Tại Việt Nam: Đã có 50% bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 khỏi bệnh, được ra viện
Như
vậy, tính đến nay nước ta đã có 1.158 trường hợp dương tính, 1 ca tử
vong. Số bệnh nhân đã ra viện là 635; 523 trường hợp còn lại hiện đang
được cách ly, điều trị tại các bệnh viện, cơ sở điều trị, giám sát cộng
đồng trong tình trạng sức khỏe ổn định, không có biến chứng nặng.
Chiều
cùng ngày, bác sỹ Nguyễn Văn Tòng, Giám đốc Bệnh viện quận 6, TP Hồ Chí
Minh đã xác nhận 3 công nhân của Công ty TNHH XD-TM-DV Hoàng Sở (trụ sở
tại phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) có kết quả dương tính với
cúm A/H1N1 và đã được chuyển qua Bệnh viện quận 7 để
tiếp tục điều trị. Phòng Y tế quận Bình Tân đã
tiến
hành phun hóa chất diệt khuẩn khu vực công ty và giám sát tình hình sức
khỏe các công nhân còn lại. Đáng lưu ý, sáng 9-8, rất nhiều phóng viên
đã đến Công ty Hoàng Sở hỏi thăm tình hình sức khỏe các công nhân mắc
bệnh nhưng lãnh đạo công ty phủ nhận sự việc, khẳng định "không có công
nhân mắc bệnh". Bảo vệ còn không cho các phóng viên vào trụ sở công ty
và sử dụng những lời lẽ thô tục trong đối thoại.
Trong
tình hình dịch có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng ở nhiều tỉnh, thành
phố, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi người dân hãy tự bảo vệ mình
và chủ động phòng bệnh bằng cách thực hiện tốt những khuyến cáo sau
đây: Thứ nhất, hãy dùng khăn giấy để che miệng và mũi lại khi ho hoặc
hắt hơi, không ho, hắt hơi vào bàn tay. Bỏ khăn giấy vào thùng rác có
nắp đậy rồi rửa tay bằng xà phòng, sát trùng tay với dung dịch có chứa
cồn ngay lập tức. Trường hợp không có khăn giấy, có thể dùng khăn vải,
nhưng chỉ cho riêng mình và phải giặt sạch phơi nắng hằng ngày. Thứ
hai, khi thấy người sốt và ho, có khả năng bị nhiễm cúm A, bạn hãy đeo
khẩu trang (loại khẩu trang y tế 3 lớp và bán thấm) để ngăn chặn sự
phát tán nguồn bệnh sang người khác. Còn nếu đang khỏe mạnh thì chỉ khi
nào phải đi vào vùng có nguy cơ lây nhiễm cúm hoặc
tiếp
xúc với người đang nghi ngờ hay đã xác định mắc cúm A/H1N1 mới cần đeo
khẩu trang y tế như trên để phòng bị lây bệnh, không cần thiết phải
mang khẩu trang mọi lúc, mọi nơi. Loại khẩu trang đặc biệt có độ lọc
cao (N95, N97, N100) chỉ dùng cho đối tượng nhân viên y tế trực
tiếp
chăm sóc người bệnh có nguy cơ hít phải các hạt khí dung có chứa
vi-rút. Nếu không có khẩu trang bên mình, bạn hãy đứng cách xa người
bệnh trên 1m. Không nên dùng khẩu trang y tế chuyên dụng N95 cho cả mùa
cúm vì dùng lâu ngày vi khuẩn sẽ bám đầy khẩu trang. Với khẩu trang y
tế thông thường (màu xanh nhạt), chỉ nên dùng một lần, trong khoảng
thời gian tối đa là một ngày. Thứ ba, cửa sổ, cửa ra vào nhà ở cũng như
phòng làm việc tại cơ quan cần mở thông thoáng, hạn chế dùng máy lạnh
(nhất là máy lạnh trung tâm), hạn chế tập trung ở những khu vực không
khí không thông. Biện pháp này sẽ làm pha loãng và giảm nồng độ vi-rút
trong không khí.
Ngoài 3 khuyến cáo trên, mọi người lưu
ý không nên tự mua thuốc Tamiflu để uống phòng, vì không phải ai mắc
cúm cũng phải dùng đến thuốc, dùng không theo chỉ dẫn dễ bị kháng
thuốc. Nếu đang khỏe mạnh, dù có
tiếp xúc với nguồn bệnh và người đang
nghi ngờ mắc hoặc đã mắc cúm A/H1N1, bạn cũng chỉ cần theo dõi sức khỏe
của mình trong vòng 7 ngày sau khi
tiếp xúc, khi có ho, sốt thì đến cơ
sở y tế để khám và tư vấn điều trị.
Theo Hà Nội Mới