Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 03/08/2009 09:20
Kinh đô - Hồn cốt núi sông ta
Cư dân Việt trên con đường khai thiên, lập địa, ban đầu thường tận dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có, rồi sau đó tiến lên "nhân tạo hóa" một số lãnh thổ đặc thù để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và phát triển lâu dài.

 

Đó là việc tạo nên các không gian nhân tạo và hình thành nên xã hội thành thị. Nằm ở vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng đất Hà Nội mở rộng có đầy đủ các yếu tố để trở thành một đô thị hiện đại có tầm vóc quốc tế...

 

1. Từ thời khắc đầu tiên dừng thuyền ngự ở Hồ Tây, Đức Lý Thái Tổ hình dung ra cảnh tượng để định danh cho kinh đô mới của nhà Lý là "Thăng Long" - Rồng bay lên đã mặc nhiên định vị thế phát triển tất yếu của một kinh đô hùng mạnh.

 

Trải bao thăng trầm lịch sử, nhiều tên gọi, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, gắn liền với thành quả của Cách mạng Tháng Tám 1945. Tiếp đến là những cuộc trường chinh vệ quốc, Hà Nội trở thành "niềm tin, hy vọng", "thành phố hòa bình" và nay đang đổi mới tiến lên hiện đại. Hà Nội đã phá cái thế "nằm bên trong con sông" khi vươn lên phía Bắc để trở thành thành phố có hai bờ sông, trùm sang phía Đông và phía Tây ôm trọn cả xứ Đoài. Một cuộc kiến tạo mới để mở rộng không gian Thủ đô là việc cần thiết và không thể đừng khi hoàn cảnh "bó chân, bó tay" đã ngáng trở không ít những quyết sách lớn..

 

Với sự tính toán có tầm nhìn xa, khi nước ta đạt mức dân số ổn định khoảng 120 triệu người thì Thủ đô có khoảng 10% dân số cả nước, đạt mật độ từ 3.500 đến 4.000 người/km2, tương đương với mật độ dân số ở Thủ đô của một số nước phát triển hiện nay như Pa-ri (Pháp) 3.500 người/km2, Luân Đôn (Anh) 5.100 người/km2, Bec-lin (Đức) 3.740 người/km2, Mát-xcơ-va (Nga) 3.629 người/km2, Tokyo (Nhật Bản) 4.400 người/km2, Bắc Kinh (Trung Quốc) 4.000 người/km2, Kuala Lumpur (Ma-lai-xi-a) 3.120 người/km2. Hiện nay trên thế giới có 17 thành phố và thủ đô có diện tích hơn 3.000km2, trong đó có Hà Nội.

 

Thủ đô giờ dài, rộng hơn bao giờ hết, vững chãi tựa vào dãy núi Ba Vì để nhìn ra sông Hồng, giữ được thế rồng cuộn, hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông dựa núi. Hà Nội giờ đã có một không gian đủ lớn, đủ quỹ đất thuận lợi để xây dựng một không gian đô thị hiện đại bên cạnh một đô thị lịch sử, cổ kính, không chỉ trong thời gian 20 đến 30 năm mà còn cả trong tương lai xa, nơi có môi trường trong lành, cảnh quan đẹp; quỹ đất để phát triển đô thị có nền địa chất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình lớn và không ảnh hưởng nhiều đến đất nông nghiệp. Đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới.

 

2. Thuận lợi là thế nhưng những bài toán của câu chuyện “mở mang lãnh thổ tự nhiên” cũng để lại không ít dư vị mà dưới góc độ xã hội học đô thị bộc lộ nhiều cấn cá. Bài toán phát triển đô thị bền vững xoay quanh bốn khái niệm không cũ mà luôn mới là “điện - đường - trường - trạm” cũng đã đến lúc lỗi thời và có lẽ nên thêm hai thành tố mới là “chợ - chỗ”. Không một kỳ họp HĐND TP nào, “nỗi lòng” của người dân xung quanh những câu chuyện này lại không làm nóng nghị trường.

