Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ hai, 04/08/2014 04:39
"Tôi nghe tôi hát", cuốn tự truyện của một chiến sĩ cộng sản kiên trung

"Tôi nghe tôi hát" (NXB Hội Nhà văn và Phương Nam Book) là nhan đề cuốn tự truyện của cựu nữ tù chính trị Trần Duy Phương. Tuy mới được ra mắt công chúng nhưng cuốn sách đã chinh phục người đọc, nhất là thế hệ trẻ bởi sự chân thực, sâu sắc, thể hiện ý chí ngoan cường của người chiến sĩ cộng sản kiên trung trong lao tù của đế quốc.


Trần Duy Phương quê ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, là hậu duệ của nhà yêu nước Trần Cao Vân và Tổng đốc Hoàng Diệu. Cha bà từng giữ chức Chủ tịch huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam trong thời kháng chiến chống Pháp cho đến sau năm 1954 thì bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt và đày ra Côn Đảo.

Cuốn tự truyện "Tôi nghe tôi hát".

Căm thù sự áp bức của chế độ ngụy quyền, ngay từ khi còn học ở Trường Trung học Trần Quý Cáp (Hội An, Quảng Nam), cô bé Trần Duy Phương đã tham gia bãi khóa. Rồi sau đó, như lẽ tự nhiên, bà thoát ly để đi làm cách mạng. Nhưng không may, vào ngày 7-10-1968, đơn vị của bà bị địch bao vây, bà bị trúng đạn và bị liệt cả hai chân khi tuổi đời còn rất trẻ. Dù chịu nhiều đau đớn về thể xác nhưng bà một lòng tin ở cách mạng, cho đến ngày trao trả tù binh năm 1973.

Trong cuốn sách, ấn tượng nhất là phần 4 với tiêu đề “Thương tật và những ngày ngục tù”. Đó là những trang ghi lại hành trình trên các nhà tù thực dân của nhân vật từ Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ đến Lộc Ninh; những đau đớn về thể xác của Trần Duy Phương phải trải qua nhưng kiên quyết không khai, không chấp nhận ra tù bằng ký giấy chiêu hồi... Trần Duy Phương đã thành công khi khắc họa thủ đoạn thâm độc của kẻ địch dùng “tù trị tù” nhằm lung lạc ý chí chiến đấu của người tù cách mạng nhưng chúng không sao khuất phục được người cộng sản.

Với dung lượng hơn 200 trang, cuốn sách "Tôi nghe tôi hát" giúp độc giả có thể phần nào hiểu được ý nghĩa sâu sắc về tiếng hát. Nó là tiếng hát của niềm tin, của lòng yêu nước và ý chí quật cường, kiên trung của một thế hệ lớn lên trong xiềng xích nô lệ và bom đạn chiến tranh. Điều đáng quý ở đây chính là phẩm chất của người chiến sĩ với ý chí, nghị lực hiếm có, vượt qua chính mình để chiến thắng bản thân và chiến thắng kẻ thù.

Bài và ảnh: LÊ THẢO

(Theo qdnd.vn)

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)