Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ sáu, 15/08/2014 11:02
“Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội” – Công trình tổng kết kiến trúc Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến

Sáng ngày 14/8/2014, Ban Quản lý Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến tổ chức nghiệm thu đề cương chi tiết đề tài “Kiến trúc Thăng Long Hà Nội” do KTS. Lê Văn Lân chủ biên. Trong cơ cấu đề tài của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, “Kiến trúc Thăng Long Hà Nội” là một trong những đề tài được chờ đợi trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Với đội ngũ các nhà kiến trúc sư nổi tiếng, rất am tường kiến trúc Hà Nội, có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm lâu năm trong nghề đảm nhiệm, cuốn sách này được biên soạn, xuất bản sẽ là một tài liệu quý, có giá trị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và tìm hiểu về kiến trúc Thăng Long. Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của đề tài, thống nhất thông qua đề cương chi tiết để nhóm tác giả sớm triển khai biên soạn theo yêu cầu của Tủ sách.

 

Hơn một nghìn năm kể từ khi Lý Công Uẩn định đô, Kinh thành Thăng Long đã chứng kiến bao đổi thay và thăng trầm cùng với đất nước và thời đại. Vùng đất thuộc châu thổ sông Hồng – nơi được chọn là trung tâm của đất nước, đầu mối tiếp xúc với lân bang, kẻ sĩ, kẻ chợ, thương nhân, thợ thuyền… bị thu hút về đây góp sức xây dựng một kinh kỳ sầm uất. Kiến trúc là sản phẩm của xã hội. Theo KTS. Nguyễn Tấn Vạn: Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội nào sẽ sản sinh ra kiến trúc tương ứng. Có thể nói, đối với Thăng Long – Hà Nội, kiến trúc luôn gắn với vận mệnh Thủ đô và đất nước, chịu nhiều biến động và thăng trầm. Trải qua mỗi chặng đường, qua thời gian, qua những cuộc chiến chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc và thời kỳ bị chiếm đóng, xâm lăng, cùng nhiều tinh hoa kiến trúc từ bên ngoài được du nhập và được Việt hoá để trở nên gần gũi, thân quen.


Kiến trúc sư Lê Văn Lân chủ biên đề tài “Kiến trúc Thăng Long Hà Nội”. Ảnh: V.Chiến.

Trong buổi nghiệm thu đề cương chi tiết đề tài sáng ngày 14/8/2014, Hội đồng nghiệm thu gồm các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về kiến trúc và văn hoá, nghệ thuật đánh giá cao giá trị và ý nghĩa của đề tài về mặt khoa học và thực tiễn, cho rằng về cơ bản định hướng cấu trúc sách thể hiện là tương đối hợp lý. Tuy nhiên chủ biên cần xác định rõ mục đích cụ thể của đề tài để xây dựng nội dung với bố cục logic, chặt chẽ đảm bảo tính khoa học nhưng ngôn ngữ và cách diễn đạt phải phổ thông, đại chúng để phục vụ đông đảo đối tượng bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về Thăng Long – Hà Nội. Hội đồng nghiệm thu đã góp ý cụ thể, chi tiết từng nội dung của đề cương.
 
 

Về mục đích và cách tiếp cận vấn đề, hướng triển khai của đề tài, theo nhận xét của GS.TS. KTS. Nguyễn Lân cần phải quan tâm đúng mức mối quan hệ giữa kiến trúc công trình và quy hoạch đô thị. Theo ông, với tên “Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội” độc giả sẽ hy vọng hiểu sâu về kiến trúc công trình còn vấn đề quy hoạch tuy có mối quan hệ hữu cơ với kiến trúc công trình nhưng các nhà quy hoạch đô thị cũng đang biên soạn tập sách về quy hoạch, do đó ở đề tài này nên nghiên cứu chủ yếu vào phần kiến trúc công trình với các đề mục nêu ra từ chương I đến chương V có thể viết sâu hơn.
 

 
Về bố cục, với kết cấu đề cương hiện tại là hợp lý, mỗi chương mục có các mục khác nhau, được sắp xếp và thuyết minh khá hợp lý. Nhìn chung, các chương đã cố gắng trình bày khái quát đầy đủ về lịch sử kiến trúc Thăng Long – Hà Nội qua các thời kỳ, tuy nhiên theo Hội đồng nghiệm thu tác giả nên cân nhắc sửa lại các tên chương mục phân kỳ theo thời gian không nên phân kỳ theo lịch sử.


Các thành viên trong hội đồng nghiệm thu thảo luận và đóng góp ý tại phiên họp. Ảnh: V.Chiến.
 
 

Đánh giá và nhận xét về đề cương, Nhà báo Nguyễn Kim Sơn - Tổng Giám đốc - Tổng Biên tập - Trưởng ban Quản lý dự án cho biết đây là đề tài cần thiết và có giá trị trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, ở giai đoạn I của Tủ sách do điều kiện về thời gian, kinh phí nên chưa thực hiện được. Trong khuôn khổ cơ cấu đề tài của Tủ sách giai đoạn II, với yêu cầu cần có một công trình tổng kết 1000 năm kiến trúc Thăng Long – Hà Nội, KTS. Lê Văn Lân một người có nhiều tâm huyết, trăn trở với kiến trúc Hà Nội đã đảm nhận công trình này. Với những ý kiến xác đáng của Hội đồng, cái khó cho nhóm biên soạn là tổng kết 1000 năm trải dài chỉ với 300 trang sách, do đó ông nhất trí với kết cấu mà nhóm biên soạn xây dựng, nên phân kỳ theo thời gian sẽ đại chúng và tổng quan hơn. Với tâm huyết và trách nhiệm của chủ biên cùng cộng sự là những chuyên gia kinh nghiệm nghiên cứu về kiến trúc sẽ có cái nhìn tổng quan, đánh giá kiến trúc đang tồn tại, những giá trị kiến trúc, công trình đang dần bị phá huỷ và cảnh báo để các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý và nhân dân của Thành phố thấy được thực trạng kiến trúc. Để có ý thức bảo tồn giá trị kiến trúc truyền thống, dân tộc.
 

 
 

Với những gợi ý cụ thể, thiết thực, chủ biên tiếp thu và cân nhắc lựa chọn những nội dung phù hợp đảm bảo mục đích của đề tài.
 

 
Đề cương chi tiết đề tài “Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội” được Hội đồng nghiệm thu thông qua và đề nghị chủ biên chỉnh sửa và sớm hoàn thiện đề cương chi tiết để biên soạn theo đúng yêu cầu của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn khi tổng kết kiến trúc Thăng Long – Hà Nội một nghìn năm. Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, “Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội” sẽ là cuốn sách tiếp theo cuốn “55 năm kiến trúc Hà Nội” của KTS. Lê Văn Lân đã được xuất bản năm 2010 nhân dịp nghìn năm Thăng Long. Với nội dung cuốn sách cung cấp sẽ là tài liệu giảng dạy tốt cho các trường đại học về chuyên ngành kiến trúc, đồng thời là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu kiến trúc Hà Nội và kiến trúc Việt Nam, hơn nữa, cuốn sách còn là một công cụ cần thiết cho công tác bảo tồn và kế thừa di sản lịch sử và văn hoá của Thủ đô Hà Nội.
 
 
Trần Huy
 
(Nhà xuất bản Hà Nội)

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)