 

Xin đơn cử, quy hoạch nhà cao tầng phải gắn liền với đường giao thông, đường điện - nước, trường học, bệnh viện... Nhưng dường như “ta” đang quên mất điều đó. Hẳn sẽ thấy ngay rằng, thay vì một đơn nguyên tập thể cũ bị phá đi, nhà đầu tư sẽ xây tại đó một đơn nguyên với diện tích sàn tăng gấp mấy lần. Đồng nghĩa với đó là dân số tăng hơn so với trước đây. Điều này sẽ đối mặt với nhiều tác động chuỗi khác.

 

 
Chạm bạc,  nghề truyền thống lâu đời của kinh đô. Ảnh: Bảo Lâm
Chính chúng ta sẽ phải sống chung với nạn tắc đường, thiếu trường học, bệnh viện, chợ do thiếu quỹ đất. Vô tình hay hữu ý, kế hoạch “giảm tải” sức ép đô thị cho các quận nội thành cũ đang bị “đánh lấn” từng phần. Dĩ nhiên, các nhà đầu tư dù biện hộ thế nào thì với họ mục đích lợi nhuận vẫn là yêu cầu đầu tiên và lúc này đòi hỏi tầm nhìn của nhà quy hoạch. 

 

Kế đến là bài toán môi trường đô thị. Một nghiên cứu mới đây cho thấy tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn rất nhiều so với tốc độ đô thị hóa, chỉ tiêu về hạ tầng giao thông chỉ đáp ứng được khoảng 35-40% nhu cầu. Cụ thể là tại Hà Nội, diện tích đất giao thông chiếm khoảng 7,8%, trong khi đó ở nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới tỉ lệ diện tích giao thông chiếm tới 15-18%. Phương tiện giao thông cá nhân tại các đô thị gia tăng với tốc độ chóng mặt. Việc đô thị hóa làng, xã thành phường hiện còn nặng tính chủ quan, biến khu dân cư làng, xã cũ thành các ốc đảo, khá biệt lập với các khu dân cư mới. Tất cả những vấn đề này tạo sức ép lên hạ tầng môi trường của các đô thị và nó trở thành câu chuyện dài kì chưa biết bao giờ mới chấm dứt.

 

Rõ ràng, công việc trọng đại là mở rộng địa giới đã xong và giờ là lúc giải quyết nó nhằm nâng cao chất lượng đô thị. Bài toán ấy đang đặt lên vai những nhà lãnh đạo các cấp, ngành và không thể không giải quyết, có thể là từng chút, từng chút một. Câu chuyện thiếu quỹ đất để phát triển đồng bộ, hiện đại nay không có lý gì tiếp tục được vin vào...

 

3. Là lẽ thường tình khi ngày vui không nên, ít nên đề cập đến những chuyện còn cấn cá. Nhưng nói như một ai đó thì phải yêu Hà Nội lắm lắm thì mới thế. Âu cũng là mong Thủ đô sớm vượt qua thách thức để có thể sánh vai với các đô thị danh tiếng khắp năm châu, bốn bể khác!

 

Kinh đô - Hồn cốt núi sông ta
01/08/2009 07:24

 

(HNM) - Cư dân Việt trên con đường khai thiên, lập địa, ban đầu thường tận dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có, rồi sau đó tiến lên "nhân tạo hóa" một số lãnh thổ đặc thù để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và phát triển lâu dài.

 

Đó là việc tạo nên các không gian nhân tạo và hình thành nên xã hội thành thị. Nằm ở vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, vùng đất Hà Nội mở rộng có đầy đủ các yếu tố để trở thành một đô thị hiện đại có tầm vóc quốc tế...

 

1. Từ thời khắc đầu tiên dừng thuyền ngự ở Hồ Tây, Đức Lý Thái Tổ hình dung ra cảnh tượng để định danh cho kinh đô mới của nhà Lý là "Thăng Long" - Rồng bay lên đã mặc nhiên định vị thế phát triển tất yếu của một kinh đô hùng mạnh.

