HOÀNG SA 4/7: TQ điều thêm tàu chiến ra giàn khoan
Báo cáo của Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết Trung Quốc duy trì lượng lớn tàu với khoảng 119 chiếc để bảo vệ giàn khoan, gồm 46 tàu hải cảnh, 16 tàu vận tải, 16 tàu kéo, 34 tàu cá. Cùng với đó là 7 tàu quân sự.
 |
Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: TTXVN. |
Lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam cũng phát hiện máy bay Y-8X, máy bay chiến đấu J11 và trực thăng của Trung Quốc lượn trên khu vực giàn khoan.
Các tàu của Trung Quốc quanh khu vực giàn khoan vẫn hết sức manh động, ngang ngược và sẵn sàng đâm va, cản phá các tàu của Việt Nam trong quá trình thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền.
‘Muốn hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh’
Sau chiến tranh thế giới lần thứ II trên sóng nước Thái Bình Dương, người Nhật hoàn toàn không nghĩ về chiến tranh. 70 năm về trước, người Nhật hừng hực khí thế khi nói về chiến tranh, nhưng ngày nay họ không còn muốn nhận biết, điều gì đang xảy ra trước mắt họ.
Điều đó bắt đầu từ một sự hoang tưởng, rằng các hành động gây chiến bao giờ cũng bắt đầu từ Nhật Bản, chiến tranh không thể tự nó sinh ra mà không có bàn tay người Nhật, chiến tranh không tự đến từ biển khơi. Câu thành ngữ La Mã cổ đại "Nếu muốn hòa bình - hãy chuẩn bị cho chiến tranh" đã trở thành không được chấp nhận ở đất nước Mặt trời mọc.
TQ chạy đua "chiến tranh bản đồ"
Harry Kazianis - một học giả, biên tập viên kỳ cựu của tạp chí Internet National có trụ sở ở thủ đô Washington cho rằng “cách tiếp cận của Trung Quốc là khởi động chiến tranh bản đồ”.
Chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề khủng hoảng ngoại giao, an ninh, công nghệ quốc tế và địa chính trị tại Đại học Princeton, Ankit Panda cho rằng việc Trung Quốc xuất bản bản đồ mới về bề ngoài có vẻ như không tệ hại bằng những hành động thù địch, khiêu khích gần đây của Bắc Kinh như thiết lập khu nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông liên quan đến tham vọng đoạt quần đảo Senkaku từ tay Nhật Bản và việc đưa giàn khoan Hải Dương 981, tàu, máy bay hộ tống vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, bản đồ 10 đoạn mới ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực Biển Đông, thậm chí cả Ấn Độ.
Ankit Panda cho rằng Bắc Kinh sẽ gặp bất lợi và cản trở lớn hơn bởi tính mơ hồ để Trung Quốc lợi dụng, mở rộng yêu sách không còn nữa, thậm chí còn chưa tính đến phản ứng và hành động của Mỹ, Nhật Bản và ngay cả Nga.
P.V (Tổng hợp)
(Theo tamguong.vn)