác thôi.
Để
làm được việc đó, không ai đảm nhận tốt hơn là các cán bộ thư viện và
hệ thống thư viện công cộng. Tôi nghĩ đó là sứ mệnh của người làm công
tác thư viện.
Trong
những năm vừa qua, đặc biệt gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới
của Chính phủ thì hệ thống thư viện của cả nước ở các loại hình thư
viện trường học, thư viện đại học, nhất là thư viện công cộng đã có
những cố gắng, nỗ lực để đưa sách báo về được với bà con.
(Theo thethaovanhoa.vn)