 

Trải bao thăng trầm lịch sử, nhiều tên gọi, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, gắn liền với thành quả của Cách mạng Tháng Tám 1945. Tiếp đến là những cuộc trường chinh vệ quốc, Hà Nội trở thành "niềm tin, hy vọng", "thành phố hòa bình" và nay đang đổi mới tiến lên hiện đại. Hà Nội đã phá cái thế "nằm bên trong con sông" khi vươn lên phía Bắc để trở thành thành phố có hai bờ sông, trùm sang phía Đông và phía Tây ôm trọn cả xứ Đoài. Một cuộc kiến tạo mới để mở rộng không gian Thủ đô là việc cần thiết và không thể đừng khi hoàn cảnh "bó chân, bó tay" đã ngáng trở không ít những quyết sách lớn..

 

Với sự tính toán có tầm nhìn xa, khi nước ta đạt mức dân số ổn định khoảng 120 triệu người thì Thủ đô có khoảng 10% dân số cả nước, đạt mật độ từ 3.500 đến 4.000 người/km2, tương đương với mật độ dân số ở Thủ đô của một số nước phát triển hiện nay như Pa-ri (Pháp) 3.500 người/km2, Luân Đôn (Anh) 5.100 người/km2, Bec-lin (Đức) 3.740 người/km2, Mát-xcơ-va (Nga) 3.629 người/km2, Tokyo (Nhật Bản) 4.400 người/km2, Bắc Kinh (Trung Quốc) 4.000 người/km2, Kuala Lumpur (Ma-lai-xi-a) 3.120 người/km2. Hiện nay trên thế giới có 17 thành phố và thủ đô có diện tích hơn 3.000km2, trong đó có Hà Nội.

 

Thủ đô giờ dài, rộng hơn bao giờ hết, vững chãi tựa vào dãy núi Ba Vì để nhìn ra sông Hồng, giữ được thế rồng cuộn, hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông dựa núi. Hà Nội giờ đã có một không gian đủ lớn, đủ quỹ đất thuận lợi để xây dựng một không gian đô thị hiện đại bên cạnh một đô thị lịch sử, cổ kính, không chỉ trong thời gian 20 đến 30 năm mà còn cả trong tương lai xa, nơi có môi trường trong lành, cảnh quan đẹp; quỹ đất để phát triển đô thị có nền địa chất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình lớn và không ảnh hưởng nhiều đến đất nông nghiệp. Đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới.

 

2. Thuận lợi là thế nhưng những bài toán của câu chuyện “mở mang lãnh thổ tự nhiên” cũng để lại không ít dư vị mà dưới góc độ xã hội học đô thị bộc lộ nhiều cấn cá. Bài toán phát triển đô thị bền vững xoay quanh bốn khái niệm không cũ mà luôn mới là “điện - đường - trường - trạm” cũng đã đến lúc lỗi thời và có lẽ nên thêm hai thành tố mới là “chợ - chỗ”. Không một kỳ họp HĐND TP nào, “nỗi lòng” của người dân xung quanh những câu chuyện này lại không làm nóng nghị trường.

 

Xin đơn cử, quy hoạch nhà cao tầng phải gắn liền với đường giao thông, đường điện - nước, trường học, bệnh viện... Nhưng dường như “ta” đang quên mất điều đó. Hẳn sẽ thấy ngay rằng, thay vì một đơn nguyên tập thể cũ bị phá đi, nhà đầu tư sẽ xây tại đó một đơn nguyên với diện tích sàn tăng gấp mấy lần. Đồng nghĩa với đó là dân số tăng hơn so với trước đây. Điều này sẽ đối mặt với nhiều tác động chuỗi khác.

