Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Chủ nhật, 09/08/2009 08:15
Thành Cát Tư Hãn “trở lại” thảo nguyên Mông Cổ
Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), người từng chinh phục một nửa thế giới trong thế kỷ 13, đã “trở lại” vùng thảo nguyên bao la của Mông Cổ dưới hình hài bức tượng cao 40m được làm bằng 250 tấn thép không gỉ.

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc

20 năm qua, người Mông Cổ đã làm nhiều việc để đề cao niềm tự hào dân tộc, trong đó có hàng loạt công trình tưởng niệm, tôn vinh Thành Cát Tư Hãn, vị hoàng đế Mông Cổ khét tiếng toàn cầu, mà bức tượng khổng lồ nói trên là sản phẩm mới nhất.


Bức tượng  Thành Cát Tư Hãn


Giờ đây Mông Cổ có quá nhiều địa danh và sản phẩm mang tên nhân vật này, từ sân bay quốc tế, trường đại học, khách sạn đến cả bia rượu và thuốc lá... Quốc hội Mông Cổ đang cân nhắc về việc liệu chính phủ có nên nắm lấy độc quyền sử dụng hình ảnh của vị vua chiến trường từng chinh phạt dọc ngang thế giới hay không.

Lòng tôn kính (kèm theo lợi ích vật chất) đối với nhà sáng lập ra một đế chế xuyên lục địa được khởi xướng một cách vội vã vào thời điểm người Mông Cổ đang tìm kiếm sự đồng thuận quốc gia sau thời gian dài chịu sự tác động sâu sắc của các thế lực nước ngoài. Mặc dù bị chạm tự ái dân tộc khi người nước ngoài gắn Thành Cát Tư Hãn với hình ảnh một kẻ khát máu gây nên cái chết của muôn vạn sinh linh khắp thế giới nhưng người Mông Cổ vẫn nắm bắt cơ hội để tạo lại “thương hiệu” của ông và đất nước mình, sau một thời gian dài bị lu mờ trước các quốc gia láng giềng khổng lồ là Nga và Trung Quốc.

 
Hình ảnh mô tả cảnh sinh hoạt của một gia đình quý tộc ở  Mông Cổ thế kỷ 13

Bức tượng cao 40m nói trên được đặt trong công viên chủ đề về Thành Cát Tư Hãn. Đây có lẽ là công trình tốn kém nhất nhằm thể hiện niềm tự hào về người sáng lập đế quốc Mông Cổ. Công ty du lịch Genco đã chi 4,1 triệu USD để làm bức tượng này. Quần thể công viên còn có nhiều nhà hàng và cửa hiệu bán đồ lưu niệm cùng 200 lều trại để du khách có chỗ nghỉ ngơi. Trong lòng chân tượng là tòa nhà lớn hai tầng, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng phiên bản chiếc xe ngựa bằng vàng huyền thoại của Thành Cát Tư Hãn hay quan sát cách nấu ăn của người Mông Cổ từ thế kỷ 13 - chủ yếu sử dụng thịt ngựa. Công ty Genco khẳng định rằng nơi tượng Thành Cát Tư Hãn “ngự” bây giờ chính là địa điểm mà khoảng 700 năm trước đã “phát lộ” chiếc xe ngựa bằng vàng và đây được coi là điềm lành báo trước sự thành công của các cuộc chinh phạt mà vị hoàng đế Mông Cổ tiến hành.

Chẳng có chứng cứ nào cả, nhưng hơn hai triệu người Mông sẵn sàng tin như thế. Giống như Thành Cát Tư Hãn, công ty Genco đang nuôi mộng mở rộng “đế chế” của mình. Đi xa Công viên quốc gia thế kỷ 13 nhiều dặm, du khách còn có thể uống sữa ngựa lên men, quay khung cửi dệt len và xem buổi hành lễ của pháp sư. Ông Damdindorj Delgrma ,

Giám đốc điều hành của Genco, nói: “Đây là niềm tự hào quốc gia. Người Mông Cổ rất hạnh phúc khi nhìn thấy bức tượng này và du khách khắp thế giới có thể tới đây để tìm hiểu lịch sử đất nước chúng tôi”.

Thăng trầm hình ảnh Thành Cát Tư Hãn

Thành  Cát Tư  Hãn
Trong nhiều thế kỷ qua, danh tiếng của Thành Cát Tư Hãn lúc thăng, lúc trầm. Ban đầu, ông được người Mông Cổ tôn sùng là nhà thao lược quân sự lỗi lạc, người đã thống nhất các bộ lạc đang quyết tử với nhau để lập nên đế chế lớn nhất thế giới thời đó. Sinh ra dưới cái tên Thiết Mộc Chân, ông đã được thần thoại hóa thành một vị pháp sư trước khi được các nhà tu hành Phật giáo tôn là hiện thân của một vị thần, hậu duệ của các nhà vua Ấn Độ và Tây Tạng.

Theo Christopher P. Atwoodgiáo sư ở Đại học Indiana, Bloomington (Mỹ) - thì vào đầu thế kỷ 20, người Mông Cổ tái khẳng định vai trò của Thành Cát Tư Hãn là một chiến binh vĩ đại trong cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc và xem ông như một biểu tượng quốc gia. Tuy nhiên, vào năm 1949, do ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng và trào lưu chính trị trong nước, hình ảnh của Thành Cát Tư Hãn lại bị xét dưới lăng kính là kẻ tàn bạo khôn cùng. Các lễ nghi tôn vinh di sản của Thành Cát Tư Hãn bị bãi bỏ, con tem in chân dung ông cũng bị hủy... Tuy nhiên, “ngày nay người Mông Cổ không chỉ muốn coi Thành Cát  Tư Hãn đơn thuần là một vị anh hùng dân tộc, gói gọn trong quy mô quốc gia. Họ muốn thấy vai trò của ông ở tầm cao hơn rất nhiều” - Atwood nhận định.

 
 
(Theo Thethaovanhoa.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)