 

 
Chạm bạc,  nghề truyền thống lâu đời của kinh đô. Ảnh: Bảo Lâm
Chính chúng ta sẽ phải sống chung với nạn tắc đường, thiếu trường học, bệnh viện, chợ do thiếu quỹ đất. Vô tình hay hữu ý, kế hoạch “giảm tải” sức ép đô thị cho các quận nội thành cũ đang bị “đánh lấn” từng phần. Dĩ nhiên, các nhà đầu tư dù biện hộ thế nào thì với họ mục đích lợi nhuận vẫn là yêu cầu đầu tiên và lúc này đòi hỏi tầm nhìn của nhà quy hoạch. 

 

Kế đến là bài toán môi trường đô thị. Một nghiên cứu mới đây cho thấy tốc độ phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị chậm hơn rất nhiều so với tốc độ đô thị hóa, chỉ tiêu về hạ tầng giao thông chỉ đáp ứng được khoảng 35-40% nhu cầu. Cụ thể là tại Hà Nội, diện tích đất giao thông chiếm khoảng 7,8%, trong khi đó ở nhiều thành phố tiên tiến trên thế giới tỉ lệ diện tích giao thông chiếm tới 15-18%. Phương tiện giao thông cá nhân tại các đô thị gia tăng với tốc độ chóng mặt. Việc đô thị hóa làng, xã thành phường hiện còn nặng tính chủ quan, biến khu dân cư làng, xã cũ thành các ốc đảo, khá biệt lập với các khu dân cư mới. Tất cả những vấn đề này tạo sức ép lên hạ tầng môi trường của các đô thị và nó trở thành câu chuyện dài kì chưa biết bao giờ mới chấm dứt.

 

Rõ ràng, công việc trọng đại là mở rộng địa giới đã xong và giờ là lúc giải quyết nó nhằm nâng cao chất lượng đô thị. Bài toán ấy đang đặt lên vai những nhà lãnh đạo các cấp, ngành và không thể không giải quyết, có thể là từng chút, từng chút một. Câu chuyện thiếu quỹ đất để phát triển đồng bộ, hiện đại nay không có lý gì tiếp tục được vin vào...

 

3. Là lẽ thường tình khi ngày vui không nên, ít nên đề cập đến những chuyện còn cấn cá. Nhưng nói như một ai đó thì phải yêu Hà Nội lắm lắm thì mới thế. Âu cũng là mong Thủ đô sớm vượt qua thách thức để có thể sánh vai với các đô thị danh tiếng khắp năm châu, bốn bể khác!

 

“Mây mờ lại tan, trời lại sáng/ Đầy thành già trẻ mặt như hoa/Chen vai sát cánh cùng nhau nói/Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta...”. Tác giả những vần thơ hào sảng này là Ngô Ngọc Du, người đã tận mắt chứng kiến sự kiện Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh. Ông đã đặt tên cho bài thơ là “Long Thành quang phục kỷ lược” như để hy vọng một thời phục hưng cho kinh thành Thăng Long xưa đã đến. Và nay cũng là thời điểm để hy vọng một Hà Nội mới vạm vỡ, cường tráng hơn, thỏa ước di nguyện của cha ông và những ai đang hằng ngày, hằng giờ yêu mến, gọi tên Thủ đô trái tim của cả nước: Hà Nội.“Mây mờ lại tan, trời lại sáng/ Đầy thành già trẻ mặt như hoa/Chen vai sát cánh cùng nhau nói/Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta...”. Tác giả những vần thơ hào sảng này là Ngô Ngọc Du, người đã tận mắt chứng kiến sự kiện Hoàng đế Quang Trung đại phá quân Thanh. Ông đã đặt tên cho bài thơ là “Long Thành quang phục kỷ lược” như để hy vọng một thời phục hưng cho kinh thành Thăng Long xưa đã đến. Và nay cũng là thời điểm để hy vọng một Hà Nội mới vạm vỡ, cường tráng hơn, thỏa ước di nguyện của cha ông và những ai đang hằng ngày, hằng giờ yêu mến, gọi tên Thủ đô trái tim của cả nước: Hà Nội.

Theo Hà Nội Mới
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)